404. An ninh công an VN: “Thanh bảo kiếm liệu đã bị mẻ cùn”?

Nguyễn Hữu Vinh

Gửi cho BBC từ Hà Nội

  • 41 phút trước

Dù đã ra khỏi ngành Công an Việt Nam 20 năm qua, trong đó có 5 năm “trở lại”, ở giữa lòng nó – nhưng ở vai tù nhân – tôi vẫn không ngừng để mắt tới và mong muốn nó phải được thay đổi mạnh mẽ.

Trong 2 năm rưỡi tạm giam ở B14, tôi đã có 30 lá đơn khiếu nại về việc bắt, giam, truy tố tôi, trong đó đề cập cả nhiều sai trái, yếu kém của các lãnh đạo ngành công an trong nhiều năm mà tôi chứng kiến, trực tiếp biết được. Tiếc rằng những nội dung đó không đến được các cấp lãnh đạo Đảng mà lẽ ra chúng phải đến.

Anh Ba Sàm và những chuyện trong tù nay kể lại

Anh Ba Sàm: Ngày về của ‘một tù nhân bận rộn’

Hai năm rưỡi tiếp theo, tại Trại 5, tôi cũng liên tục kiến nghị, góp ý với Trại, với Tổng cục 8 để sửa những yếu kém trong chế độ giam giữ tù nhân.

Riêng trong bài viết này, chỉ tạm tóm lược một số vấn đề tôi cho là cốt tử, liên quan tới NĂNG LỰC của ngành công an, cần phải thay đổi.

Nếu không, thay vì dành toàn lực bảo vệ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên của người dân, thì lực lượng công an – (ngoài những gì nó đã làm được) – sẽ vẫn tiếp tục như một thứ cản trở rất lớn, từ phát triển kinh tế, văn hóa, cho tới các quyền tự do dân chủ của người dân, và dẫn tới gây nguy hại cho bộ máy chính trị.

Ưu tiên biến thành kiêu binh

Đầu tiên, xin khái quát một chút về Lực lượng công an từ lâu được Đảng CSVN ban cho danh hiệu “Thanh bảo kiếm của Đảng”.

Rồi mười mấy năm nay, ngành này có một khẩu hiệu riêng: “Còn Đảng thì còn mình” và đất nước đang thời bình, nên quyền lực công an hơn hẳn quân đội.

Các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng, Phó thủ tướng thường trực, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức trung ương đều có người từng là công an lâu năm hoặc từng qua ngành này.

Nhưng một khi quyền lực quá lớn, thiếu cơ chế kiểm soát, mà tri thức, năng lực, phẩm chất lại yếu thì rất dễ nẩy sinh nhiều hệ lụy khôn lường.

Trên tất cả các diễn đàn, từ báo chí, tới Quốc hội, công việc của các ngành khác cùng các cấp lãnh đạo đều ít nhiều được đem ra bàn luận, chất vấn, phê phán.

Riêng với ngành công an thì hầu như không có chuyện đó; đơn giản vì nó là ‘Thanh bảo kiếm của Đảng’. Đảng Cộng sản không muốn để lộ ra cho dân chúng biết thanh kiếm đó cùn hay sắc tới mức nào, trong khi nhiệm vụ bảo vệ Đảng lại luôn được coi là hàng đầu.

Vậy là nảy sinh tư tưởng “kiêu binh”, kéo theo tâm lý thiếu coi trọng học hỏi, sửa mình.

Đặt yêu cầu hàng đầu là lòng trung thành tuyệt đối thì dĩ nhiên tiêu chuẩn về chuyên môn-năng lực dễ bị coi là thứ yếu.

Đó là bản chất xuyên suốt. Tới khi đất nước “Đổi mới”, “kinh tế thị trường”, thì lại thêm một thứ ngấm ngầm được đặt lên trên cả “năng lực”, đó là “đồng tiền”.

Cuộc chống tham nhũng trong ĐCSVN nhiều năm nay mới chỉ đụng tới chút ít “phẩm chất” của lực lượng công an, chứ “năng lực” của nó thì không; thậm chí lại còn được bỏ qua nhiều hơn những sai phạm.

Tham nhũng khủng khiếp, án oan sai, lọt tội phạm quá nhiều có nguyên nhân hàng đầu là do trình độ hạn chế của lực lượng công an.

Ví dụ tình trạng công an “lấn sân” sang lĩnh vực dân sự, kinh tế ngày càng phổ biến, đến độ từ xã hội cho tới giới truyền thông, rồi hệ thống chính quyền cũng như quen dần, lặng lẽ chấp nhận.

Một cách che đỡ cho tính kém sắc bén của “thanh bảo kiếm” để khỏi bị lộ ra là nhờ vào hệ thống luật pháp chồng chéo, mơ hồ và việc thực thi luật pháp thiếu nghiêm minh; đặc biệt có cái ô che đỡ lớn hơn, chính là lấy mục tiêu chính trị làm tiêu chuẩn hàng đầu.

Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống báo chí nằm trong tay nhà nước cũng tựa như tấm màn che đậy mờ ảo khiến người dân khó nhận diện được thực chất độ sắc bén tới đâu của “thanh bảo kiếm” này.

Nhiều an ninh, ít cảnh sát

Chưa hết! Một vấn đề rất lớn chưa từng được bàn tới, là lực lượng An ninh trong Bộ công an, chiếm tới một nửa; không giống như tất cả các nước văn minh đa số chỉ có Cảnh sát.

Hệ quả là hiện tượng “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế, mà xu hướng “chính trị hóa”, dẫn tới các hệ quả tiêu cực lớn hơn nhiều.

Quyền lực vô biên cũng khởi phát từ chỗ việc của an ninh được mặc định phải giữ bí mật hơn hẳn cảnh sát, thế là thiếu minh bạch, thiếu tính giải trình trong xã hội văn minh, pháp quyền.

Còn thứ hai là về thực tế, tôi chỉ xin đưa vài vụ việc điển hình về độ kém cỏi cùng quyền lực quá lớn của hàng ngũ lãnh đạo chóp bu ngành công an.

• Vụ án Võ Đại Tôn cách đây gần 40 năm. Công an từ cấp phòng, cho tới bộ thứ trưởng, đều bị một cựu Đại tá quân đội VNCH cầm đầu tổ chức “phục quốc” ở hải ngoại, xâm nhập, bị bắt đánh lừa rất đơn giản – tổ chức họp báo quốc tế để ông Võ Đại Tôn công khai chỉ trích vụ bắt ông ta. Cho đến hôm nay, cả nước chẳng biết gì về vụ án này.

• Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức mùa hè 2017 đem về Hà Nội. Các tướng lĩnh công an dính vào vụ này lộ nghiệp vụ quá non nớt, cộng với sự liều lĩnh kiểu “giang hồ”, bất chấp luật pháp quốc tế, khiến ngoại giao, quốc thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tới nay vụ này vẫn là ‘bí mật’ hoàn toàn với truyền thông trong nước, không thấy có ai phải chịu trách nhiệm.

• Vụ Đồng Tâm mới nổ ra đầu năm 2020. Nhìn tổng thể, vụ án này đã thất bại toàn diện, phơi bày yếu kém của ngành công an trên khắp mọi mặt.

Nếu như tin rằng có ba sĩ quan cấp úy, tá ngành công an đã hy sinh vì cùng ngã xuống một cái giếng trời trong nhà dân thì rõ ràng là trình độ nghiệp vụ của riêng họ, và lãnh đạo trên cao chiến dịch tấn công là rất yếu. Hàng ngàn người trang bị tận răng, chuẩn bị cả năm trời chỉ đối đầu với một nhóm nông dân già yếu. Còn nếu như thực tế không có chuyện họ chết, hoặc không phải là chết theo cách đã loan báo, thì lại cho thấy đằng sau vụ việc là một thứ “nghiệp vụ” bất chấp đạo lý, pháp lý được đem ra áp dụng xuất phát từ thế yếu không thể tránh khỏi.

Tôi cũng muốn nói thêm rằng việc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị giết hại trong nhà riêng vẫn còn kín bưng, trong khi các bức hình, video gia đình cụ cung cấp vẫn lan truyền trên mạng, chính là một “tử huyệt” trong vụ án. Một ví dụ nhỏ cũng liên quan truyền thông, nhưng lại là chuyện nghiệp vụ tối thiểu: bằng chứng trong vụ án.

Tại sao cả ngàn cảnh sát cơ động, đủ trang thiết bị hiện đại, mà lại không có lấy một camera, máy ảnh, ghi âm đeo trên người, ghi lại diễn biến cuộc tập kích; cho phép có được bằng chứng quý giá phục vụ đấu tranh với tội phạm?

Còn nếu quả tình là có, rất nhiều, ghi lại đầy đủ, nhưng rồi ‘cất đi’ thì nó sẽ không bao giờ giải tỏa được nghi ngờ trong dư luận về việc che đậy, xóa dấu vết, và chỉ khiến người ta hỏi cái “tài” của lực lượng này là kiểu gì vậy?

Bao nhiêu công sức vun đắp hình ảnh đất nước trong mối bang giao quốc tế chỉ một trận mưa bão Đồng Tâm là hình ảnh tan biến, nhạt nhòa.

Đau xót thay, một vụ án có thể giải quyết được bằng tòa án dân sự, giữa bộ đội với dân, thì công an lại can thiệp vào bằng vũ lực. Đáng sợ hơn, là đã hiện rõ dần xu hướng đẩy câu chuyện lên thành “chính trị”, mang tính “khủng bố”, thậm chí có thể cả “lật đổ”. Nhưng tôi tin rằng càng cố che đậy, càng bộc lộ thêm sự kém cỏi.

Đi từ Lòng dân để Đổi mới

Qua các sự việc trên, tôi nghĩ dù “thắng” bao nhiêu trận, thất bại ghê gớm nhất của ngành công an nằm ngay trong LÒNG DÂN.

Hậu quả của vụ Đồng Tâm là tác động ngược vào mối quan hệ DÂN-CÔNG AN-QUÂN ĐỘI; nghiêm trọng hơn nữa là DÂN-ĐẢNG; tích tụ thêm mầm mống bùng nổ xã hội.

Tiếc rằng nhiều cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước dường như đã không lường trước được “kịch bản” sẽ được thực hiện tệ đến vậy, để rồi sai lầm nối tiếp sai lầm không gỡ nổi.

Cuối cùng, cần bàn giải pháp giúp công an Việt Nam nâng cao năng lực.

• Trước tiên phải thay đổi ngay từ việc định hình vị thế/nhiệm vụ của Công an, trước hết nó phải là “thanh bảo kiếm” của Dân; tựa như Quân đội cũng vậy – không thể cứ mãi “trung với Đảng, hiếu với Dân”. Ít nhất như vậy mới đúng với tinh thần của Hiến pháp 2013: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước …”

Trong suốt hơn 40 năm qua, tôi có được thuận lợi là vừa gần gũi với nhiều tầng lớp nhân dân, cả trong lẫn ngoài nước, nhưng cũng lại vẫn có quan hệ khá tốt với lực lượng công an nhiều cấp. Cảm nhận về thái độ vừa bề trên uy quyền, xen lẫn mặc cảm trong anh em cán bộ công an là rất rõ.

Ngược lại, trong dân, thái độ vừa sợ sệt, vừa ác cảm, nhưng có lúc trở thành căm ghét cứ thêm phổ biến.

Tình trạng này là nguy hiểm, tạo mâu thuẫn trong nội bộ xã hội Việt Nam. Và để thay đổi nó, không thể chỉ trông mong vào học tập những lời giáo huấn của lãnh tụ.

• Sau khi xác quyết được Công an vì ai, thì sẽ giúp thay đổi được căn bản bộ máy của ngành này, trong đó Lực lượng cảnh sát là chủ yếu, giảm dần số an ninh, lực lượng nặng về bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị. Việc bỏ đi sáu tổng cục, sát nhập nhiều đơn vị là một thay đổi đáng ghi nhận, song vẫn còn quá ít, theo kiểu giật gấu vá vai và nảy sinh bất hợp lý khác.

Thực ra, lực lượng an ninh chỉ thích hợp cho đất nước thời chiến, đến thời bình lẽ ra từ lâu phải giảm bớt dần quy mô và quyền lực của nó; “chống phản động”, “an ninh kinh tế”, “an ninh văn hóa” … cần bỏ hẳn hoặc chuyển qua cảnh sát, và các chuyên ngành dân sự.

• Ngoài ra, cần “dân sự hóa” dần lực lượng công an, bằng cách chuyển một số chức năng/bộ máy sang cho ngành khác. Ở các nước khác, quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh đều thuộc dân sự, có nơi nhà tù do công ty tư nhân quản lý. Cần đưa lãnh đạo ngành dân sự sang công an, theo nguyên tắc ‘civilian leadership’ ở các nước văn minh.

Về tổng thể, theo tôi, cuối cùng, nên tách Bộ Công an ra làm hai: Bộ Công an chỉ có cảnh sát, và Ủy ban An ninh Tình báo, cấp tổng cục trực thuộc chính phủ, không tham gia hoạt động tố tụng; phần “an ninh” chỉ chuyên về phản gián, chống gián điệp. Địa phương chỉ tới cấp cục của tỉnh thành hoặc khu vực.

Đổi mới văn minh, hiện đại ngành công an

Cần dứt khoát từ bỏ thái độ chụp mũ coi những con người và các tiếng nói phản biện muốn mở rộng các quyền tự do dân chủ như thù địch.

Những hoạt động mang tính chất khủng bố tinh thần, bức hại đời sống của người dân yêu nước chống xâm phạm chủ quyền, chống tham nhũng, tiêu cực càng phải dứt khoát chấm dứt.

Công an cần mở rộng quan hệ quốc tế với các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, từ khâu đào tạo, học hỏi, nhận trợ giúp, trao đổi thông tin, tới mua sắm phương tiện, nhưng cần học cả tinh thần thượng tôn pháp luật của họ.

Tác giả tham gia hội diễn tại Đại học An ninh, năm 1977.

Và nhìn vào cái gốc đào tạo thì là một cựu sĩ quan tốt nghiệp trường an ninh, tôi thấy cần cải cách mạnh hệ thống đào tạo: thay vì tuyển học sinh phổ thông vào các trường công an, nên tuyển người ở các ngành nghề khác rồi đào tạo ngắn hạn.

Để tránh nạn kiêu binh chính trị, cần chấm dứt can thiệp vô nguyên tắc (không được luật pháp quy định cho phép rõ ràng) vào các hoạt động bầu cử, từ các tổ chức quần chúng cho tới cơ quan dân cử các cấp. Công an không tham gia vào cơ quan dân cử. Với bộ máy hiện nay, cần bỏ hẳn hình thức “biệt phái” của công an sang Quốc hội, Ban Tôn giáo chính phủ…

Trong một xã hội pháp quyền, phải để Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, báo chí Việt Nam được quyền kiểm tra, giám sát công an và ngay lập tức công khai ngân sách dành cho ngành công an.

Trong năm 2020, này, và với việc Đảng Cộng sản Việt Nam 90 tuổi, để tiếp tục tồn tại trong một thế kỷ văn minh, hiện đại, nhu cầu sửa đổi hệ thống luật pháp liên quan tới những đề xuất trên đang tới với quý vị, rất cấp bách.

Hà Nội, ngày 31/1/2020

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội. Tác giả tốt nghiệp Đại học An ninh, nguyên là thiếu tá, từng công tác tại Cục Bảo vệ chính trị 1, Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Quý vị có ý kiến phản biện về bài này, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk


Liên quan:

42 comments

  1. Cho phép tớ có vài phản biện nho nhỏ . Nói chung, rất đồng ý với bài này ở nhiều điểm, sẽ chỉ ra từng mục . Anh Nguyễn Hữu Vinh xuất thân là công an, như nhiều lãnh đạo của mình thời bây giờ, mọi điều góp ý trong này đều xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, những điều mắt thấy tai nghe, vì vậy, rất thiết thực .

    “Đặt yêu cầu hàng đầu là lòng trung thành tuyệt đối thì dĩ nhiên tiêu chuẩn về chuyên môn-năng lực dễ bị coi là thứ yếu”

    Vừa đồng ý, vừa muốn có lời phản biện . Yêu cầu về lòng trung thành với Đảng Cộng sản lúc nào cũng cần thiết phải đặt lên hàng đầu . Đúng, thiếu sót trong bồi dưỡng chuyên môn-năng lực, nhưng thiếu sót đó là thiếu sót, không liên quan gì tới bồi dưỡng lòng trung thành . Thực tế là có thể nghiệp vụ chuyên môn kém -trận Đồng Tâm 3-1, Lê Quốc Tuấn gỡ gạc lại 4-0- nhưng tinh thần trách nhiệm của ngành công an đ/v trọng trách bảo vệ Đảng là không thể chê trách . Nền móng vững thì mới xây nhà được . Thiết kế, kỹ thuật … tất cả cái đó đều thay thế được . Nhưng nếu nền móng là lòng trung thành mà lỏng lẻo thì nhà đẹp nhà Frank Lloyd Wright hay IM Pei, sẽ sập 1 sớm 1 chiều .

    “Rồi mười mấy năm nay, ngành này có một khẩu hiệu riêng: “Còn Đảng thì còn mình”

    Rất chính xác . Khẩu hiệu này rất phản cảm . Nhân sĩ trí thức nhà mềnh có khẩu hiệu văn hay chữ tốt hơn “Cứu Đảng là cứu nước”, có thể dùng cho công an . Hoặc “Cứu người cầm lái chính là cứu cái xe định mệnh”.

    Về những chiện như “kiêu binh” thì chưa tới mức như vậy . So với những ngành khác như xây dựng, khoáng sản … thì không bằng . Vả lại, chiện kiêu binh của công an chỉ đụng tới dân, vốn hiền lành, nhưng không gây tổn hại cho sự tồn vong của Đảng . Theo tớ thì chưa đáng để quan tâm . Có dẫn tới những hệ lụy lớn hơn ? Tớ không tin, và warning của anh BS có thể xuất phát từ 1 tình yêu Đảng quá mức cần thiết, và có thể tớ sai .

    Về năng lực thì quả là có xuống cấp, nhất là từ “đổi mới” tới giờ . Có nhiều lý do, sẽ phân tích sau

    “Nhiều an ninh, ít cảnh sát … không giống như tất cả các nước văn minh đa số chỉ có Cảnh sát”

    Thứ nhất, “văn minh” ở đây chỉ tư bẩn . Mình hổng phải tư bẩn . Kế tới, lực lượng bán an ninh cũng khá đông, bằng 1/3, được tuyển từ cảnh sát lên . An ninh có toàn quyền, kể cả trưng dụng toàn bộ lực lượng cảnh sát cho mục đích an ninh . Có nghĩa cảnh sát là lực lượng bán-an ninh . Đổ đồng, an ninh nhiều (hơn hẳn) cảnh sát .

    Về nghiệp vụ-chuyên môn anh BS có dẫn chứng những vụ cụ thể

    “Vụ án Võ Đại Tôn cách đây gần 40 năm. Công an từ cấp phòng, cho tới bộ thứ trưởng, đều bị một cựu Đại tá quân đội VNCH cầm đầu tổ chức “phục quốc” ở hải ngoại, xâm nhập, bị bắt đánh lừa rất đơn giản – tổ chức họp báo quốc tế để ông Võ Đại Tôn công khai chỉ trích vụ bắt ông ta”

    Rất đồng ý với anh BS ở đây . Ngành công an-an ninh đã thiếu cảnh giác

    “Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức mùa hè 2017 đem về Hà Nội”

    Riêng tớ, đây là 1 bàn thắng đẹp . Có cả luật sư Trần Đình Triển & the likes biện hộ . Có thể tự hào & viết thành sách được

    “Vụ Đồng Tâm mới nổ ra đầu năm 2020”

    Quá nhiều thiếu sót không đáng có, từ Đồng Tâm 2017 tới bây giờ . 2017, ai đã ra lệnh đưa 1 lực lượng quá mỏng, đã vậy quá yếu kém trong tất cả mọi thứ ra làm nhiệm vụ ? Đúng, lật mặt nạ dã tâm khủng bố của tổ Đồng Thuận, tạo tâm lý chủ quan, khinh địch -bót lên mạng những clips khoe khoang thành tích & hành động chống chính phủ như quyết tâm rào làng kháng chiến vv- nhưng đồng thời làm đổ vỡ hình ảnh bách chiến bách thắng của anh bộ đội Cụ Hồ thân thương . Hóa ra họ chỉ là những kẻ tham sống sợ chết, thậm chí hèn hạ vái lạy quân thù . Triệu chứng Stockholm cũng được nhập khẩu vào ngành công an rùi à ? Tạo thời gian để địch gây ảnh hưởng & xây dựng fan base. Bây giờ thì triệu chứng Stockholm lan ra cả nước, hiệu ứng Đồng Tâm cũng lan như lửa mùa khô . Một ông bộ đội Cụ Hồ ngày xưa bây giờ dọa dùng súng & lựu đạn quyết ăn thua đủ với lực lượng giải phóng mặt bằng .

    2020, đúng là 1 trận đánh đẹp, rửa mặt cho vết nhơ 2017. Đúng với truyền thống làm xanh mặt cố vấn Trung Quốc của đại tướng cầm quần chị em Võ Nguyên Giáp, tỷ lệ 3 chiến sĩ đổi lấy 1 mạng tên khủng bố . Nói chung là được . Thời kháng chiến chống Mỹ, tỷ lệ cao hơn nhiều trong những chiến dịch công đồn . Chiện có video hay không, Đảng không nên quan tâm . Tới giờ, chính quyền Mỹ cũng chưa release video đó ra public nữa . Cái cần là phải cho phó nháy xã hội chủ nghĩa chụp vài bô “operation room” gồm các tướng lãnh hàng đầu với màn hình đang chiếu phim ngôn tình Hàn quốc .

    “Bao nhiêu công sức vun đắp hình ảnh đất nước trong mối bang giao quốc tế chỉ một trận mưa bão Đồng Tâm là hình ảnh tan biến, nhạt nhòa”

    No Star Where. Sau vụ Obama killed Osama, tất cả thế giới đều bị đặt trước 1 thực tế là CIA có thể làm gì cũng được ở bất cứ nơi đâu . Cả thế giới rúng động . Có nước lợi dụng khả năng của Mỹ, như để cứu cặp vợ chồng ký giả nước ngoài đang bị khủng bố bắt làm con tin . Nhưng còn lại thì sợ .

    (còn tiếp)

    Thích

    • Tuy nhiên, không phải không có những sai lầm cốt tử . Ở Obama killed Osama, tuyên truyền không ngừng nghỉ của đế quấc Mỹ đã vẽ nên hình ảnh Bác Hồ Al Qaeda, Osama, như 1 tên khủng bố giết người không gớm tay . Với tiền nhiều như quân nguyên & ảnh hưởng rộng lớn của mình, để quấc Mỹ đã spread the lies tới mọi hang cùng ngõ hẻm của thế giới, flood không cho phép phản biện sống sót, nên không những được sự ủng hộ của các tập đoàn tư bẩn chính chị thúi nát khác mà còn mua chuộc được những kẻ lòng lang dạ sói, sẵn sàng bán rẻ đất nước, biến chúng thành những điệp viên lợi hại phục vụ cho những mục đích hèn kém của chúng sau này . Đồng thời, chúng tô vẽ những hình ảnh kháng chiến quân 9-11 như 1 bọn khủng bố . Mohammed Atta, 1 người hâm mộ Nguyễn Thái Bình của VN, được/bị ví là Nguyễn Thái Bình Al Qaeda trên báo Pháp . Vinh dự quá thể lun! Nên đến khi mở ra chiến dịch Geronimo, mọi thứ như legoland, cứ khít khìn khịt . Những kẻ cam tâm làm điệp viên cho đế quấc Mỹ đã tích cực tiếp tay cho tư bẩn thúi nát chỉ điểm nơi Bác Hồ Al Qaeda ẩn náu, bắt đầu từ những trinh sát cho tới lịch trình hàng ngày của những chiến sĩ bảo vệ Bác . Trực thăng của quân thù thâm nhập lãnh thổ, vào thẳng thủ đô đều có tai mắt là bọn điệp viên CIA tiếp trợ, hoặc để tạo mù hoặc để chỉ điểm . Kẻ thù đột nhập, phá hoại tài sản, giết hại công dân trong khi điệp viên CIA giả làm công an cầm súng, đem barricades ra cô lập khu vực, ngăn cản quyền thông tin của dân chúng . Đế quấc Mỹ bắn chết Bác Hồ Al Qaeda, load lên chiếc trực thăng còn lại, gài mìn làm nổ tung chiếc trực thăng bị hư hỏng trong khi bọn bơ thừa sữa cặn vẫn hăng say làm nhiệm vụ đánh lạc hướng dân lành . Đế quấc Mỹ trốn thoát, bọn điệp viên CIA xong việc nên chuồn trước khi cảnh sát địa phương xuất hiện . Trong khi tướng phụ trách phòng vệ thủ đô đang say khướt, trên bụng 1 cô gái mỹ miều lè nhè ra lệnh mọi thứ chờ tao trong 1 nhà tiếp khách dưới sự tiếp quản của sứ quán Mỹ .

      Đảng của các bác còn phải học nhìu, nhất là về dân túy . Dương Quốc Chính đã đưa ra những kiến nghị rất xác đáng mà Đảng có thể áp dụng cho tương lai . Trước khi xử lý những đối tượng thoái hóa như Lê Đình Kình, Đảng cần tạo ra chính nghĩa về phía mình . Nothing is given ngay cả khi chính nghĩa rõ ràng ở phía mình . Đảng đã quá hiểu dân mình qua chính trí thức do mình đào tạo . Tư duy của họ hoàn toàn lệch lạc . Đúng là có lợi cho Đảng về vĩ mô, nhưng vi mô là những bô (full of) xít, dẫm chân vô là … rất khó chịu . Toán học cũng đã chỉ ra, kết quả đúng thì chỉ có 1. Nhưng sai thì just about everything else ngoại trừ kết quả đúng . Tư duy lệch lạc thì không đoán trước được outcome, nhưng chắc chắn thường là sai . Đơn giản vì xác xuất sai cao hơn hẳn khả năng đúng .

      BS Nguyễn Hữu Vinh cũng rất đúng là về chuyên môn-nghiệp vụ, ngành công an càng ngày càng thoái hóa . Thời xưa, tất cả những âm miu đều bị dập tắt từ trong trứng nước . Thời của anh BS, Mai Văn Hạnh, Trần Quốc Túy, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh … đều bị dẹp từ trong trứng nước, trước khi có cơ hội bùng nổ . Thời kỳ đầu đổi mới vẫn còn những lãnh đạo công an cũ như Mai Chí Thọ -đồng chí Trần Hữu Dũng có link- nên bọn clb kháng chiến cũ như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng … đều bị dẹp tan . Nhưng tới bây giờ thì … ô hô, ai tai! Vụ đặc khu nổ ra biểu tình cả nước công an mới phát hiện . Đúng, tinh thần trách nhiệm, tận tụy của từng cá nhân chiến sĩ vẫn rất cao, điển hình qua những đấu tranh khéo léo nhưng quyết tâm cô lập bọn phản động, phản Đảng những lúc “nhạy cảm”, nhưng lãnh đạo ngành không có tầm nhìn, chểnh mảng trong công tác & trách nhiệm . Chỉ nói riêng về tầm nhìn lãnh đạo, Hoàng Hưng kể về Hoàng Cầm, 1 tên thuộc nhóm phản động nhân văn, và những chiến sĩ công an kiên cường bám sát & theo dõi địch . Ngành công an bây giờ quá chểnh mảnh trong khả năng lãnh đạo . Ôi, bao giờ mới tới ngày xưa!

      Về tinh thần thì … một kẻ thoái hóa kể về chuyến đi tiếp tế khủng bố về Đồng Tâm gần đây, nói có những “kẻ” lén lút đưa hoa quả tới như 1 thứ tạ lỗi . WTF!!!??? Ngày xưa Nguyễn Trung trực tiếp tham gia cải cách ruộng đất, chuyển ngành qua ngoại giao tới bây giờ chưa có 1 giây phút chạnh lòng . Đàng này tiêu diệt 1 tên khủng bố còn tệ hơn địa chủ ác ghê ngày xưa, ngang với tụi phản loạn Thái Bình sau cải cách ruộng đất, thế mà đã có thằng nhỏ lệ rùi! Kiểu này thì đúng như anh BS nói, không biết thanh kiếm này cùn tới cỡ nào nhưng chắc chắn không sắc bén như xưa .

      Phê bình thì có nhiều, nói bao nhiêu cũng hổng hết, nên tớ dừng ở đây . Kế tiếp là phần giải quyết .

      Tớ đồng ý với anh BS là ngành công an cần sửa nhiều điều, nhưng cho phép không được đồng ý với anh BS về đường lối . Ngành công an được Bác Hồ kính yêu thành lập chỉ với 1 mục đích duy nhất là bảo vệ Đảng & chế độ . Thanh kiếm có cùn thì mài nó lại, không nên chuyển đổi mục đích (re-purpose). Chuyển đổi mục đích sẽ trở thành con dao hai lưỡi, it swings both ways, có hại nhiều hơn có lợi, do more harm than good. Khi cần bảo vệ Đảng thì nó lưỡng lự, khi muốn bảo vệ dân thì phân vân . Khi sự an toàn của Đảng đi ngược với nhân dân thì có cơ trở thành con dao hara-kiri tự mổ bụng cho Đảng .

      Cho hợp với tinh thần “Cứu Đảng là cứu nước” & nhiệm vụ là “thanh kiếm & lá chắn của Đảng” tớ đề nghị xì tốp chiện bảo vệ dân . Anh nghĩ giáo dục trung thành làm ảnh hưởng tới nghiệp vụ ? Wait until anh nhét thêm “bảo vệ dân” vào cái hũ mắm tôm đó .

      Thực tế khách quan là dư thía lày . Nhờ Việt Nam đánh Mỹ cho Trung Quốc, suốt trong 1 thời gian dài Trung Quốc được thái bình thịnh trị . Vì vậy công an Trung Quốc đã tích lũy được 1 kho tàng kinh nghiệm thời bình quý giá không gì có thể so sánh . Thời buổi gạo châu củi quế & đóng cửa biên giới cũng phải chờ lệnh Trung Ương, aka Quốc, kiến nghị của tớ là đem chiến sĩ cán bộ công an qua Trung Quốc đào tạo, if it hasn’t been done already. Nếu đã đem qua đào tạo mà nghiệp vụ ẹ như thía lày … học tư tưởng Hồ Chí Minh, đem cán bộ trung ương về lãnh đạo trực tiếp & cải tổ quá trình đào tạo nghiệp vụ . Chứ để thía lày sẽ có người phàn nàn rằng thì là mà kỳ thị Bắc-Nam, kỳ thị trung ương-địa phương . Hổng có lợi .

      Thích

      • Bổ túc (vô) văn hóa

        Nhơn chiện biểu tình, có vẻ đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã làm rất tốt chiện này . Tất cả mọi chiện khác như giáo dục này nọ, đồng chí làm đúng như Bác Hồ của bác Nguyễn Khắc Mai, chủ xị viện tâm thần Minh triết, nói “nói thì hay lắm”. Những chiện khác như giáo dục xã hội … đồng chí Nguyễn Thiện Nhơn “nàm như cái con Tự Do í”. Nhưng về chống biểu tình … tuy đồng chí ấy nói giọng Bắc, nhưng quả là đã không gạt Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao là hổng có biểu tình .

        Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.