993. Ông Joe Biden từng ngăn cản người tị nạn Việt Nam đến Mỹ năm 1975

TRITHUCVN/ Washington Examiner

Ông Joe Biden, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2020 và hiện là người ủng hộ nhập cư quy mô lớn, đã từng cố gắng ngăn chặn việc sơ tán hàng vạn người tị nạn miền Nam Việt Nam đến Mỹ trong những năm 75 của thế kỷ trước.

Với tư cách là một Thượng Nghị sĩ khi đó, ông Joe Biden đã kiên quyết rằng Mỹ “không có nghĩa vụ, đạo đức hay điều gì khác để phải sơ tán các công dân nước ngoài,” theo tờ Washington Examiner.

Gần 30 năm sau, quan điểm này dường như đã thay đổi khi đề cập đến các phiên dịch người Iraq và Afghanistan từng làm việc với Mỹ. “Chúng ta nợ những người này,” cố vấn chính sách hàng đầu của Joe Biden khi đó – ông Tony Blinken nói vào năm 2012. “Chúng ta có một món nợ đối với những người này. Họ đã đặt đặt cược mạng sống khi làm việc cho Hoa Kỳ.”

Năm 2015, ông Biden nói rằng việc ngăn người tị nạn Syria đến Mỹ sẽ là một thắng lợi cho ISIS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, ủng hộ và chào đón những người tị nạn” để giữ lời hứa của Mỹ.

Trở lại với cuộc chiến tranh Việt Nam vào mùa xuân năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Mỹ đã thực hiện sơ tán hàng ngàn gia đình miền Nam Việt Nam, những người đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong suốt thời gian trước đó.

Tuy nhiên, tiếng nói hàng đầu tại Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này khi đó chính là Thượng Nghị sĩ Joe Biden. Ông Biden đã kiên quyết rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán 1 hoặc 100.001 người miền Nam Việt Nam nào.”

Vào tháng 4 năm 1975, ông Ford đã lập luận rằng bởi những người lính Mỹ cuối cùng đã được đưa ra khỏi Việt Nam, Mỹ cũng nên sơ tán những người miền Nam Việt Nam đã từng giúp đỡ Mỹ. 

“Hòa Kỳ có truyền thống lâu đời về việc mở cửa cho người nhập cư của tất cả các quốc gia … Và chúng ta luôn là một quốc gia nhân đạo,” ông Ford nói. “Một số người miền Nam Việt Nam xứng đáng có cơ hội được sống trong tự do.”

Nhưng ông Biden đã phản đối và kêu gọi một cuộc họp giữa Tổng thống và Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện nhằm bác bỏ ý định của ông Ford. Ngoại Trưởng khi đó là Henry Kissinger đã chủ trì cuộc họp, nói với các Thượng Nghị sĩ rằng “Tổng số những người đang gặp nguy hiểm tại Việt Nam là trên một triệu, trong đó có khoảng 174.000 người nằm trong danh sách “tuyệt đối không thể bỏ mặc.” 

Ông Biden nói rằng những đồng minh của Mỹ không nên được giải cứu: “Chúng ta chỉ nên tập trung đưa những người lính Mỹ ra. Việc đưa người Việt Nam ra và trợ giúp quân sự cho chính phủ miền Nam Việt Nam là hoàn toàn khác.”

Ông Kissinger nói rằng “có những người Việt Nam mà chúng ta phải có trách nhiệm đối với họ,” nhưng ông Biden đáp lại: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để đưa người Mỹ ra. Tôi không muốn trộn lẫn điều đó với việc đưa người Việt Nam ra.”

Ông Ford đã tức giận với phản ứng của ông Biden, tin rằng việc không sơ tán những người miền Nam Việt Nam là sự phản bội đối với các giá trị Mỹ: “Chúng ta đã mở cửa cho người Hungary … Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này nên bị đối xử khác biệt với bất kỳ người nào khác – người Hungary, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô.”

Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện với kết quả bỏ phiếu 14 trên 3 đã đề nghị Thượng viện thông qua dự luật. Ông Biden là một trong ba Thượng Nghị sĩ đã bỏ phiếu chống. Cuối cùng, dự luật cũng được toàn bộ Thượng viện thông qua với kết quả bỏ phiếu 46-17, ông Biden một lần nữa bỏ phiếu chống.

Khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975, vẫn có hàng trăm ngàn người miền nam Việt Nam đã không thể chạy ra nước ngoài và bị đưa đến các trại cải tạo. 

Bà Julia Taft, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm liên ngành về tái định cư người tị nạn Đông Dương vào năm 1975, đã nói với NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn nên được giúp đỡ. “Ý tôi là họ đã làm việc với chúng ta,” bà nói. “Họ là những người phiên dịch. Họ là những nhân viên. Họ là một phần của quân đội miền Nam Việt Nam, vốn là đồng minh của chúng ta và là những nạn nhân nói chung của toàn bộ sự hỗn loạn này.”

Bất chấp sự phản đối của ông Biden và các lãnh đạo Đảng Dân chủ khác vào lúc đó, quân đội Mỹ đã sơ tán hơn 130.000 người tị nạn Việt Nam ngay trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, và hàng trăm ngàn người khác đã được tái định cư tại Hòa Kỳ trong những năm sau đó.

Một trong những người tị nạn này là ông Phạm Quang, người đã viết một cuốn tự truyện năm 2010 với tên gọi “Ý thức Trách nhiệm : Hành trình của chúng tôi từ Việt Nam đến Mỹ”, kể về việc ông chạy khỏi Việt Nam đến Mỹ vào năm 1975 khi mới 10 tuổi cùng với mẹ và ba chị em gái của mình ở các độ tuổi 11, 6 và 2. Cha của ông, một thành viên của quân đội miền Nam Việt Nam, đã không đi cùng họ và đã phải trải qua hơn một thập kỷ trong trại cải tạo trước khi đến Mỹ vào năm 1992.

Khi nói với tờ Washington Examiner, ông Phạm đã ca ngợi ông Ford vì đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình ông và chỉ trích những đảng viên Đảng Dân chủ như ông Biden vì đã cố gắng ngăn cản điều này. Ông Phạm nói rằng “Khi chúng tôi cần giúp đỡ, tôi nhớ ai đã giúp chúng tôi và ai đã không.”

Ông Phạm sau đó đã gia nhập Thủy quân lục chiến và phục vụ trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, nói rằng “Những người tị nạn Việt Nam từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và các cựu chiến binh Mỹ, những người cảm thấy họ có món nợ để giúp đỡ chúng tôi. Và tôi rất biết ơn về điều đó.”

“Khi bạn nhìn vào những người ủng hộ lớn nhất cho những người tị nạn Việt Nam, chắc chắn không phải là Thượng nghị sĩ Biden,” ông Phạm nói. “Sự cởi mở không đến từ Đảng Dân chủ.”

Nhắc đến ông Biden, ông Phạm nói, “Bạn phải nhìn đến chính sách đối ngoại và chủ nghĩa nhân đạo. Cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn chống lại cuộc chiến, tại sao bạn không ủng hộ những người tị nạn? Tại sao bạn không ủng hộ những gia đình, những người phụ nữ và những trẻ em đang cố gắng trốn thoát?”

“Nếu chúng ta tham gia vào các cuộc chiến tranh, sẽ có những người tị nạn … Do đó chúng ta cần nghĩ đến trách nhiệm đạo đức của mình đối với những người không phải người Mỹ, đặc biệt đối với các đồng minh của chúng ta,” ông Phạm nói.  

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có công bằng không khi đánh giá ông Biden dựa trên những hành động của ông ấy từ năm 1975, ông Phạm trả lời, “là một người tham gia tranh cử Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông ấy, cũng giống như mọi thứ khác.”

Theo Washington Examiner – Gia Huy biên dịch


Liên quan:

53 comments

  1. Thật ra ai yêu Đảng như Trí thức Việt Nam nên ủng hộ những quy chế ủng hộ người tỵ nạn Việt . Chính vì các làn sóng ra đi ồ ạt của người Việt đã đóng góp 1 phần rất lớn vào sự tồn tại của Đảng các bác cho tới ngày nay . Thời 75, số người ra đi hổng có kinh nghiệm với Cộng Sản các bác nên 1 phần trong lũ cáo này đang quay đầu về núi . Nhưng những người đi sau này đã có kinh nghiệm xương máu với full-blown Cộng Sản chân chính nhà các bác, để lại hoàn toàn hổng có nợi .

    1- Giảm đi gánh nặng kinh tế đáng kể . Đảng hổng phải lo cho họ . Đúng là trước giờ Đảng hổng lo cho ai cả ngoài chính mình, nhưng cái bánh GDP vốn đã bé tẹo, bớt 1 khẩu phần ăn có nghĩa những người còn lại được phần bánh to hơn => bằng lòng hơn .

    2- Ní nịch của họ xấu có nghĩa cơ hội thành công chong xã hụi của họ gần như bằng 0. Gây ra bất mãn, phản kháng .

    3- Họ thường có thù hận với Cộng Sản nhà các bác => dễ gây ra phản kháng cực đoan, bạo lực . Chị chang nhà các chú đã chỉ ra điều này . Như hiện giờ có 1 thành phần chong giới ngừ Việt hải ngoại nghĩ fong chào đấu zanh chong nước là … tội nghiệp con bò . Fong chào HO thời Thủ tướng sán dân Võ Văn Kiệt là ví dụ . Chính nhờ dân Việt thời đó bỏ nước ra đi đông nhứt từ xưa tới giờ mà đất nước khởi sắc . Thành phố Hồ Chí Minh trước đó là 1 thùng thuốc súng, tụi HO cút hết theo quan thầy của chúng để công dân xã hội chủ nghĩa từ bắc vô nam tay cầm bó rau, trở lại thành 1 thành phố phồn vinh giả tạo xứng đáng với thành phố mang tên Bác Hồ . Nhìn lại mấy cuộc tụ họp đông ngừ, ngay cả ở thành phố Hồ Chí Minh, dân đi biểu tình toàn nói giọng Bắc . Chính vì thía, tư di ôn hòa bất bạo động yêu Đảng, lộn, hổng chống đối, hổng đòi lật đổ mới sống được tới bây giờ .

    Mún Đảng Cộng Sản của các bác sống mãi với dân tộc, các tổ chức xã hụi dân sự của Nguyễn Anh Tuấn nên xúi dân đi, thay vì dùng scare tactics để thuyết phục dân hổng nên bỏ chế độ .

    Thích

  2. Không chỉ có Zô Bai Đần hổng ủng hộ dân Việt nhập cư vô Mỹ . Đảng Cộng Sản của các bác cũng vậy nè, rùi các chí thức đấu chanh khốn nạn trong câu hổng lạc đạn nên híu đằng cũng hổng ủng hộ . Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị các tổ chức xã hụi gây sự gánh vác chách nhiệm của các buổi họp tổ dân phố ngày xưa, khuyến cáo zìa chiện bỏ quê hương xứ sở . Rùi Chu Mọng Lông, Nguyễn Tiến Tường … xem chiện dân bỏ nước, bỏ chế độ mà đi là nhục quấc thỉa …

    Đúng là Zô Bai Đần mới chỉ có khuynh hướng xã hụi chủ nghĩa, hổng phải full-blown Cộng Sản, aka Cộng sản chân phụ, chân chong chân ngòi làm nhìu ngừ như Hoàng Hải Vân ghét . Nhưng mọi ngừ cũng phải công nhận rằng thìa là mà ông ta cố gắng . Còn hơn Tổng thống Trump nhà các bác, chống Cộng tới chiều lun .

    Thích

  3. 😀. Ông Joe Biden từng ngăn cản người tị nạn Việt Nam đến Mỹ năm 1975. THIỄN NGHĨ: chống Trump = ủng hộ Joe Biden = thù ghét VN = mong muốn TQ tận diệt VN

    🤵🤵1). Ứng cử viên TT Joe Biden từng tìm đủ cách ngăn chặn người dân VNCH tỵ nạn tại Hoa Kỳ năm 1975

    • Joe Biden, hiện đang là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020 và cũng người hiện nay ủng hộ quy chế hộ nhập cư rộng rãi, nhưng ông đã từng cố gắng tìm đủ cách ngăn chặn hàng chục ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ được tỵ nạn vào Mỹ ngay năm 1975. …
    .

    . . . Khi Việt Nam Cộng Hòa bại trận vào năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành sơ tán di tản hàng trăm ngàn gia đình người dân Việt Nam Cộng Hòa đã sát cánh với Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến. Trong khi đó, tiếng nói hàng đầu tại Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này của chính phủ lại chính là Thuợng Nghị sĩ Joe Biden.

    Hàng trăm ngàn người dân Việt Nam Cộng Hòa có nguy cơ bị sát hại bởi cộng sản, nhưng Biden vẫn khẳng định rằng Hoa Kỳ không có nghĩa vụ gì phải sơ tán dù chỉ là một người dân Việt Nam Cộng Hòa chứ nói gì đến cả trăm ngàn người.

    Vào tháng 4 năm 1975, Tổng thống Ford lập luận rằng, khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam thì cũng là lúc Hoa Kỳ nên sơ tán di tản những người miền Nam đã cộng tác với Hoa Kỳ suốt chiều dài cuộc chiến.

    Tổng thống Ford nói: “Hoa Kỳ đã có một truyền thống lâu đời về việc mở cửa cho những người nhập cư từ tất cả các quốc gia (bị ngược đãi đàn áp) . Và người Mỹ chúng ta luôn luôn là một quốc gia nhân đạo. Chúng tôi cảm thấy rằng những người dân Việt Nam Cộng Hòa đồng minh với Hoa Kỳ rất xứng đáng cũng như cần có cơ hội sống trong tự do.” (1)

    Nhưng Biden đã phản đối mãnh liệt và kêu gọi một cuộc họp giữa Tổng thống với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để nói lên sự phản đối của ông đối với yêu cầu tài trợ người tỵ nạn của Tổng thống Ford.

    Ngoại trưởng Henry Kissinger, người đứng đầu cuộc họp, nói với các thượng nghị sĩ rằng, tổng số danh sách những người dân Việt Nam Cộng Hòa có thể bị cộng sản giết hoặc bị nguy hiểm là khoảng hơn một triệu người và trong số này, danh sách tối thiểu cần phải di tản không thể giảm được là 174 000 người dân. (2)

    Biden lại cho rằng không cần thiết phải quan tâm đến đồng minh Việt Nam Cộng Hòa: “Hiện Chúng ta nên cần tập trung vào việc đưa quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Di tản người dân Việt ra ngoài cho an toàn và viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa là không cần thiết”.
    .

    . . . Khi được hỏi liệu có thật công bằng khi đánh giá Biden dựa trên hành động của ông từ năm 1975 hay không, ông Phạm Quang trả lời, “Là một người đang tranh cử Tổng thống, thì quan niệm trong quá khứ của ông cũng là một phần hồ sơ của cuộc đời ông để cử tri suy xét giống như mọi thứ khác. ” – Jerry Dunleavy – Nguyễn Trọng Dân lược dịch

    https://www.nguoivietdallas.com/ng-c-vin-tt-joe-biden-tng-tm-cch-ngn-chn-ngi-dn-vnch-t-nn-ti-hoa-k-nm-1975

    🤵🤵2). Mời xem thêm: Mười Lý Do Không Bỏ Phiếu Cho Ứng Cử Viên Dân Chủ Joe Biden

    https://quanvan.net/muoi-ly-do-khong-bo-phieu-cho-ung-cu-vien-dan-chu-joe-biden/#.XsxI70Qza1s

    Thích

  4. Để trả đũa Dô Bai Đần, chúng ta ủng hộ Tổng thống Trump giới hạn nhập cư tất cả mọi người khác, nhứt quyết xem tụi mọi đen là mọi đen vì chúng đã ủng hộ người Việt nhập cư nước Mỹ năm 1975. Thật ra Dô Bai Đần làm thía là đúng . Tụi Cuồng Đảng cuồng Trump thì hổng nói, nhưng trong số đó có lẫn vô tụi cuồng chống Chum . Hiện giờ Tổng thống Chum áp dụng biện pháp thà cấm lầm còn hơn bỏ xót, đáng lẽ ra nước Mỹ hổng nên cho bọn Ngụy nhập cư, để chúng nó ở lại xây dựng đất nước theo nhời kiu gọi của thằng du côn Huỳnh Tấn Mẫm mà các bác tôn lên làm đại trí thức có phải hay hơn không ? Khỏi phải kiu gọi hòa hợp hòa giải mỗi năm kỷ niệm ngày giải phóng đất nước .

    Oh, và chắc chắn hổng có mấy thằng khùng khiệu, vô học & cực đoan như tớ . Thử hỏi tớ mà còn ở Việt Nam, chắc nhớ ơn Phạm Toàn tới hết đời vì ổng đã làm ra bộ sách giáo khoa thời giải phóng . Brrrr … nghĩ tới đó mà rùng cả mình .

    Oh, dân Việt cầm chuông -có người tự hào lấy hẳn nick cầm chuông- cũng tỏ thái độ hoàn toàn phủ định hiện tượng dân mình vượt biên . Rõ ràng vượt biên đã tạo ra 1 vết nhơ trên bộ mặt nhơn quyền của Đảng . Cứ tưởng là không thể tẩy rửa được, nhưng dân Việt hải ngoại ủng hộ Chum đã chứng minh tớ sai . Heck, họ còn dùng cả tự kỷ ám thị để vết nhơ của Đảng trở thành vết nhơ của mình, và tẩy rửa bằng chlorox & chloroquine, bảo đảm trong trắng từ trong ra ngoài như cô gái sông Hương ngày nào lun .

    Thích

Gửi phản hồi cho 1119. Bầu cử 2020: Người hùng chiến tranh có thể đứng cùng liên danh với Biden Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.