Bởi AdminTD -27/07/2020
Bá Tân
27-7-2020
Danh tiếng Hoàng Tuấn Công trở nên quen thuộc với nhiều, rất nhiều người. Hoàng Tuấn Công là biểu tượng cho những ai ham muốn học hỏi, say mê nghiên cứu, dám vượt lên mình bằng kho tàng kiến thức từ trường đời bất tận.
Hoàng Tuấn Công sinh năm 1970, tốt nghiệp chuyên ngành dân tộc học – khoa sử, trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Với anh, khoa học ngôn ngữ, xét về đào tạo và công việc chuyên môn ở cơ quan, gần như ngoại đạo. Vậy mà, bằng kiến thức tự học phi thường, Hoàng Tuấn Công hiện là “đối trọng” đáng gờm trên sân chơi chuyên ngành ngôn ngữ học.
Một số nhà ngôn ngữ học có tên tuổi, gắn đủ nhãn mác, dễ làm nhiều người choáng ngợp, đã được Hoàng Tuấn Công “nhặt sạn” cả mớ, thậm chí buộc phải loại bỏ công trình đã xuất bản.
Cách đây chưa lâu, sau khi được Hoàng Tuấn Công mổ xẻ, lôi ra “cả núi” sai sót, cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam và cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt, mặc dù đã xuất bản, buộc phải thu hồi và tiêu hủy.
Mới đây, vấn đề còn nóng hổi, Hoàng Tuấn Công tiếp tục gây chấn động dư luận khi chỉ ra nhiều sai sót trong cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang.
Trong bài viết “Nhiều sai sót trong Từ điển chính tả tiếng Việt” đăng trên báo Thanh niên, ngày 24/7/2020, Hoàng Tuấn Công dẫn ra sáu loại sai sót lớn của cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt.
1- Lẫn lộn giữa S với X và X với S.
2- Lẫn lộn R với D, R với GI, R với D, IU với ƯU
3- Hướng dẫn viết các thành ngữ – tục ngữ thiếu chính xác.
4- Nhiều chỉ dẫn giữa các mục từ tiền hậu bất nhất.
5- Nhầm lẫn, đánh đồng phương ngữ, từ ít dùng, từ cũ, với chuẩn chính tả hiện hành.
6- Quá nhiều lỗi văn bản.
Tác giả cuốn Từ điển nói trên là GS.TS Nguyễn Văn Khang.
Hỡi ôi, đứa con tinh thần của một GS.TS mà què quặt như thế, ghẻ lở khắp mình như thế. Xót xa quá. Đau đớn quá.
Hỡi ôi, bao bì và chất lượng sản phẩm quá khác biệt. Người tiêu dùng trở tành nạn nhân.
Năm 2017, tác phẩm “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công được vinh danh ở giải sách hay. Thông qua công trình nghiên cứu công phu này, Hoàng Tuấn Công chỉ ra nhiều sai sót trong cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân.
Đứng trước tác phẩm của tác giả đã thành danh, nhiều người bị ngợp, coi đó như là quả đất tròn, đừng đụng đến, đừng bàn cãi mà vô ích. Một số người, chẳng hạn như Hoàng Tuấn Công, phân biệt rạch ròi tên chủ hộ với chất lượng ngôi nhà, giữa nhãn mác tác giả với chất lượng công trình.
Khoa học sẽ đi thụt lùi nếu thấy đường là nhắm mắt cúi cổ đi theo, không cần biết đường ấy có từ đâu, đi về đâu.
Hoàng Tuấn Công có công lớn trong việc loại ra khỏi đời sống văn hóa những tác phẩm làm hỏng văn hóa, nhất là làm hỏng thế hệ tương lai của đất nước. Tâm phục, khẩu phục Hoàng Tuấn Công bởi anh là người lưu danh bằng khoa học, đối xử với khoa học bằng khoa học.
Bái phục Hoàng Tuấn Công. Xã hội sẽ vững mạnh hơn, chuẩn mực hơn nếu các lĩnh vực có thêm những người như Hoàng Tuấn Công.
Bổ sung:
GS Nguyễn Lân và tác giả Hoàng Tuấn Công: Một trẻ, một già và một câu hỏi
21/08/2017 – 20:00
PNO – 2.000 cuốn sách thuần học thuật với giá không hề rẻ mà chỉ trong vòng một tuần bán hết vèo và nhà xuất bản phải tính đến chuyện tái bản. Đấy là một sự kiện chưa từng có.
- Năng lượng tình yêu của nhạc sĩ Doãn Nho
- Những quy tắc khác người của sao quốc tế khi đến Việt Nam biểu diễn
Một trong những lý do khiến người ta háo hức tìm đọc cuốn Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu có lẽ là sự bất đối xứng khổng lồ giữa hai tác giả. Hơn nữa, trong sinh hoạt học thuật ở nước ta, đây là lần đầu tiên có một công trình dày dặn, tới gần 600 trang, do một người viết phê phán một người. Ngày xưa, Ngô Tất Tố cũng Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim, nhưng tuổi tác và vị trí học thuật giữa Ngô Tất Tố và Trần Trọng Kim không chênh lệch nhau đến thế và cuốn sách của Ngô Tất Tố cũng chỉ 74 trang.

Hai người cách nhau 64 tuổi. Một được đào tạo về dân tộc học, làm công tác khuyến nông ở một tỉnh lẻ, gần như vô danh trong chuyên ngành từ điển; nghiên cứu là chuyện tay trái, sau khi hoàn thành công việc tại cơ quan. Một dạy đại học, nổi danh trong giới nghiên cứu, với danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; suốt đời cặm cụi làm từ điển, là tác giả và đồng tác giả của gần 10 cuốn từ điển. Cuộc “đối đầu” ấy đã khiến giới học thuật rúng động.
Nhưng công trình của Hoàng Tuấn Công sẽ là một xì-căng-đan nếu không có giá trị khoa học vững chắc. Đọc Hoàng Tuấn Công, phải thừa nhận tác giả có cách làm việc minh bạch, khoa học: mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra.
Ai từng đọc các giai thoại về “Vua chính tả” Nguyễn Lân sẽ sửng sốt khi thấy trong Muốn đúng chính tả (chỉ hơn 100 trang) mà Hoàng Tuấn Công trưng ra được đến 22 lỗi; trong đó có những lỗi khó tưởng tượng được ở một học giả chuyên về từ điển, như: quyến dũ, xàm xỡ, trạnh lòng, sun soe, (ngã) xóng xoài, xặc sỡ, dây trun…
Hoàng Tuấn Công còn đưa ra những bằng chứng cho thấy ngay cả tiếng Việt của cụ Nguyễn Lân cũng có vấn đề. Ví dụ Nguyễn Lân viết: “phá lên cười đgt Nói đám đông đồng thời cười rộ lên: Cả nhà phá lên cười (NgTuân)”. Hoàng Tuấn Công chứng minh: “Đó chỉ là nghĩa của “phá lên cười” trong câu văn của Nguyễn Tuân. Một người bất ngờ bật lên tiếng cười to, sảng khoái vẫn có thể gọi là “phá lên cười”, hoặc cười phá lên, không dứt khoát phải là “đám đông đồng thời cười rộ”.

Nguyễn Lân viết: “thổn thức đgt Khóc nức nở: Cô thổn thức, cố nén tiếng khóc (NgĐThi)”. Hoàng Tuấn Công phê: “Đã “khóc nức nở” làm sao còn gọi là “thổn thức”? Thực ra, cách hiểu từ “thổn thức” đã nằm ngay trong câu văn của Nguyễn Đình Thi mà GS Nguyễn Lân lấy làm ví dụ: “Cô thổn thức, cố nén tiếng khóc”. Bao nhiêu lỗi loại này? Hơn 70.

Làm từ điển, nhất thiết phải có một vốn tri thức nhất định về ngôn ngữ học. Hoàng Tuấn Công dành 14 trang để chứng minh cụ Nguyễn Lân không phân biệt được cụm từ, danh ngữ, thuật ngữ, quán ngữ với thành ngữ; tục ngữ với ca dao; thành ngữ, tục ngữ với câu đố; từ và cụm từ tự do.
Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên khi nhớ rằng ngay từ năm 1956, cụ đã là tác giả bộ sách Ngữ pháp Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 7. Làm từ điển tiếng Việt mà không có vốn tiếng Hán là chuyện liều lĩnh. Trong phần II của sách, với hơn 50 trang, Hoàng Tuấn Công đã phê phán hơn 100 lỗi loại này trong cuốn Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân. Đó là chưa kể những lỗi ở cuốn này lặp lại ở cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam mà Hoàng Tuấn Công cũng phải dành hẳn phần III với hơn 200 trang để phê phán trên 500 lỗi.
Kiến văn của cụ Nguyễn Lân cũng bị phê là hạn hẹp như khi cụ cho rằng rắn hổ mang là “loài rắn độc, đầu hình tam giác, hàm dưới bạnh ra như hai cái mang”. Hoàng Tuấn Công đính chính: “Đầu rắn hổ mang rộng, hơi dẹp, không phân biệt rõ so với cổ, mõm tròn, chứ không phải “hình tam giác”. Phần “bạnh ra” của hổ mang là cổ chứ không phải “hàm dưới””.
Hoặc khi cụ giảng “vịt già gà to” là “Ý nói: vịt có già, gà có to thì thịt mới ngon”; Hoàng Tuấn Công phản biện: “Hình thức đúng của câu này là “Vịt già, gà tơ”, nghĩa là vịt phải già tháng nuôi một chút; gà phải là gà tơ, nhảy ổ đẻ mới ngon”.
Và sau hết (hay trước hết), làm từ điển phải có một phương pháp khoa học. Hoàng Tuấn Công cho thấy cụ Nguyễn Lân thiếu hẳn một cách làm như vậy: sách của cụ không hề ghi thư mục tham khảo, hay bất cứ tài liệu, sách báo tra cứu, tham khảo nào; và trên thực tế, rất nhiều lỗi hoàn toàn có thể tránh được nếu cụ cẩn thận tra cứu, chứ không phải suy diễn, phỏng đoán.
Mặt khác, nhiều khi cụ lấy từ điển làm nơi để giảng giải quan điểm giai cấp hoặc chính trị, mà quên đi nhiệm vụ của người làm từ điển là giải thích một cách khách quan, đúng như nó được dùng trong thực tế.
Đọc những dòng tự tin chắc nịch “Sai”, “Không đúng”, “Không chính xác”, “Giảng sai”, “Sai hoàn toàn”, “Nhầm”, “Nhầm lẫn”… của Hoàng Tuấn Công; người ta thú vị vì cách viết không kiêng nể của một người trẻ đối với một lão trượng. Xấc láo quá chăng?

Năm 1928, ông tú Phan Khôi chỉ mới 41 tuổi, trẻ hơn Hoàng Tuấn Công bây giờ; viết bài bút chiến trên Đông Pháp thời báo với một tên tuổi như Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng – tiến sĩ, nhà cách mạng đi tù Côn Đảo 13 năm, đương kim Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ. Cụ Huỳnh đã nhanh chóng trả lời, nói thẳng tâm phục lời chỉ trích của Phan Khôi.
Có người vin vào tuổi tác của cụ Nguyễn Lân (Từ điển từ và ngữ Việt Nam viết năm ông 90 tuổi và hoàn thành năm 95 tuổi) để cho rằng những ý kiến phê phán công trình của cụ là “nhẫn tâm với một người suốt đời chăm lo cho sự trong sáng của tiếng Việt”. Đó là cách nói ngụy biện, đánh vào lòng thương, thay vì đối mặt với vấn đề.
Mà, đâu phải đến Từ điển từ và ngữ Việt Nam năm 2000 mới có lỗi. Sai sót của cụ xuất hiện ngay từ cuốn đầu tiên – Muốn đúng chính tả – xuất bản năm 1949, lúc cụ 43 tuổi; xuyên suốt cho đến cuốn cuối cùng. Nói như An Chi: “Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết”.
Tuy không phải là người đầu tiên viết về những sai sót trong từ điển của cụ Nguyễn Lân, Hoàng Tuấn Công có lẽ là người cuối cùng căn bản khép lại những tranh cãi đã kéo dài hàng chục năm qua. Từ góc nhìn khác, cuốn sách vượt ra ngoài khuôn khổ cuộc tranh luận với một cá nhân. Nói như tác giả – “nội dung sách thực chất là những phê bình và khảo cứu về việc giải nghĩa tiếng Việt”. Đó là một đóng góp lớn cho khoa Từ điển học của nước ta.

Sách của Hoàng Tuấn Công đặt một câu hỏi về cơ chế quản lý khoa học hiện hành: Làm thế nào những công trình đầy sai sót như vậy lại có thể vượt qua lớp lớp kiểm định để nghiễm nhiên được trao Giải thưởng Nhà nước?
Tác giả Hoàng Tuấn Công sinh năm 1970, là con trai nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ. Anh hiện làm việc tại Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa, phụ trách thông tin tuyên truyền. Công việc hàng ngày của Công là trực tiếp xuống với nông dân, ra ruộng, đến với những trang trại chăn nuôi trồng trọt để thực hiện những phóng sự truyền hình về các mô hình sản xuất, những thước phim kỹ thuật nông-lâm-ngư nghiệp để hướng dẫn, khuyến cáo nông dân sản xuất, trồng trọt, phòng trừ dịch bệnh… theo mùa vụ.
Hiện tượng Hoàng Tuấn Công là điều đáng mừng cho học thuật nước nhà. NXB Hội Nhà văn cho in cuốn sách cũng là đã vượt qua cái cấm kỵ vô hình, đem đến một làn gió mới cho ngành xuất bản và giới nghiên cứu. Nó cho thấy mọi tượng đài đều phải chịu thử thách của lý trí và mọi vinh danh trong hiện tại không chắc sẽ bền vững trong tương lai.
Hoàng Dũng
Thiệt za, chúng ta hổng nên vinh danh & fát chiển những hiện tượng như Hoàng Tuấn Công, 1 cán bộ quèn zữ nhịm dụ khuyển ưng, nộn, lông . Vì nhiều hệ lụy
1-Tạo ra tư di khinh thường những bậc có tuổi, khinh thường tôn ti chật tự, dẫn tới những hiện tượng khoe khoang, làm màu nợi zụng oanh tạc nét . 1 bài có hại chỉ cần 1 người xe, tác hại đó đã nâng lên cấp nũy thừa
2-Tạo ra thái độ khinh thường những bậc chưởng thượng đồng thời nà các chí thấc đáng kính . Nguyễn Nân nà thân fụ của anh em nhà Nguyễn Nân Thắng, nà khởi điểm của za đình có chiền thống cách mạng, đã từng hoàn thành xuất sắc rớt nhìu nhịm zụ Đảng rao . Ông là tác giả của loạt bài đanh thép nên án bọn phản động Nhân Văn-Giai Phẩm, đồng thời là 1 học giả cách mạng đã nhận lãnh nhiều giải thưởng như Nhà Giáo Nhân Dân -nhà giáo Phạm Toàn cũng được danh hiệu cao quý này . Thía mà Hoàng Tuấn Công mổ xẻ thêm -từ của đế quấc tư bẩn- cái lít đỗ thứ 2. Hay nói như Giáo sư Tương Lai, Hoàng Tuấn Công là 1 kẻ đốt đền ngu xuẩn . Với những hiện tượng như Hoàng Tuấn Công, người ta chợt nhận ra bộ mặt thật, bản chất thật của những học giả cách mạng thiệt; aka người ta sẽ dần quên mất câu nói “Ngu như bò”. Ít nhất còn có 1 thứ vẫn còn nhớ ơn trí thức cách mạng; con bò . Vì nhờ có trí thức lão thành cách mạng, con bò không còn mang xú danh chiền thống nữa .
3-Làm tư di phản trí thức, nhất là trí thức cách mạng, trước đây chỉ âm ỉ trong giới cực đoan vô học, aka ruồi muỗi, thì nhờ Hoàng Tuấn Công, nó biến thành ngọn lửa . Nguyễn Lân, thân phụ của Nguyễn Nân Thắng, là con dê tế thần đầu tiên . Ngọn lửa đó cũng soi rõ nền khoa học các bác toàn 1 đống thum thủm, đụng vào đâu cũng thấy dòi . Tớ chắc chắn chiện này đám phó thường dân Nam Bộ chỉ chặc lưỡi “Ui, tụi Cộng Sản đó mờ . Tụi đó thì ngu có tiếng rùi”. Tất nhiên, ngoại trừ đám Nguyễn Thùy Dương thì ông bà cô í vưỡn nà thông thới .
4-Làm nền khoa học nước nhà đang phát triển bon bon bỗng chựng lại . Thiếu điều vỡ trận . Trí thức trẻ Việt Nam lo bấn xúc xích . Bố khỉ, thầy mình còn bị đập thì mình cứ sáng xách ô đi, tối vác về là đủ gòi . Có xin tiền in ấn cũng nên phát hành nội bộ, đừng có rùm beng . Ngậm miệng ăn tiền Đảng là thượng sách . Kiểu này thì nền khoa học Việt Nam nàm thao mà tiến được . Tạp nham lựt khoe đã ráng xây dựng mình thành 1 sân chơi cho trí thức xã hụi chủ nghĩa, gặp phải những đứa có tẹo chữ nghĩa nhưng thái độ vô học & cực đoan cứ phê bình, chê bai thía lày thì chỉ còn để chế độ kiểm duyệt còm thui .
5-Hiện tượng Hoàng Tuấn Công làm các giải thưởng Nhà Nước như giải thưởng Hồ Chí Minh, danh hiệu Nhà ráo nhăn răng vốn danh giá bỗng dưng rớt giá thảm hại . Cùng với đó là các tổ chức nghiên cứu học thuật nước nhà . Coi như chấm hết nền giáo dục do những đại trí thức cách mạng sáng lập . Chu Mọng Lông đang là nhà giáo rớt ư là đáng kính trở thành người đưa đò trên sông Styx. Tiến sĩ tiến sẽo, giáo sư ráo xiếc hiện ra là 1 lũ nói bậy & thờ Trần Ích Tắc .
6-Nhiều người đã nhận định chính ngành giáo dục đã là 1 cột trụ chống đỡ cho chế độ . Một mình Hoàng Tuấn Công đang làm nó lung lay .
Ti zậy, tớ nghĩ Hoàng Tuấn Công chỉ là 1 hiện tượng nhất thời . Xã hội ta có cái hay là tự điều chỉnh & loại đi những thành tố không có lợi cho sự sinh tồn của nó . Hoàng Tuấn Công nên chuẩn bị cho mình 1 thái độ bình thản . Ông này chỉ là 1 ánh sao xẹt . Lúc ở đỉnh điểm, anh ta có thể làm lu mờ các vì tinh tú trên bầu trời học thuật xã hụi chủ nghĩa . Nhưng cũng chỉ 1 thời gian (rất) ngắn sau, bầu trời học thuật xã hụi chủ nghĩa nước nhà sẽ chìm lại vào đêm đen, và những vì tinh tú trước giờ sáng láng, sau Hoàng Tuấn Công, vẫn tỏa ánh sáng êm dịu trong màn đêm dày đặc của nền khoa học/học thuật/giáo dục nước nhà.
ThíchThích
Thảo nào những emails của các cháu tôi, những đứa trưởng thành tốt nghiệp đại học, có đứa là cô giáo mà đầy những lỗi chính tả.
Không kể đến ngôn từ chúng trao đổi với nhau trên Facebook. Thật là ngao ngán.
ThíchThích