1275. Sự phân tách kinh tế Mỹ – Trung mới chỉ bắt đầu

Nghiên cứu quốc tế/ Financial Times

Nguồn: Gideon Rachman, “The decoupling of the US and China has only just begun”, Financial Times, 17/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi mọi thứ quen thuộc và thoải mái thay đổi đột ngột, bản năng của con người là tin rằng nó sẽ sớm trở lại bình thường. Ý tưởng rằng cuộc sống có thể đã thay đổi vĩnh viễn là điều quá đáng lo ngại khiến chúng ta khó chấp nhận. Chúng ta đã nhìn thấy tâm lý này dưới thời Covid-19. Chúng ta cũng đang chứng kiến ​​điều đó khi các doanh nghiệp phản ứng với vòng xoáy đi xuống trong quan hệ Mỹ – Trung.

Sau 40 năm hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng giữa Mỹ và Trung Quốc, khó có thể tưởng tượng đượcmối quan hệ thực sự bị cắt đứt. Nhiều giám đốc điều hành tin rằng các chính trị gia ở Washington và Bắc Kinh sẽ giải quyết sự khác biệt của họ khi họ nhận ra tác động thực sự của việc “phân tách” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người ta hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại sẽ làm ổn định mọi thứ, cho dù phải đợi đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nhưng điều đó là quá chủ quan. Thực tế là việc tách rời còn tiếp diễn. Nó đã lan rộng ra ngoài ngành công nghệ và tài chính. Theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp lớn, từ sản xuất đến hàng tiêu dùng. Và tất cả các công ty đa quốc gia – ngay cả những công ty có trụ sở tại châu Âu – cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi họ cố gắng vượt qua chuỗi cung ứng bị gián đoạn và những thay đổi trong luật pháp Mỹ và Trung Quốc.

Quá trình này đang được thúc đẩy bởi sự thay đổi cơ bản trong cách cả Hoa Kỳ và Trung Quốc nhìn nhận mối quan hệ của họ. Trong bốn thập niên qua, logic kinh doanh đã chiếm ưu thế so với cạnh tranh chiến lược. Nhưng chúng ta đang ở trong một thế giới mới, trong đó sự cạnh tranh chính trị lấn át các động lực kinh tế – ngay cả đối với một tổng thống Hoa Kỳ tự hào là một dealmaker (người chốt giao dịch). Khi Donald Trump được thông báo rằng lệnh mới của ông – buộc các công ty Mỹ cắt đứt quan hệ với WeChat, một ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc – sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Mỹ tại Trung Quốc, phản ứng của ông là “Có sao đâu”.

Đây không chỉ là sự điên rồ kiểu Trump. Hiện tại, có một sự đồng thuận lưỡng đảng ở Washington trongviệc phải cứng rắn với Trung Quốc, ngay cả khi điều đó làm tổn hại đến lợi nhuận của các công ty. Một dự luật buộc các công ty Trung Quốc hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ nếu họ không công khai sổ sách với các cơ quan quản lý của Mỹ đã được thượng viện nhất trí thông qua vào tháng Năm.

Ở Bắc Kinh cũng vậy, mệnh lệnh chính trị phải khẳng định chủ quyền giờ đây lấn lướt động lực thương mại trong việc tránh đối đầu với Mỹ – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự trên khắp Biển Đông, chấm dứt quyền tự trị của Hồng Kông và bỏ tù hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Các đe dọa quân sự đối với Đài Loan ngày càng công khai hơn.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau vì đã bắt đầu tình trạng thù địch. Trung Quốc chỉ ra việc Trump đơn phương áp đặt thuế quan. Còn Mỹ phản hồi rằng Google và Facebook đã bị chặn ở Trung Quốc hơn một thập kỷ trước khi Mỹ có hành động nghiêm túc chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ByteDance.

Cho dù ai đã bắn phát súng đầu tiên thì cả hai bên đều bị khóa chặt vào một logic ăn miếng trả miếng. Nếu Mỹ thực hiện thêm các biện pháp chống lại WeChat và Huawei, Bắc Kinh có thể sẽ đáp trả bằng cách hạn chế hơn nữa các công ty công nghệ của Mỹ tại Trung Quốc. Khi căng thẳng chính trị gia tăng, các thương hiệu tiêu dùng Mỹ sẽ dễ bị công chúng Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc tẩy chay. Đó có thể là tin xấu đối với các thương hiệu nổi tiếng của Mỹ như Starbucks và Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia.

Ngoài yếu tố cảm xúc, quá trình tách rời cũng được thúc đẩy bởi những đánh giá mới về rủi ro. Việc các công ty Trung Quốc bao gồm ZTE và Huawei có nguy cơ bị cấm mua chip máy tính của Mỹ đã thúc đẩy Trung Quốc tự cung tự cấp các công nghệ quan trọng. Các công ty Hoa Kỳ cũng đang phòng ngừa rủi ro. Apple, công ty đã xây dựng hoạt động kinh doanh của mình xung quanh việc sản xuất ở Trung Quốc, đang sản xuất iPhone mới nhất của mình ở Ấn Độ bên cạnh Trung Quốc.

Một lĩnh vực xung đột đang nổi lên là ngân hàng và tài chính. Trong thập niên qua, Mỹ đã triển khai các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các nước bao gồm Iran và Venezuela, những biện pháp thường có tác động nghiêm trọng. Bây giờ Mỹ đang bắt đầu sử dụng công cụ này trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc.

Các quan chức chính phủ ở Hồng Kông và Tân Cương đã bị áp đặt các biện pháp trừng phạt, khiến họ bị loại khỏi hệ thống tài chính Mỹ. Do vị trí trung tâm của đồng đô la trong thương mại toàn cầu, các ngân hàng quốc tế đang cảnh giác tránh vi phạm những điều này. Rủi ro đó có thể kiểm soát được nếu chỉ giới hạn ở một vài cá nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu và khi các biện pháp trừng phạt tài chính được áp dụng đối với các công ty lớn của Trung Quốc?

Các ngân hàng Phố Wall, vốn đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc tư vấn niêm yết cho các công ty Trung Quốc ở New York, đang cho rằng ngay cả khi việc niêm yết (ở Mỹ) tiếp tục bị cấm, họ vẫn có thể đưa các công ty sang thị trường Hồng Kông. Nhưng điều đó sẽ tuỳ thuộc vào việc họ có bị cấm đoán bởi chính phủ Mỹ và Trung Quốc hay không – cả hai điều này đều chưa thể biết trước.

Các quốc gia và công ty châu Âu hoặc Đông Nam Á khó có thể đứng ngoài cuộc. Quyết định của Anh mở cửa thị trường viễn thông 5G cho Huawei – trước sự phản đối của Hoa Kỳ – được chứng minh là không bền vững. HSBC, có trụ sở chính tại Anh nhưng tạo ra 80% lợi nhuận ở châu Á, đã bị đẩy vào cuộc đối đầu khi buộc phải đưa ra bằng chứng trong vụ Mỹ truy tố Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei.

Các doanh nghiệp lớn sẽ muốn giữ vị trí trung lập trong cuộc chiến tranh lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng điều đó có thể là bất khả. Lịch sử thế giới 40 năm qua được xây dựng dựa trên toàn cầu hóa và mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng thế giới đó đang nhanh chóng biến mất.


Liên quan:

6 comments

  1. Trước khi tiếp theo lời còm của tớ đ/v bài biện hộ cho chủ nghĩa tư bẩn của Hồ Quang Phương trên báo quân đụi, tớ đọc phải câu này cũng trên báo quân đụi

    “Phủ nhận thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xuyên tạc lịch sử, hướng lái con thuyền cách mạng nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, là thủ đoạn không mới, nhưng vô cùng thâm độc của các thế lực thù địch”

    Hahahaha. OK, sau phần này tớ sẽ phụ lục về danh sách máu của Forbes mà Phạm Nhật Vượng lọt vào trở thành 1 thứ đáng tự hào với Hồ Quang Phương .

    Đọc phần này về cái-gọi-là “định hướng xã hụi chủ nghĩa” trong bài HQP

    “nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”

    Có nhiều phần, tách riêng ra . Chiện lãnh đạo của Đảng & quản ní của ô sin của Đảng, aka Nhà nước, đầu tiên wtf does it mean? Níu Đảng Cộng Sản phản bội lý tưởng Cộng Sản của mình thì sự nãnh đạo của Đảng đ/v “thị trường” có bảo đảo được tính xã hụi chủ nghĩa không ? Tạp hý Cộng Sản của Đoàn Minh Huấn vừa có bài VN cần thay đổi & bổ xung luật lệ của mình để thích ứng với các thương mại tự do (free trades). Níu thay đổi & bổ xung luật để làm vừa lòng thị trường tư bẩn, cái này là Đảng lãnh đạo hay Đảng đang bị lãnh đạo, bị thị trường aka tư bẩn lôi xềnh xệch vậy ?

    “lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người” Again, chiện bóc nột Đảng tính thía quái nào bi chừ ? Nghịch lý Ăng ghền công nhân không có khả năng sở hữu những sản phẩm do chính mình làm ra Đảng đã giải quyết tới đâu rùi ? Hay là ah, Phúc it? Đừng nói là Việt Nam là nước xã hụi chủ nghĩa, nghịch lý Ăng ghền chỉ xảy ra ở những nước tư bẩn, chả thỉa nào xảy ra được ở Việt Nam nhá . Lấy thẳng Phạm Nhật Vượng, Đảng tự hào vì khứa này lọt vô danh sách máu, cho nó tiện . Có nhà báo xã hụi chủ nghĩa nào dám điều tra xem công nhân xây dựng Vinhomes ở đâu không ? Với giá 1 căn hộ ở VinPearl hay Vin Tự Do gì đó, có công nhân xây dựng nào có đủ tiền để ở đó không ? Thử làm điều tra xem thành phần nào ở đó ? Và thử giả dạng làm công nhân ra apply mua 1 căn hộ ở trỏng xem có khác gì dân da màu apply cho 1 căn hộ trong Trump Tower không ? Bây giờ sản xuất ô tô với động cơ BMW, công nhân nhà máy -phải gọi đúng là- lắp ráp chiếc xe Frankenstein có đủ tiền để sắm cho mình 1 chiếc không ? Ai cũng biết câu trả lời rõ ràng là Không . Nếu nghịch lý Ăng ghền vẫn sống mãi trong sự nghiệp phản cách mạng của Đảng ta thì “tiến bộ & công bằng xã hội” có xảy ra không, hoặc trong trường hợp này phải hỏi “là cái gì ?”.

    Và những thứ bất cập này bắt đầu xuất hiện trong ngôn ngữ của Đảng . Ngày xưa, Đảng xưng là đại diện cho giai cấp vô sản bị tư bẩn bóc lột, bây giờ Đảng đại diện cho cả 2 phía của chiến trường đấu tranh giai cấp; tư bẩn & công nhân, bóc lột & bị bóc lột . Hay nói thẳng ra, lập trường giai cấp của Đảng có vấn đề . Một Đảng Cộng Sản có vấn đề về lập trường giai cấp, chiện zui đấy nhẩy . Chiện mất lập trường giai cấp thời Bác Hồ là chiện lớn, bây giờ thì … ờ, cứ vô tư thui . Tệ hơn nữa, dư lợn viên aka chiến sĩ trên mặt trận bảo vệ tư tưởng miệt thị công nhân Việt hổng chịu tạo ra giá trị thặng dư . Chắc để tư bẩn bóc lột . Ơ nhưng mà Đảng cũng đại diện cho giới bóc lột lun rùi . Tới bây giờ thì Đảng cũng hổng biết mình là ai, nói gì tới 1 thằng cực đoan & vô học như tớ . Chỉ tưởng tượng Đảng bây giờ đã qua Thái đổi giới, nhưng ít tiền nên operation gone bad. Everything is wrong. Tớ chỉ chắc chắn 1 điều, Đảng này đek phải Cộng Sản, hay đúng hơn, chỉ còn thoáng ít hương xưa . Mùi máu, mỡ & mồ hôi của tư bẩn thúi nát đã ngợp lên che hẳn mùi hương thời nào rùi .

    Có thỉa gọi là Đảng Ngụy Cộng Sản được hông ?

    HQP hổng dừng lại ở đó . Không những hắn dùng mọi thủ thuật ngụy biện -hơn hẳn bọn thế lực thù địch của báo công an- để biện hộ cho chủ nghĩa tư bẩn thúi nát, ô/b HQP còn đả phá quá khứ vinh quang của 1 Đảng Cộng Sản chân chính . HQP gọi đó là giáo điều, trì trệ, bảo thủ . Whoa, đọc lại thì bài này đã được chỉnh sửa 1 số nội dung đem khẩu pháo Tô Vĩnh Diện ra bắn vào quá khứ . Chỉ lói thía lày, để biện hộ cho chủ nghĩa tư bẩn đang thống trị ở Việt Nam, báo chính thống lề Đảng đã hăng say quá mức cần thiết đến độ đả phá quá khứ, xem ngày xưa là giáo điều, bảo thủ, trì trệ … thậm chí ngay trên báo quân đụi còn đấu tố quá khứ bằng cách huỵch toẹt luôn là nạn đói khá phổ biến trong quá khứ hào hùng của dân tộc, aka thời Bác Hồ .

    Đọc những tư di kiểu này, tớ có cảm tưởng cán bộ nhà mềnh đang trong bàn nhậu văng tá lả “Tiên sư, bố mày đang ăn sung mặc sướng, bàn nhậu ê hề thía lày mà mày bảo bố mày phải trở về thời đói rách ngày xưa à ? Còn lâu bố mày mới chịu nhá!”. Thú thật, tớ thà nghe 1 câu thẳng thắn như vậy, phản bội 1 đi không trở lại, cách mạng vì cái miệng chứ đek phải ní tưởng ní téo gì hết, còn hơn là 1 đống ngụy biện, tất cả đều cùng chung mục đích là biện hộ cho chủ nghĩa tư bẩn, cho con đường phản bội lý tưởng Cộng Sản Bác Hồ đã chọn cho đất nước & dân tộc .

    Và những thứ này được xem là “nền tảng tư tưởng của Đảng”, tớ thêm, hiện giờ . Ngày xưa thì khác, và tương lai thì vô định . Nói chung, “nền tảng tư tưởng của Đảng” như cá ngoài chợ, subject to change w/o notice. Và hiện giờ với “nền tảng tư tưởng của Đảng” là full-blown phản cách mạng, phải chăng “biểu hiện chệch hướng” là những lời kêu gọi trở về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa như ngày xưa ? Và những người đưa ra lời kêu gọi này, chính họ mới là “thế lực thù địch”. Còn ai cổ vũ Tới luôn bác tài để Đảng hăng hái xây dựng chủ nghĩa tư bẩn như John Kerry trở thành công dân gương mẫu nếu ở trong nước, và là bạn của Việt Nam nếu là người nước ngoài ?

    Đúng . Đảng Ngụy Cộng Sản đi rất đúng hướng . Nhưng bảo hướng Đảng đi là chủ nghĩa xã hội … Bác Tổng-Chủ có đưa ra lời dự đoán rằng thìa là mà tới cuối thế kỷ này chưa chắc xuất hiện chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . Với hướng đi chính xác kiểu này, tới cuối thiên niên kỷ này Việt Nam cũng chưa thấy chủ nghĩa xã hụi ở chỗ nào .

    Thích

    • Phụ lục list tỷ phú của Forbes

      Như đã nói rồi, cái list này nhiều người gọi là danh sách máu & nước mắt . Người nghĩ ra ý này cứ tưởng lập nên cái list này sẽ dễ, vì cứ tới mấy chỗ Đô Năm Trăm thời còn là tài phiệt léo hánh là có ngay . Nhưng đến khi bắt đầu làm rùi mới thấy không dễ như tưởng tượng . Điều đầu tiên là verifiable wealth. Hóa ra bọn tư bẩn hổng thích cho người khác biết mình thật sự có bao nhiêu tiền . Ngay cả sau khi wealth đó được verified, ít ai muốn cho người khác biết mình làm giàu bằng cách nào . Một trong những người có tên trong list là Pablo Escobar. Nói như bên đây, Phạm Nhật Vượng in good company. Với verifiable wealth khoảng 2 tỷ đô thời đó, tức khoảng 10 tỷ bây giờ . Business là 1 cty taxi có 6 chiếc . i kid you not. 6 chiếc taxis có lợi nhuận khoảng vài triệu đô/tháng, ngay cả khi cả 6 chiếc bị đối thủ của Escobar đốt sạch . See how that come about? Cái này là trước thời Panama papers. Sau đó thì số tỷ phú tăng vọt vì (rất) nhiều người mặc dù là tỷ phú nhưng wealth của họ toàn nằm ở chỗ hổng ai thấy . Tại sao tài sản của họ phải giấu kín, có lẽ ai cũng đoán được .

      1 số là những quan chức của các chế độ dân chủ, níu đọc phân tích của đám trí thức thường xuất hiện trên trang nhà của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng . Châu Phi, Á & Mỹ Latin, hễ ai là lãnh đạo, người đó ngồi chễm chệ trong danh sách máu . Kế tới là trùm ma túy . Pablo Escobar là trùm của Medellin, còn Bogota lại có những ông trùm khác . Chưa kể các ông trùm ở Mễ như Miguel Gallardo, El Chapo, và gần đây là El Mayo. Chủ nghĩa Cộng Sản xụp đổ ở Đông Âu xuất hiện những ông trùm băng đảng ở Nga, cũng vô danh sách của Forbes. Sơ sơ mà đã vậy rùi . Thêm vài trự chuyên buôn bán vũ khí lậu nữa chớ . Liên Xô đổ nên tướng lãnh Sô Viết ngày xưa bán whole sale vũ khí quân đội cho các warlords của Somalia, cho Al Qaeda … trở thành giàu có . Họ rửa tiền bằng cách lập ra những công ty ở khắp thế giới . Forbes dựa trên các công ty đó mà đánh giá . Châu Phi thì blood diamond cũng tạo ra vài trự chui vô danh sách đó mà ngồi . Mỹ thì vì thời các tổng thống dâm chủ khắt khe về môi trường, các tay tư bẩn chuyển hết các operations có hại về môi trường ra ngoài . Thêm cả đống vô cái danh sách đó ngồi . Riết rùi có (rất) nhiều nước xem cái danh sách đó là list of shame, & rất nhiều tay tư bẩn muốn làm mọi cách để rớt khỏi danh sách đó .

      Như nhiều người đã đánh giá, cái list đó là danh sách máu, vì nó gồm bóc lột thậm tệ, phá hoại môi trường, tội phạm, wealth gap, đấu tranh giai cấp … mọi thứ đều trở nên gay gắt . Hầu như không 1 quốc gia nào tự hào khi nước mình có người lọt vào cái list đó . Việt Nam có vẻ là trường hợp đầu tiên & duy nhất . Chỉ có cái lày, những tay tư bẩn từ các nước tư bẩn trong cái list máu đó xuất khẩu tất cả những thứ Marx đã cảnh cáo đó qua những quấc gia như Việt Nam, còn đám tư bẩn từ những nước như Việt Nam đek xuất khẩu được đi đâu . Vừa ôm đồ tư bẩn, vừa thêm vô những thứ Trời đánh của chính mình .

      Việt Nam hiện giờ, nói theo ngôn ngữ Lenin, là đêm trước của cuộc cách mạng vô sản . Thay vì mở những lớp về đấu tranh bất bạo động, những người muốn thay đổi nên dạy chủ nghĩa Mác-Lê cho giai cấp công nhân ở Việt Nam . Bảo đảm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ ngắn bằng 1 nửa hoặc 1/4 hay ngắn hơn, và kỳ này 1 đảng Cộng Sản chân chính sẽ lãnh đạo, thay vì 1 đảng Ngụy Cộng Sản như bây giờ

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.