1355. Nghi vấn trong thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc

TRITHUCVN/ The Liberty Times

  • Tiểu Quỳ
  • Thứ Ba, 25/08/2020 

Mới đây, có thông tin rằng Trung Quốc đã có vắc-xin viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và đang được thử nghiệm lâm sàng. Thời báo Tự Do (The Liberty Times) tại Đài Loan dẫn thông tin cho biết người tham gia thử nghiệm phải ký “thỏa thuận bảo mật” trước khi nhận tiêm vắc-xin. Thông tin gây nhiều tranh luận trái chiều, chất vấn tính minh bạch của hoạt động cũng như ý đồ của cơ quan chức năng Trung Quốc.

Tiếng nói nước Pháp (RFI) dẫn nguồn tin cho biết, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do một công ty dược phẩm Trung Quốc phát triển đã bước vào thử nghiệm lâm sàng và sẽ được tung ra thị trường vào mùa thu hoặc mùa đông sắp tới. Có người phụ trách trong công ty này tiết lộ, hiện nay, Bắc Kinh đã tiêm vắc-xin trên phạm vi nhỏ tại một số khu vực, hầu hết những người tiêm vắc-xin thuộc một nhóm cụ thể, bao gồm nhân viên công ty và nhân viên y tế chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị cho ra nước ngoài thường trú, người tham gia phải ký “Thỏa thuận bảo mật” không được để lộ thông tin. Công ty sẽ trả trước 1.000 nhân dân tệ cho người tham gia.

Người phụ trách nói trên cũng cung cấp hình ảnh “Bản Đồng thuận có Ý thức” (Informed Consent Form) cho thấy vắc-xin này được phát triển bởi “Công ty TNHH Nghiên cứu Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh” để ngừa virus corona mới, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc phê duyệt để nghiên cứu lâm sàng, và đã qua Viện Nghiên cứu Giám định Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc chứng nhận tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thông tin này chưa được nhà cầm quyền Trung Quốc chính thức thừa nhận.

Người này cũng cho biết không cảm thấy gì sau khi tiêm mũi đầu tiên, nhưng một số đồng nghiệp của anh ta nói rằng sau khi tiêm cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, một số khác thì bị sốt.

Việc phải ký “thỏa thuận bảo mật” tiêm ngừa đã gây ra nhiều tranh cãi, trong đó có người chỉ trích rằng những người tham gia thử nghiệm vắc-xin đã trở thành “chuột bạch”.

Ông Lý Đôn Hậu (Li Dunhou), cựu giáo sư Viện Y tế Cộng đồng Đại học Harvard chỉ ra, điều kiện tiên quyết để tiêm thử nghiệm vắc-xin là phải được sự đồng ý thực sự của người tham gia, đó phải là dựa trên sự tự nguyện thực sự, không phải bị ép buộc tự nguyện. “Là nhân viên của những công ty này, bạn có thể không tự nguyện?”

Đồng quan điểm, Bà Hà Phương Mỹ (He Fangmei) người sáng lập nhóm bảo vệ quyền lợi “Ngôi nhà vắc-xin cho bé”, là người có thành viên gia đình có trẻ là nạn nhân của vắc-xin ở Hà Nam cho biết, điều bà lo lắng nhất là sự minh bạch của thông tin vắc-xin ở Trung Quốc:. Bà nói: “Lo lắng lớn nhất của tôi là sự mù mờ của thông tin. Chúng tôi không thể hiểu được tác dụng phụ của vắc-xin, không biết các thỏa thuận bảo mật của những người tiêm vắc-xin này có nội dung gì?” Nếu vắc-xin không hiệu quả hoặc có vấn đề, quan chức có thể dễ dàng che đậy sự thật?

Bất thường tình hình vắc-xin Trung Quốc

Hãng tin AP (Pháp) từng dẫn nguồn tin cho biết, gần đây một công ty con của “Tập đoàn luyện kim Trung Quốc” (China Metallurgical Group Corporation) đã thông báo với Chính phủ Papua New Guinea rằng 48 nhân viên của họ đã được tiêm phòng trước khi trở lại làm việc, nếu việc kiểm tra khi nhập cảnh cho kết quả dương tính thì đó là phản ứng bình thường sau khi tiêm phòng chứ không phải là do bị nhiễm virus. Tuy nhiên, Chính phủ Papua New Guinea không tin tưởng nên yêu cầu Trung Quốc lập tức đưa ra lời giải thích, đồng thời ngăn một máy bay thuê chở hơn 100 nhân viên Trung Quốc hạ cánh xuống nước này.

Hiện nay trên thế giới chưa có vắc-xin nào hoàn thành tất cả các giai đoạn thử nghiệm. Hầu hết các nước đang trì trệ trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn III do quy mô giai đoạn này quá lớn, cần ít nhất 20.000 đến 40.000 tình nguyện viên.

Nhưng hồi cuối tháng 6 năm nay, cơ quan chức năng Trung Quốc đã chính thức thông báo rằng vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “Ad5-nCoV” do nhóm nghiên cứu Trần Vi (Chen Wei) của Học viện Khoa học Quân sự và Công ty Công nghệ sinh học CanSino hợp tác phát triển, đã được Quân ủy Trung ương phê duyệt và có thể bỏ qua thử nghiệm giai đoạn ba thông thường, có thể trực tiếp tiêm phòng cho binh lính. Trong khi nhà khoa học Dương Hiểu Minh (Yang Xiaoming) – chủ tịch Tập đoàn Sinopharm Công nghệ sinh học Trung Quốc và là nhà khoa học chính của dự án vắc-xin quốc gia “kế hoạch 863” thì cho biết, ngày 23/6 tập đoàn này đã khởi động thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba đối với vắc-xin viêm phổi Vũ Hán ở Bắc Kinh, Vũ Hán và Abu Dhabi (UAE), đã có 20.000 người được tiêm vắc-xin.

Sau đó, vào ngày 22/8 cơ quan chức năng Trung Quốc thừa nhận rằng ngày 22/7 Trung Quốc đã chính thức triển khai việc sử dụng khẩn cấp vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.


Liên quan:

11 comments

  1. Đọc phần nhận định của bô (full of) xít về thái độ của dân ta đ/v Trung Quốc, xem chiện giật mình của dân ta là 1 căn bệnh nan y . Chỉ lói thía lày, các bác bô (full of) xít là 1 lũ lang băm . Thiển ý của tớ, có 2 chường hợp, 1- là cái tật của trí thức nhà mềnh . Níu là cái tật thì nan y thật, vì muốn chữa khỏi, trí thức nhà mềnh cần phải làm sống lại dây thần kinh xấu hổ . Khó còn hơn lên Trời! 2- Ở trong quần chúng nhơn dơn thì nó chỉ là hội chứng tâm ní . Đồng nghiệp của ô Mạc Văn Trang ở nước ngoài dư xăng chữa 3 thứ lẻ tẻ này . 1 người nữa đã chữa thành công, làm ai là người Việt đều kính trọng . Đó là Bác Hồ .

    Ô Mạc Văn Trang là trí thức xã hụi chủ nghĩa nên chắc sẽ đồng ý với bô (full of) xít, rằng thìa là mà căn bệnh này nan y khó chữa . Chưa hết, như 1 trí thức xã hụi chủ nghĩa thực thụ, ổng đổ thêm dầu vào lửa làm bệnh càng ngày càng nặng .

    Chửn bệnh: Nói rùi, đây là hội chứng tâm ní do chấn thương tâm ní trong quá khứ mà tạo thành . Tiếng u là PTSD. Ti zậy có 1 số chường hợp mà người ta cho là past-life PTSD, là hiện tượng kỳ bí nằm ngoài sự giải thích của khoa học thông thường . Either way, do PTSD mà thành . Gọi là phobia, & có 2 triệu chứng, 1 là sợ hãi, fear, và 2 là ghét, hatred. Cả 2 triệu chứng đều dẫn tới biểu hiện bên ngoài là hễ nghe tới là bị anxiety attacks, có những biểu hiện cực đoan, aka ngược lại ôn hòa & có học . Fear thì target chính mình, hatred thì target những người vô tội . Ở Việt Nam các bác thì chắc cả 2.

    Đây là cách Bác Hồ chữa cái phobia, đúng tên là Xenophobia, cho dân mình . Thứ nhất dùng thôi miên . Bác Hồ có khả năng làm mê hoặc đa số -nói cho rõ- dân Việt . Chính nhà văn Phạm Toàn, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, đã nói rằng những gì xuất phát từ mồm Bác đều là chân lý . Trong khi Bác thôi miên dân Việt, Bác giới thiệu những yếu tố tạo thành phobia vào tiềm thức để người mình quen dần với nguồn phobia, đồng thời kiu gọi xóa bỏ quá khứ. Kế tới Bác Hồ tạo ra 2 cuộc kháng chiến để tâm trí người Việt quên đi nguồn phobia, thậm chí vì quân đụi ta thua liểng xiểng, Bác Hồ tạo ra đòi hỏi sự có mặt của phobia. Chưa kể bao phủ nguồn phobia bằng chủ nghĩa Mác-Lê . Cuối cùng là dân ta sát cánh cùng quan quân Tôn Sĩ Nghị để đánh Mỹ cho Trung Quốc .

    Đúng là thời này khó hơn vì ngay cả Trung Quốc cũng hoàn toàn hên xui may rủi mới tạo nên được hình tượng Bác Hồ . Muốn tạo lại 1 Bác Hồ 2.0 cũng phải chờ lịch sử chọn lựa . Nhưng không có nghĩa các biện pháp khác không áp dụng được . Có điều, như bác Nguyễn Trung viết, có khó mấy cũng phải làm được, và toàn Đảng toàn dân phải chung sức, cắn răng lại mà cùng làm .

    -Như ô Vũ Ngọc Hoàng đã chỉ ra, hình tượng Bác Hồ vưỡn còn rất thiêng . Đúng, phải tận dụng tối đa hình ảnh Bác Hồ . Đọc lại & đọc phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Trung Quốc. Hiểu xong thì phải làm, không thể chậm trễ . Như 1 thứ substitute cho thôi miên .

    -Kế nữa, phải tạo ra 1 thứ khác để dân không để ý tới cái phobia của mình . Ô Lê Đăng Doanh & cộng sự lâu lâu vưỡn kiu gọi những giá trị của ngày xưa như tinh thần chống Mỹ vv. Time to dig up that bone. Gầy dựng lại ngọn lửa chống Mỹ khi xưa . Đế quấc Mỹ không từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông, chẳng hạn như vậy .

    -Chiện này thì bác Nguyễn Trung & nhiều người cũng đã kiu gọi (rất) nhiều lần rùi, nhưng rất cay đắng “cho đến nay những lời kêu gọi hoà hợp hoà giải vẫn cứ như gió thoảng qua tai”. Tất nhiên, đó là những lời kiu gọi khép lại quá khứ . Không khép lại được quá khứ, vẫn còn những kẻ cực đoan đào bới quá khứ hào hùng với những ngụy biện què quặt ‘Tôi chỉ đi tìm sự thật lịch sử’ thì “Cứ thế này, nghi kị giữa người trong nước và hải ngoại không khéo sẽ trở thành một thứ thuộc tính khó thay đổi, và cái tiềm lực của “khúc ruột ngàn dặm” chỉ còn, như cho đến nay, thể hiện qua những đồng đô la tươi cóp nhặt gửi về giúp người thân (thế mà cũng đến gần chục tỉ) chứ không rộng khắp và hệ thống để xây dựng và phát triển đất nước một cách xứng đáng”.

    Làm được mấy cái gạch đầu dòng không khó nhưng cũng không dễ . Không dễ vì còn quá nhiều kẻ cực đoan, vô học luôn miệng kêu gọi thoát này thoát nọ . Lại còn những người luôn miệng kêu gọi không nên quá chú trọng về phân biệt đúng-sai, nhưng bản thân lại quá chú trọng vào được-mất . Những người này chỉ đổ dầu vào lửa, làm hội chứng thêm trầm trọng . Tớ chỉ hỏi thía lày, nàm thao quantify được được-mất ? Níu bác & bà xã ăn cơm trước kẻng thì ai được & ai mất ? Hay là bác trở thành Vương Nghị và người kia là Phạm Bình Minh sau khi chuyển giới ? Ngay cả 2 người chờ có kẻng mới ăn như 2 con chó nhà Pavlov, sau ngày đó ông tiến sĩ tón nhà ta có dương dương tự đắc như Vương Nghị hay không ?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.