1748. Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nghiên cứu quốc tế/ NIKKEI ASIA by Bilahari KausikanNovember 3, 2020 05:00 JST

07/11/2020

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm.

Một trong những phát biểu ngớ ngẩn nhất mà tôi từng nghe là khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chỉ trích hành động của Nga ở Ukraine vào năm 2014 là hành vi kiểu thế kỷ 19 không thể chấp nhận được trong một thế kỷ 21.

Thực sự có nhiều điều để chỉ trích [trong hành động của Nga]. Nhưng chỉ trích Nga vì coi thường các giá trị và quy tắc của bạn đồng nghĩa với việc cho rằng các đối thủ cạnh tranh phải chia sẻ những cam kết như của bạn. Tại sao họ phải làm như vậy? Bạn cần phải có sức mạnh và ý chí sử dụng nó để khiến họ tôn trọng các giá trị và quy tắc của bạn.

Chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu đã làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Manila, một đồng minh của Mỹ, trong vụ Trung Quốc khống chế bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Khi Trung Quốc nuốt lời, Mỹ không làm gì cả. Năm 2016, Tập Cận Bình hứa với Obama rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Nhưng khi Bắc Kinh làm như vậy bằng cách sử dụng lực lượng hải cảnh thay vì hải quân, Mỹ lại đứng nhìn.

Gọi đó là “sự kiên nhẫn chiến lược”, Obama đã không làm gì trong 8 năm khi Bình Nhưỡng thúc đẩy chương trình hạt nhân của mình. Triều Tiên hiện là một quốc gia hạt nhân trên thực tế, và là thứ tư ở châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.

Giải trừ hạt nhân hoàn toàn là một ảo tưởng. Sự ổn định giữa các quốc gia hạt nhân chỉ có thể được duy trì thông qua khả năng răn đe. Để chiếc ô hạt nhân của Mỹ trở nên đáng tin cậy, Mỹ phải sẵn sàng sử dụng vũ lực thông thường. Nếu bạn miễn cưỡng không muốn sử dụng vũ khí thông thường thì làm sao bạn có thể đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân một cách đáng tin cậy được?

Khi Obama rút quân nhưng không thực thi được lằn ranh đỏ về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học, uy tín sức mạnh của Mỹ ở khắp nơi đã suy giảm. Việc Trump đột ngột từ bỏ TPP là một cái tát vào mặt những người bạn và đồng minh của Mỹ. Nhưng không phải mọi thứ Trump làm đều sai.

Trump hiểu quyền lực, mặc dù theo bản năng. Và ông ta sử dụng quyền lực đó một cách thẳng thừng thô ráp, và đôi khi không mạch lạc. Nhưng khi ông sẵn sàng không kích Syria vì sử dụng vũ khí hóa học trong khi vẫn đang dùng bữa tối với Tập Cận Bình, Trump đã làm được rất nhiều để khôi phục uy tín cho sức mạnh của Mỹ.

Năm 2017, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa theo một quỹ đạo bay qua Nhật Bản. Bình Nhưỡng khoe rằng đây là “một khúc dạo đầu có ý nghĩa đối với việc kiềm chế Guam.” Guam là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Đáp lại, Trump đe dọa sẽ nhấn chìm Triều Tiên trong “khói lửa và giận dữ”. Tất cả các vụ thử tiếp theo của Triều Tiên đều diễn ra theo các quỹ đạo khiến tên lửa của họ không dám lại gần lãnh thổ Mỹ.

Hoa Kỳ dưới thời Trump đã lần đầu tiên bác bỏ rõ ràng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông đã trao quyền cho Hạm đội 7 tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) để thách thức chúng. Bắc Kinh sẽ không từ bỏ các tuyên bố của mình hoặc thay đổi hành vi. Nhưng Bắc Kinh cũng không thể ngăn Mỹ và các đồng minh hoạt động ở Biển Đông mà không đối diện nguy cơ xảy ra chiến tranh. Điều này không phải lý tưởng. Tuy nhiên, tự do hàng hải cần phải được thực hiện như một quyền của các nước, chứ không phải một đặc ân do Trung Quốc ban phát.

Ngược lại, trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, FONOP đã gây ra các cuộc tranh luận công khai ồn ào giữa Lầu Năm Góc và Hội đồng An ninh Quốc gia, điều này làm suy yếu tác dụng của chúng. Quyền lực cứng cần được cân bằng bởi chính quyền lực cứng; sự cân bằng trở nên vững chắc nhờ khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy để kiểm soát các cường quốc hạt nhân khác. Hoa Kỳ là một thành phần không thể thay thế của bất kỳ cán cân quyền lực châu Á nào. Không một tập hợp các cường quốc châu Á nào có đủ sức nặng chiến lược để cân bằng lại Trung Quốc.

Các vấn đề nguy hiểm nhất ở châu Á đòi hỏi sức mạnh cứng: tranh chấp ở Himalaya, eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông. Sự thịnh vượng liên tục của châu Á dựa trên nền tảng là sự ổn định được tạo ra bởi sự cân bằng quyền lực cứng.

Nếu Biden thắng, ông ta sẽ mang theo toàn bộ “hành lý” thời Obama tới Nhà Trắng. Vị phó tổng thống của Obama không thể bác bỏ mọi trách nhiệm về những gì đã xảy ra dưới sự giám sát của Obama. Bạn bè cũng như kẻ thù sẽ xem xét kỹ lưỡng mọi hành động của Biden để xác định bất kỳ dấu hiệu nào thể hiện sự yếu đuối.

Là một thành viên lâu năm của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, chắc chắn Biden hiểu rõ về ngoại giao. Ông sẽ không chuyển hướng các chính sách về Trung Quốc hoặc thương mại. Nhưng chính sách sẽ phải được thực hiện và truyền đạt một cách có trật tự hơn và có sự cân nhắc nhiều hơn dành cho các nước bạn bè và đồng minh. Hình thức và bầu không khí ngoại giao của Mỹ sẽ được cải thiện. Tất cả điều này là rất đáng hoan nghênh.

Nhưng tất cả những điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu chính sách đối ngoại Mỹ rơi vào tình trạng miễn cưỡng sử dụng quyền lực của Obama hoặc sự thiếu nhất quán của Trump. Chúng ta không thể bác bỏ khả năng này.

Các ưu tiên của Biden sẽ tập trung vào trong nước. Đối phó với hậu quả của đại dịch sẽ lấy mất hầu như toàn bộ thời gian và sự chú ý của ông. Những nhân vật mà Biden bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia sẽ có vai trò quan trọng hơn thường lệ.

Biden sẽ không bước vào Nhà Trắng với tâm thế thoải mái, tự tại. Ông sẽ phải quản lý và cân bằng các mong muốn khác nhau của phe tiến bộ và truyền thống của Đảng Dân chủ. Chính sách có thể bị co kéo theo các hướng khác nhau. Những người được bổ nhiệm có thể không phải đều có cùng một tư duy. Các chính sách đối ngoại và đối nội sẽ có sự đánh đổi.

Một chính quyền Biden cuối cùng có thể vẫn thiếu nhất quán như chính quyền Trump, cộng thêm đó là việc không nắm được khả năng thực thi quyền lực.

Bilahari Kausikan là cựu Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore.


Liên quan:

7 comments

  1. Tổng thống Trump thất bại 1 cách cay cú dịp này đã chứng minh 1 chân ní rứt cụ thỉa, 1 thực tía rứt ư khách wan đã được chứng minh từ đời này wa đời khác và được Jackhammer Nguyễn khẳng định lại, đó là động đến Trung Quốc chỉ chuốc lấy thất bại cho mình . Nên chăng Việt Nam, cụ thỉa là Đảng Cộng Sản wang zinh của trí thức nhà mềnh & zăng tộc nên nhận thức đầy đủ zìa cái wi lựt khách wan này mà hành xử cho đúng mệnh Trời . Cãi lại mệnh Trời sẽ làm cho vài vị tiến sĩ tón wen thuộc nhà mềnh càm ràm, nhức óc bổ đề .

    Thui thì cũng xong . Hôm nay tớ way lại 1 chủ đề wen thuộc của ngày xưa, đó là chủ nghĩa xã hội . Trước hết, vài théc méc nho nhỏ . Tớ nghe fong fanh rằng thìa là mà có 1 tổ đặc nhịm chiên zìa tớ chong ban tư tưởng . Hy vọng mình sai . Vì như tớ đã đưa ra lời cảnh báo, tất cả những lời còm đều phát xuất từ 1 tư di cực kỳ cực đoan & bệnh hoạn, 1 trí tưởng tượng cực kỳ nghèo nàn của 1 ngừ hoàn toàn vô học, vô tâm & vô tư với tất cả những thứ như nhân nghĩa nễ chí tín … aka 1 ngừ hổng có lương chi, hổng xứng đáng làm ngừ ziệc, heck, hổng tự hào mình còn là ngừ ziệc lun . Chính vì vậy, những lời kiu gọi tâm huyết chước giờ của các chí thức yêu Đảng qua vô số những kiến nghẽo đ/v tớ đều như nước đổ đầu vịt . Có nghĩa hỉu chít lìn, tại chỗ lun, và ráng chịu . Rất tổn thọ & như nhìu ngừ nhận định, hổng đáng wan tâm . Hổng tin ? Hổng ít ngừ nhận xét mới đọc tới “chủ nghĩa xã hụi” mà đã muốn ói, trong số đó không ít chiên diên chích đùi tay làm hàm nhai . Thử hỏi những chiên diên này với thường xuyên tiếp xúc với chất thải, aka hàng Việt Nam chất lượng cao mà chịu hổng nổi lời còm của tớ, thì chiên nghiên kíu còm của tớ có đáng hông, có lợi cái gì hông ?

    Nhưng níu có tồn tại 1 thứ của khỉ như vậy thì sẽ biết tớ đã nhắc tới 1 chiên diên của Liên Sô ngày xưa . Chỉ lói thía lày, Liên Sô ngày xưa cấp chứng chỉ genius cho 1 số rất ít người, ngay cả viện trưởng viện hàn lâm nghiên cứu chủ nghĩa xã hội cũng hổng được chứng nhận . Nhưng A Zinoviev là 1, và người thứ nhì là 1 ông chủ tiệm giặt ở mockba sau khi Liên Sô xụp đổ . Bai zờ vê, hoan nghênh chú cán bộ Đảng cũng có đọc wa, dont know how much, zìa zinoviev, và chú í nói đúng 1 điểm, đó là tuy hổng tin vào tư tưởng mác-lê, zinoviev tin vào cách mạng, và xem sự xụp đổ của Liên Sô là 1 thảm kịch . Như tớ đã kể về ông chủ tiệm giặt, ông này trước đó là 1 nhân viên cấp cao & đặc biệt thuộc ban nghiên cứu, và ông ta tin vào tư tưởng mác-lê . Bị cho làm cạo giấy vì những tư tưởng mang tính -i freakin hate 2 từ “đột phá”- khá táo bạo zìa chủ nghĩa mác-lê, nhưng sau khi LS xụp đổ, 1 số nhỏ chú ý tới những nghiên cứu của ông này . Tớ là 1 trong những sinh viên tới nhà ổng khênh toàn bộ giấy tờ zìa mỹ khi nghe tin ổng sắp zìa với mác-lê . Hôm nay tớ đưa ra 1 số những ý của ông này . Bai zờ vê, có 1 sự khác biệt rất rõ ràng giữa nghiên cứu tư tưởng mác-lê-hồ 1 cách khoa học & những gì ban tiên láo nhà anh Thưởng đã & đang làm đ/v tư tưởng mác-lê-hồ . Hy vọng níu có chít lìn, tại chỗ lun vì đọc cái còm này, ít ra các đồng chí cũng zìa với mác-lê-hồ với nụ cười thỏa mãn . Fair warning, tớ đọc văn bản bằng tiếng u, & lười si nghĩ nên những gì tớ hổng biết từ tiếng ziệc tương đương, tớ sẽ tương thẳng tiếng u . Nói rùi, hỉu chít lìn, tại chỗ lun, và ráng chịu .

    Như tớ đã nói, vì là chiên diên đặc biệt, ổng có dịp đi hết 1 vòng các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Việt Nam . Phần Việt Nam vừa được dịch 2016. Nhận xét của ông ta là Marx đã nhìn ngược vấn đề . Những thứ như thía zái đại đồng hổng phải là những kết quả của chủ nghĩa xã hội, mà là tiền đề bảo đảm sự thành công của chủ nghĩa xã hội . Đề xuất của ổng lên bộ các chị thời í là phải xóa bỏ biên giới giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện tập trung dân chủ, phê & tự phê ở tầm thế giới, giữa các đảng cộng sản với nhau . Những bullet points ổng đưa ra là 1-không có sự thống nhất trong các chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội . 2- do không có sự thống nhất trong nghiên cứu tư tưởng mác-lê . 3- sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dẫn tới nếu có collab chỉ tồn tại ở tầm vóc nhỏ hơn đáng lẽ phải là 4- dẫn tới sự phá sản về những thuộc tính & mechanism vận hành để bảo đảm tính vững chắc của hệ thống như tập trung dân chủ, phê & tự phê … 5- hoàn toàn không hiện diện tính đồng bộ, không thể áp dụng kế hoạch hóa nên các fail-safe mechanisms hầu như không hiện diện, hoặc không áp dụng được . Zìa điều này, ổng detailed là nếu có 1 quân đội chung thì quân đội đó đủ hùng mạnh để tư bẩn hổng thỉa zòm ngó, 1 chính sách ngoại giao thì ngoại giao con thoi của Kissinger làm chia rẽ khối đoàn kết sẽ thất bại, sẽ không dẫn tới sự xụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa . Có nghĩa níu vữn tôn chọng sự tồn tại của các đường biên giới khá vô nghĩa, chiện đoàn kết giữa các đảng Cộng Sản khó có thỉa xảy ra . 1 chiện này nữa, thời ổng đang nhen nhúm những vết nứt trong quan hệ Xô-Trung . Ổng đề nghị níu Trung Quốc rơi vào tay Mỹ, đây là beginning of the end cho fong chào cộng sản quấc tía . Sự đổ xụp của khối xã hội chủ nghĩa có thể là do Gọc ba chớp, nhưng nó bắt đầu bằng sự rạn nứt Sô-Trung .

    Tới đây ta có thể phản bác những ý kiến trong ban tư tưởng cho rằng 1 số điều trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã “bị thời đại vượt wa”. Geniuses think alike. Bác Hồ vĩ đại đã viết về điều này, thậm chí nhấn mạnh rất nhiều lần . Và đọc kỹ tư tưởng Hồ Chí Minh, ta sẽ thấy ý này cũng phảng phất đó đây . Tại sao Bác Hồ hổng nói rõ ra ? Có lẽ tớ thấu cảm được, vì dân trí, vì điều kiện lịch sử . Cứ thử nhìn lại đám hô hào Thoát Trung, 3/4 là cán bộ từ thời Bác Hồ . Bác mà nói thẳng tuột ra, hổng chừng tụi nó treo cổ Bác Hồ lên trước . Chính vì vậy, Bác Hồ đã làm tất cả những gì có thỉa trong khả năng của mềnh, và tạo ra được những kết quả có giá trị cho tới bi giờ . Đừng bao giờ quên rằng, chính nhờ Trung Quốc qua sự hiện diện của Bác Hồ vĩ đại mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của tư bẩn dân chủ mới thành công bằng “chiến thắng wi wàng”, và nhà phê phê bình bình Phạm Xuân Nguyên đã kết luận tinh thần chống Mỹ đã trở thành 1 thuộc tính của zăng tộc, có nghĩa bất tử & bất khả vi phạm .

    Mún thêm 1 minh chứng zìa tính genius của Bác Hồ ? Chị chang nhà các bác cực kỳ mến mộ ông chủ biên bộ sách giáo khoa cho miền Nam sau ngày giải phóng, aka nhà giáo Phạm Toàn, đã viết lên những lời có cánh zìa ông cố nội này “bằng tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn”, Phạm Toàn đã nhật xét rất chính xác rằng tất cả những gì Bác Hồ nói ra đều là chân lí tuốt tuồn tuột . Giải thưởng Fan Chou-Ching zìa giáo dục hoàn toàn xứng đáng!

    Thích

Nhận xét về 1754. Kỳ vọng gì ở Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 2020 và bang giao Mỹ – Việt? Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.