1966. Facebook có cùng mục tiêu với đội quân mạng của Việt Nam (phần 1)

Việt Nam thời báo/ The Intercept by Sam Biddle December 21 2020, 11:20 p.m.

 23.12.2020 3:58

Ngọc Lan dịch 

(VNTB) – Mai Khôi, “Lady Gaga của Việt Nam”, muốn loại lực lượng dư luận viên nọ ra khỏi Facebook. Facebook nói với Mai Khôi rằng họ tuân thủ các quy tắc của Facebook.

Trong hai năm qua, Đỗ Nguyễn Mai Khôi đã cố gắng một cách  khổ sở, vô vọng, để lôi kéo sự quan tâm của Facebook đến Việt Nam. Ca sĩ Việt Nam và nhà hoạt động dân chủ, được biết đến với cái tên Mai Khôi, đã cố gắng không mệt mỏi để cảnh báo Facebook về một nhóm Facebook thân chính phủ với hàng nghìn người là công an, quân đội và những đảng viên trung thành cộng tác với nhau để kích động những người bất đồng chính kiến trực tuyến và những người bất đồng chính kiến bị giam cầm.

Bằng chứng của cô ấy về hoạt động của nhóm này rất phong phú, lập luận của cô  rõ ràng, và bất chấp nguy cơ bị lãnh đạo Việt Nam trả thù liên tục, quyết tâm của cô ấy dường như là không dứt. Vấn đề duy nhất là Facebook dường như không quan tâm chút nào đến việc đó.

Facebook, từng được coi là một món quà trời cho đối với một đất nước như Việt Nam, nơi mạng xã hội cho phép người dân vượt qua sự kiểm duyệt của nhà nước trên các phương tiện truyền thống, giờ đây đã trở thành một phương tiện khác để bóp nghẹt tiếng nói.

Các nhóm kín gồm các đảng viên chính phủ phối hợp các chiến dịch gỡ bài – hoặc tệ hơn – chống lại bất kỳ quan điểm nào bị nhà nước Việt Nam coi là “phản động”, trong khi Facebook tiếp tục chẳng làm ngoài chỉ nói cho có về lý tưởng tự do ngôn luận. Intercept đã có thể tiếp cận với một lữ đoàn kiểm duyệt kín như vậy của Việt Nam, có tên là “E47”, nơi rõ ràng, thông qua sự thờ ơ rõ ràng của Facebook vốn đã làm  người dùng thất vọng một cách khủng khiếp.

E47 chỉ là một ví dụ trong số các lực lượng kiểm duyệt internet trực thuộc nhà nước ở cả Việt Nam và trên thế giới, nhưng việc Facebook không chống lại được nhóm này sẽ khiến những người bất đồng chính kiến bất kể quốc tịch gì lo lắng, đặc biệt là những người có thể đã tin vào lời hứa của Facebook trước đây.

Trong một bài báo tháng 10 năm 2019 trên Wall Street Journal , Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg tuyên bố rằng “Facebook là đại diện cho quyền tự do ngôn luận” và rằng “trong một nền dân chủ, một công ty tư nhân không nên có quyền kiểm duyệt các chính trị gia hoặc Tin tức.”

COO Sheryl Sandberg tuyên thệ trước Quốc hội rằng công ty “sẽ chỉ hoạt động ở một quốc gia khi chúng tôi có thể hoạt động phù hợp với các giá trị của mình”. Nhưng trong một cuộc điều tra của The Intercept cho thấy sự tôn trọng tự do ngôn luận của công chúng này  khác hẳn với các hoạt động bên trong của Facebook.

Để đảm bảo  tiếp tục được hưởng thị phần lớn, sinh lợi cao trong thị phần Internet của Việt Nam – được cho là có trị giá 1 tỷ đô la hàng năm – Facebook ngày càng tuân thủ các yêu cầu xóa nội dung do chính phủ yêu cầu dựa trên cơ sở là nội dung đó bất hợp pháp ở Việt Nam.

Hình thức kiểm duyệt này được các chính phủ trên toàn thế giới thực hiện bởi và một hình thức mà Việt Nam dường như đã thực thi rất cứng rắn: Vào tháng 4, Reuters đưa tin rằng chính phủ Việt Nam đã làm chậm các máy chủ của Facebook đến mức không thể hoạt động, khiến Facebook đồng ý tuân thủ các yêu cầu gỡ bài chính thức xuống nhiều hơn.

Nhưng như Mai Khôi đã phát hiện ra, Facebook Việt Nam cũng gặp khó khăn với sự kiểm duyệt không chính thức, không phải do nội dung bất hợp pháp mà là do người dùng phối hợp báo cho Facebook việc vi phạm quy tắc nội dung riêng của Facebook, được gọi là “Tiêu chuẩn cộng đồng”. Việc này lừa Facebook xóa bài viết về chính trị thông thường như thể đó là bài viết thù hận, kích động bạo lực hoặc video đẫm máu.

Các nhóm Facebook cá nhân như E47 không chỉ âm mưu làm biến mất các bài viết về chính trị không mong muốn, mà họ còn hợp tác trực tiếp với bộ máy an ninh nhà nước Việt Nam để đưa việc quấy rối trực tuyến ra đời thực, theo điều tra của The Intercept và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia khu vực.

Thông qua Facebook, khả năng quan sát những người hàng xóm của ai đó và sau đó làm lộ bí mật của họ trực tuyến và huỷ hoại là hoàn toàn không có gì khó khăn, khi sử dụng một thuật ngữ của Thung lũng Silicon yêu mến. 

Facebook có lợi ích nhất định trong việc tham gia vào các chiến thuật gỡ bỏ cửa sau không chính thức. Khi các bài đăng bị coi là vi phạm luật địa phương và bị xóa thông qua các kênh chính thức, Facebook sẽ phải xấu hổ vì đưa ra những “hạn chế về nội dung” hợp pháp như vậy trong một báo cáo minh bạch hai năm một lần.

Nhưng khi bài  bị xóa thông qua các chính sách kiểm duyệt nội dung của Facebook – không thể kiểm soát, luôn thay đổi và chín muồi để khai thác – việc xóa bài  không được công chúng nhận biết; bài đó chỉ đơn giản biến mất. Điều này cung cấp một lộ trình mà qua đó Facebook có thể đánh đổi lợi ích của công chúng về quyền tự do ngôn luận để tiếp cận thị trường Việt Nam, làm đảo lộn tiềm năng dân chủ hóa của Internet.

Ming Yu Hah, phó giám đốc chiến dịch khu vực của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với The Intercept: “Facebook từng được coi là niềm hy vọng lớn cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. “Ngày nay, việc tăng cường kiểm duyệt đang nhanh chóng thay đổi điều này.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã ghi nhận hàng chục trường hợp bắt giữ và truy tố tùy tiện, hành hung và các hình thức tấn công ngoại tuyến khác liên quan đến phát ngôn trực tuyến. Bất kỳ cá nhân nào vạch trần các hành vi vi phạm nhân quyền, hoặc soi mói cáo buộc tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực, hoặc chỉ đơn giản là thách thức lời của Đảng Cộng sản đều có khả năng bị xử. “

Thông qua người phát ngôn Drew Pusateri, Facebook từ chối bình luận về bài viết này. Một người quản lý Facebook nói với Mai Khôi rằng các lựa chọn của công ty đối với E47 bị hạn chế vì nhóm này hoạt động mà không có  bịa đặt hoặc che giấu danh tính của các thành viên.

“Lady Gaga của Việt Nam”  với Facebook

Mặc dù Mai Khôi thường được ví von là “Lady Gaga của Việt Nam” vì giọng hát gây xúc động của cô ấy, thì việc so sánh với  nhóm Pussy Riot có lẽ còn phù hợp hơn: Giống như nhóm người Nga, những lời chỉ trích kiên quyết, không khoan nhượng của Mai Khôi đối với chế độ đàn áp đang thống trị nước nhà đã khiến cô trở thành mục tiêu.

Vào năm 2018, sau chuyến lưu diễn châu Âu của cô ấy cho một album mới, công an Việt Nam đã tạm giữ và thẩm vấn cô trong tám giờ liền, sự cố xảy ra ngay sau chuỗi các buổi biểu diễn  bị đột kích, trục xuất và tịch thu album .

Đã có lúc tưởng chừng như Facebook có thể giúp được những người như Mai Khôi: “Khi công an đột kích các buổi hòa nhạc của tôi và tôi bị cấm hát, Facebook đã cho phép tôi vượt qua hệ thống kiểm duyệt và phát hành album mới của tôi trực tuyến,” cô kể lại trong một tờ báo Washington Post năm 2018 . “Nhưng tôi cũng đã thấy Facebook có thể được sử dụng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến như thế nào.” 

Kể từ đó, Mai Khôi đã nhắm vào trên Facebook với cùng tinh thần bất đồng chính kiến khiến cô trở thành kẻ thù của nhà nước Việt Nam khi cô yêu cầu cải cách bộ máy quan liêu quyền lực, mờ ám khác – bộ máy này có trụ sở chính ở Menlo Park chứ không phải ở Hà Nội. Theo đánh giá của Mai Khôi, Facebook đã chuyển từ một cơ quan tiềm năng  tự do ngôn luận và năng động chính trị sang kiểm duyệt và cưỡng chế cực kỳ mạnh mẽ.

Mặc dù Mai Khôi đã cố gắng sử dụng sự nổi tiếng của mình trong một chuỗi các cuộc gặp gỡ và trao đổi với giám đốc điều hành Facebook mà bất kỳ nhà hoạt động nào cũng có thể nói là rất khó, nếu không muốn nói là không thể có được, cô nói rằng Facebook trong hai năm qua không quan tâm đến cô gì mấy, họ chỉ đưa ra những lời đảm bảo cho có và những lời phúc pháp eho nguyên tắc để đáp lại việc vận động hành lang của cô ấy.

Trong khi đó, những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động và nhà báo ở Việt Nam vẫn tiếp tục bị trừng phạt và cưỡng bức qua Facebook, và dù Mai Khôi có đưa ra cho Facebook bao nhiêu bằng chứng đi chăng nữa thì vẫn không có gì thay đổi.

Trong hơn hai năm, Facebook đã nói với Mai Khôi rằng họ hiểu mối quan tâm của cô, cam kết bảo vệ quyền con người và quyết tâm làm cho Facebook trở thành nền tảng an toàn cho tự do ngôn luận. Và trong hai năm đó, các nhóm kín trên Facebook  như E47 vẫn tiếp tục hoạt động tự do như ngày nay. Những nhóm này khiến cho việc thể hiện chính kiến bất đồng ôn hòa trở thành điều bất khả thi đối với hàng chục triệu người Việt Nam có kết nối internet,

Tên gọi E47 rõ ràng là liên quan đến lữ đoàn “Lực lượng 47” của quân đội Việt Nam; truyền thông nhà nước tuyên bố vào năm 2017 sẽ triển khai một đội ngũ 10.000 người để “chủ động chống lại các quan điểm sai trái” được phát hiện trên mạng. E47 được lập ra cùng ngày.

“Khi nhiều lực lượng và quốc gia đang nói về một cuộc chiến thực sự trên không gian mạng, [Việt Nam] cũng nên sẵn sàng chiến đấu chống lại những quan điểm sai trái trong từng giây, từng phút và từng giờ”, Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nói về Lực lượng 47 vào thời điểm đó, theo  Wall Street Journal.

Không rõ E47 là tổ chức chính thức của nhà nước Việt Nam, hay do chính Lực lượng 47 vận hành. Ở Việt Nam, cả các tiểu đoàn truyền thông xã hội và các tình nguyện viên nhiệt thành của Đảng Cộng sản đều chia sẻ nhiều phương pháp, động cơ và mục tiêu giống nhau, khiến các chiến dịch của họ trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể  phân biệt với bên ngoài.

Trên thực tế, ranh giới giữa đội kiểm duyệt của Quân đội được tổ chức chính thức như Lực lượng 47 và các lữ đoàn tình nguyện (như E47) được gọi là dư luận viên có thể mỏng đến mức không tồn tại, mà gần như hoàn toàn trùng lắp về phương pháp, mục tiêu và động cơ.

Nhiều năm trước khi thành lập E47, ban tuyên giáo  Việt Nam đã tuyển dụng hàng trăm “dư luận viên” trực tuyến, như The Verge đưa tin , và mối quan hệ của họ với các nhóm ủng hộ chính phủ trên Facebook là không rõ ràng.

Hah nói với The Intercept rằng “nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng tất cả các phương pháp có sẵn để tăng cường kiểm duyệt và giám sát,” sử dụng cả các biện pháp gỡ bài chính thức, “hợp pháp” và các chiến thuật liên quan đến các trang trại troll để tối đa hóa việc ngăn chặn ngôn luận. Ông Hah cho biết: “Dư luận viên’ là những người được Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản Việt Nam tuyển dụng và quản lý.

“Vai trò của họ là bảo vệ chính phủ khỏi những lời chỉ trích trực tuyến thông qua việc theo dõi, giám sát, phá hoại những người chỉ trích và truyền bá tuyên truyền ủng hộ ĐCSVN. Chúng tôi hiểu rằng họ thường được tuyển chọn trong số các đảng viên ĐCSVN trẻ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Mặc dù hoạt động và trách nhiệm của họ không rõ ràng, nhưng chúng tôi tin rằng họ thực hiện nhiều chức năng tương tự như  ‘ đội quân mạng’ của nhà nước như Lực lượng 47. “

Một số thành viên E47 sử dụng tên giả, vi phạm chính sách của Facebook, nhưng nhiều người khác không bận tâm. Cho dù E47 có chính thức thuộc nhà nước hay không thì nhà nước cũng được thể hiện rõ ràng: Các sĩ quan quân đội và công an Việt Nam dường như là một trong những thành viên tích cực nhất, cả trên tài khoản cá nhân của họ.

Người ta thường có thể nhấp qua một bài đăng trên E47 để tìm những ảnh của tác giả chụp sẽ thấy rõ họ đang mỉm cười khi làm việc trong đồn cảnh sát hoặc tạo dáng bên cỗ pháo trong bộ quân phục, bảng tên rõ ràng dễ đọc.

Bên cạnh họ là một số thành viên của báo chí Việt Nam, trong đó có hai biên tập viên của tờ báo nổi tiếng Ngày Nay và tờ báo nhà nước VnExpress làm quản trị nhóm – mặc dù thực tế là hoạt động của E47 là đàn áp quan điểm của các nhà báo và blogger bất đồng chính kiến.

Làm việc ít nhiều công khai giúp cho các thành viên E47 dường như có thể hoàn toàn vượt qua quy tắc mà Facebook sử dụng để chống lại truyền thông xã hội của chính phủ Nga nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Facebook đã trấn áp các hoạt động như vậy bằng cách nhắm mục tiêu các danh tính bịa đặt mà họ dựa vào, cấm các hành vi được cho là  “hành vi  phối hợp không xác thực “.

E47 dường như sử dụng các tài khoản “xác thực” với tên thật và hình ảnh thật, để vi phạm các quy tắc về “hành vi không xác thực”. Chỉ cần không hoạt động chính xác như cách các trang trại troll của Nga bốn năm trước, các nhóm như E47 có thể gây ra tác hại có thể chứng minh được, trong thế giới thực ở mức độ mà người Nga không bao giờ đạt được trong khi tránh né cuộc đàn áp hậu năm 2016 của Facebook đối với sự can thiệp của chính phủ.

+ 1971. Facebook có cùng mục tiêu với đội quân không gian mạng của Việt Nam ( phần 2); + 1972. Facebook có cùng mục tiêu với đội quân không gian mạng của Việt Nam (phần cuối)


Liên quan:

20 comments

  1. Facebook quá mạnh và quá lớn, nó độc-quyền tuyệt-đối, chúng ta là nạn-nhân và không có lựa-chọn.
    Tỗng Thống Mỷ Donald Trump còn phải làm nạn-nhân co nó, vậy thì chúng ta chỉ là bụi cát.
    Hy-vọng lần này nước Mỷ và Liên-hiệp châu Âu sẻ xé nhỏ nó ra, tròng vào cổ nó vài điều-luật chống độc-quyền và vài điều-luật bắt-buộc nó phải chịu trách-nhiệm trước người dùng.
    Nếu châu Âu và Mỷ thất-bại lần này thì Facebook sẻ thành con quái-vật khỗng-lồ, không ai có thể kềm-chế nó được nửa.

    Thích

  2. Cái cô Mai Khôi đái bậy giữa đường vô cùng xấu xí, đừng bao giờ nhắc đến tên cô ta.
    Dụng ý cũa bài viết này là bưng bô cho Mai Khôi.

    Thích

Gửi phản hồi cho Ẩn danh Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.