2146. TỪ INF ĐẾN START: TRUMP KIỀM CHẾ TRUNG CỘNG – BIDEN THÌ … THẢ RÔNG?

Lưu ý: với START-3, (cựu) TT Trump cũng hứu gia hạn với Nga vào 2/2021, nhưng quan điểm của ông là “hiệp ước mới phải có sự tham gia của Trung Quốc.”

Trung Quốc có thể “ngư ông đắc lợi” từ hiệp ước hạt nhân Nga – Mỹ

Dân trí

 Giới quan sát đánh giá Trung Quốc có thể rút ngắn khoảng cách về số lượng vũ khí hạt nhân với Nga và Mỹ, sau khi Moscow và Washington gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân START mới.

Theo SCMP, việc Nga và Mỹ đồng ý kéo dài hiệp ước START mới tới năm 2026 không chỉ ngăn một cuộc chạy đua vũ trang vượt ngoài tầm kiểm soát mà còn có thể mang lại cho Trung Quốc cơ hội 5 năm để rút ngắn khoảng cách với 2 cường quốc quân sự hàng đầu, vốn sở hữu 90% tổng đầu đạn trên toàn thế giới.

Vào những năm 1980, Mỹ và Liên Xô cũ mỗi bên sở hữu trên 10.000 đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên, số lượng này đã bị cắt giảm xuống khoảng 5.000 – 6.500 theo hiệp ước START mới. Mục tiêu cuối cùng của thỏa thuận này là các bên sẽ giảm số đầu đạn xuống 1.550 mỗi bên.

Trung Quốc không công bố họ có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân, nhưng một đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) cho rằng Bắc Kinh có 320 đầu đạn.

Tuy nhiên, một nguồn thạo tin với quân đội Trung Quốc nói với SCMP rằng kho đầu đạn hạt nhân của nước này đã tăng lên 1.000 vào những năm gần đây, nhưng chỉ có ít hơn 100 đầu đạn có khả năng hoạt động.

Nguồn tin cho biết từ những đời lãnh đạo trước, Bắc Kinh dường như chủ trương rằng nước này không cần quá nhiều vũ khí đắt tiền vì chi phí duy trì và bảo dưỡng sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, một chuyên gia quân sự Hong Kong nói rằng Trung Quốc có thể dùng 5 năm từ nay tới 2026 để rút ngắn khoảng cách hiện đại hóa hạt nhân với Nga và Mỹ.

Năm 2018, Trung Quốc tiết lộ tên lửa hành trình CJ-20 có thể mang cả đầu đạn thường và hạt nhân, và nó có tầm hoạt động 2.000 km. Điều này cho thấy, Bắc Kinh dần bắt kịp với Mỹ và Nga ở một mức độ nào đó.

Mặc dù vậy, một chuyên gia Trung Quốc cho rằng điều trên cho thấy Bắc Kinh mới chỉ hoàn thành yêu cầu ban đầu về năng lực tấn công hạt nhân. Trong khi đó, Mỹ và Nga đã hoàn thiện hầu hết bộ 3 hạt nhân đầu những năm 1960 trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Mặt khác, các nguồn tin từ quân đội Trung Quốc cho rằng dù Bắc Kinh có thể được hưởng lợi từ việc Nga – Mỹ gia hạn hiệp ước START mới, nhưng Trung Quốc vẫn có thể phải chịu thêm áp lực dồn dập từ Washington để buộc phải tham gia thỏa thuận này.

Rose Gottemoeller, cựu quan chức kiểm soát vũ khí hàng đầu dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhận định rằng chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden được cho sẽ cố gắng để đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về vấn đề này.

Trong khi đó, David Santoro, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc về chính sách hạt nhân tại Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc tổ chức CSIS (Mỹ), nói rằng nếu Mỹ và Nga muốn đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán, họ cũng cần phải đưa các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Ấn Độ, Pakistan hay Triều Tiên vào cùng.

“Các cuộc đàm phám kiểm soát vũ khí giữa Mỹ – Nga – Trung là có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc kiểm soát vũ khí đa phương có khả năng thành công nhiều hơn nếu bao gồm toàn bộ hoặc hầu hết các nước có vũ khí hạt nhân”, chuyên gia Santoro  nhận định.

Đức Hoàng

Theo SCMP


Hiệp ước INF tan vỡ, Mỹ rảnh tay đối phó Trung Quốc

RFI

Đăng ngày: 02/08/2019 – 15:14Sửa đổi ngày: 02/08/2019 – 15:34

Trọng Thành

Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) Mỹ – Nga tan vỡ hôm nay, 02/08/2019. Lý do Washington chính thức đưa ra là Matxcơva đã không phá hủy các vũ khí vi phạm Hiệp ước. Nga lên án Mỹ là thủ phạm gây đổ vỡ. Tuy nhiên, trên thực tế, cả Mỹ và Nga đều không muốn ở lại với Hiệp ước trong tình trạng như hiện nay. Việc rút khỏi INF cho phép Washington triển khai các vũ khí vốn bị INF cấm tại vùng Đông Á, để ngăn đà bành trướng của Trung Quốc, cũng như gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh tham gia vào một thỏa thuận tên lửa tầm trung mới.

Việc Hiệp ước INF hết hiệu lực đã được hai bên chờ đợi từ nhiều năm nay. Từ năm 2014, Washington đã lên án Nga triển khai các tên lửa 9M729, có tầm bắn 1.500 km, vi phạm INF, không cho phép triển khai các tên lửa tầm trung, có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km trên bộ, điều mà Matxcơva kiên quyết phủ nhận. Tháng 10/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ rút khỏi INF, nếu Nga không tuân thủ Hiệp ước. Chính quyền Nga kể từ đó đã không làm gì để giữ Washington ở lại với INF.

Trên thực tế, Hiệp ước INF cũng bị nhiều giới chức cao cấp Nga lên án là bất công, có lợi cho Washington. Trả lời AFP, chuyên gia độc lập người Nga Pavel Felgenhauer cho biết : « Ngay từ năm 2007, khi Matxcơva rút khỏi Hiệp ước FCE (về vũ khí quy ước tại châu Âu), quân đội Nga và điện Kremlin đã cho rằng INF không phải là một hiệp ước tốt cho Nga ». Tại Matxcơva, vấn đề hủy bỏ Hiệp ước INF với Mỹ lại trở lại mỗi khi có thông tin về việc triển khai một hệ thống hỏa tiễn chống tên lửa mới tại các quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Âu hoặc châu Á. Đối với Hoa Kỳ, đây chỉ là hệ thống vũ khí phòng vệ, nhưng Nga lo ngại các cơ sở hạt nhân của nước này là đối tượng tấn công.

Việc Nga và Hoa Kỳ rút khỏi INF gây nhiều lo ngại về một nguy cơ chạy đua vũ trang mới giữa Nga và Mỹ. Trên thực tế, hai bên dường như đều tỏ ra kiềm chế. Washington thông báo sẽ không triển khai thêm vũ khí hạt nhân tầm trung tại châu Âu.

Về phần mình, Matxcơva đề xuất thảo luận về một số khu vực mà Mỹ – Nga đồng thuận không triển khai hỏa tiễn tầm trung, sau quyết định rút khỏi INF của Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Nga cũng nhiều lần khẳng định việc phát triển các tên lửa tầm trung mới, nếu có, sẽ không dẫn đến việc tăng chi phí quốc phòng. Chính quyền Nga đối mặt với một thực tế khắc nghiệt là kinh tế Nga tiếp tục chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2014, sau khi Matxcơva thôn tính bán đảo Crimée của Ukraine, khiến phương Tây áp đặt nhiều trừng phạt kinh tế. Ngân sách quân sự của Nga chỉ bằng một phần mười so với Mỹ.

Trung Quốc : Hệ thống tên lửa tầm trung hùng hậu

Việc Washington rút khỏi INF được giới quân sự Mỹ đón nhận hồ hởi. Phát biểu trước Thượng Viện, ngay trước ngày rút chính thức, tân lãnh đạo bộ Quốc Phòng Mỹ, ông Mark Esper, nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc tại châu Á, bởi một phần lớn hệ thống hỏa tiễn của nước này thuộc loại tên lửa tầm trung.

Theo nhiều nhà quan sát, cho đến nay, do không bị ràng buộc bởi các thỏa thuận quốc tế, Bắc Kinh đã phát triển được một hệ thống hỏa tiễn tầm trung hùng hậu tại Hoa lục, được đánh giá là « tân tiến nhất thế giới », trái ngược hoàn toàn với tình trạng yếu kém của binh chủng tên lửa Trung Quốc vào thời điểm Mỹ – Xô ký thỏa thuận INF năm 1987.

Hàng trăm tên lửa Trung Quốc được bố trí tại miền đông nam nước này, có thể dễ dàng tấn công Đài Loan, hòn đảo dân chủ được Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng như đặt Nhật Bản và Ấn Độ trong tầm ngắm. Tên lửa Trung Quốc cũng có thể tấn công các đảo của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia Thomas Mahnken, Trung tâm nghiên cứu chiến lược đại học Johns Hopkins (trong một bài phân tích trên mạng War on the Rocks), đây là thời điểm cho phép đảo ngược lại cán cân lực lượng. Trước Thượng Viện Mỹ, tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng tương lai của quân đội Mỹ cũng ủng hộ quan điểm cần triển khai tên lửa tầm trung tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo nhật báo Mỹ New York Times, ngay trong những tháng tới, Hoa Kỳ sẽ trắc nghiệm phiên bản hỏa tiễn tầm trung Tomahawk trên bộ, loạt tên lửa hành trình trên bộ đầu tiên sẽ được triển khai trong vòng 18 tháng tới. Hiện tại, Washington đang tìm kiếm địa điểm đặt hỏa tiễn tầm trung mới. Hàn Quốc được nhắc đến như là một địa điểm hàng đầu có thể tiếp nhận tên lửa Mỹ.


Nga tố Mỹ từ bỏ Hiệp ước INF để ngăn chặn Nga và Trung Quốc

Thứ Hai, 11:35, 21/10/2019

VOV.VN – Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng ý đồ của Mỹ khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là nhằm ngăn chặn Trung Quốc và Nga.

Phát biểu tại một phiên họp toàn thể của Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 về an ninh tổ chức tại Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 21/10 cho rằng lý do thực sự đằng sau việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là để ngăn chặn Nga và Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Shoigu, Hiệp ước này đã không còn đáp ứng lợi ích của Mỹ trong bối cảnh sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, sự khôi phục tiềm năng quốc phòng của Nga và việc mở rộng hợp tác quân  sự và kỹ thuật quân sự giữa Nga và Trung Quốc.

Ông Shoigu cũng lo ngại rằng khả năng Mỹ sẽ triển khai các tên lửa của mình ở châu Âu và châu Á Thái Bình Dương vốn trước đây bị cấm bởi Hiệp ước INF là rất cao. Và điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang và làm tăng khả năng xuất hiện các nguy cơ xung đột trong khu vực./.

Nho Biền/VOV1 biên dịch
TASS


Nga, Mỹ sẽ sớm đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân

THỜI NAY

Thứ Năm, 11-06-2020, 16:58

VIỆT HÀ

Nga vừa xác nhận sẽ sớm tiến hành đàm phán với Mỹ trong tháng 6 này về việc gia hạn một hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân.

Theo kế hoạch, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov sẽ gặp đặc phái viên Mỹ Marshall Billingslea ở Vienna (Áo) ngày 22-6 tới để khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược mới (còn gọi là START-3), vốn sẽ hết hiệu lực vào tháng 2-2021. Văn kiện này kêu gọi các bên tham gia giảm một nửa kho dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược.

Theo Bloomberg, đây là cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí đầu tiên giữa ông Billingslea và người đồng cấp Nga. Sự kiện được giới phân tích dự báo là chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có lập trường mềm dẻo hơn về vấn đề gia hạn START-3. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố rằng ông muốn ký kết hiệp ước hạt nhân với Nga. Nhà trắng đã tập hợp một nhóm các nhà đàm phán nhằm tiến tới giải quyết các tranh cãi về START-3. Tuy nhiên, quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là hiệp ước mới phải có sự tham gia của Trung Quốc.

Thứ trưởng Ryabkov cho biết, Nga không phản đối việc Mỹ mời Trung Quốc tham gia, nhưng điều đó cần có sự đồng thuận của Bắc Kinh. Ngược lại, ông cũng cho rằng các đồng minh của Mỹ như Anh và Pháp, cũng là các cường quốc hạt nhân có kho dự trữ chiến lược ở quy mô nhỏ, cần tham gia các cuộc đàm phán này.

Nga và Mỹ ký kết START-3 vào năm 2010 và đây trở thành hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất còn hiệu lực giữa hai nước. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tiến công chiến lược của mình để sau bảy năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai. Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng hai lần mỗi năm.

START-3 dự kiến hết hạn vào tháng 2-2021 và có thể gia hạn nhiều nhất 5 năm nếu có sự đồng thuận của cả hai bên. Nga coi START-3 là “hòn đá tảng” đối với an ninh thế giới, song Washington nhiều lần đề cập khả năng không gia hạn hiệp ước này.

Trong khi đó, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Stephane Dujarric cho biết, LHQ trông đợi Nga và Mỹ đạt thỏa thuận về Hiệp ước START-3. LHQ hy vọng các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ tìm thấy tiếng nói chung và đi đúng hướng.

8 comments

  1. Hahahaha, đã nói gòi . Lão Đần lên là Trung Quốc trỗi dậy . Những ngừ ủng hộ Tổng thống Trump/đấu zanh ở Việt Nam cần làm mạnh hơn nữa chong những hoạt động tiên chiền chống chính phủ của lão Đần đê . Biến căm thù thành hành động . Ngày xưa nàm thao, hôm này bổn cũ soạn lợi thui

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.