2155. Mỹ-phương Tây là một tác nhân của cuộc binh biến ở Myanmar?

Đất Việt

Thứ Tư, 03/02/2021

Mỹ-phương Tây tìm mọi cách gạt quân đội Myanmar khỏi vũ đài chính trị là xâm phạm chủ quyền Myanmar…

Trước việc quân đội Myanmar tái nắm quyền kiềm soát đất nước, bắt giữ Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng nhiều nhà lãnh đạo khác của chính phủ nước này, Mỹ có phản ứng gần như ngay tức khắc.

Tổng thống Joe Biden đã thể hiện quan điểm của Washington về tình hình Myanmar ngay sau khi được Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan thông báo về cuộc binh biến của quân đội Myanmar.

“Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác của mình ở khu vực và trên thế giới để hỗ trợ khôi phục nền dân chủ và pháp quyền, cũng như quy trách nhiệm với những người  làm đảo lộn quá trình chuyển đồi dân chủ của Myanmar”, CNN tường thuật.

Còn Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki thì tuyên bố : “Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả của các cuộc bầu cử hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar. Mỹ theo dõi chặt chẽ mọi động thái và sẽ có hành động”. 

Như vậy, chính quyền Mỹ nhiệm kỳ 58 đã thể hiện quan điểm cứng rắn đối với cuộc binh biến của quân đội Myanmar, nhằm đảm bảo nền dân chủ mà Washington và các đồng minh từng sang tận xứ Chùa Vàng để phổ quát, phải được nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thực chất Mỹ-phương Tây không hằn nuôi dưỡng nền dân chủ tại Myanmar, thậm chí Washington và các đồng minh chính là tác nhân quan trọng nhất thúc đẩy quân đội Myanmar thực hiện cuộc binh biến. Tại sao vậy?

Mỹ-phương Tây quá nôn nóng xóa bỏ gốc rễ nền chuyên chính tại Myanmar

Theo giới phân tích, năm 2011, khi đề cử Đại tướng Thein Sein ra tranh cử và đứng đầu chính phủ bán dân sự, chấp nhận nhiều quyết định bất lợi từ chính quyền Thein Sein, quân đội Myanmar đã tạo điều kiện cho nền dân chủ bám rễ tại xứ Chùa Vàng.

Có thể khẳng định, cuộc bầu cử ngày 8/11/2015 và cuộc bầu cử ngày 8/11/2020 có được kết quả như mong muốn của người dân Myanmar là phụ thuộc vào quyết định của giới quân đội cam kết tôn trọng cuộc ủy thác quyền lực tại Myanmar.

Các cuộc bầu cử mang lại những chiến thắng “long trời lở đất” cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) có vai trò rất lớn của quân đội, khi họ tạo điều kiện cho nó được diễn ra và đảm bảo kết quả của nó được tôn trọng.

Người dân Myanmar vui mừng trước những chiến thắng vang dội của NLD, trong khi đảng cầm quyền có sự hậu thuẫn của quân đội lại thất bại, nhưng không hề thấy nói đến sự trả thù chính trị nào, ngay cả trong những thời điểm nhạy cảm.

Năm 2015, Tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar đã chúc mừng chiến thắng của NLD, cam kết hợp tác với chính phủ mới và khẳng định tiếp tục tăng cường hệ thống chính trị đa đảng. Và thực tế đúng là như vậy.

Khi quân đội Myanmar tuyên bố tôn trọng kết quả bầu cử năm 2015 là thể hiện ý chí của lực lượng cầm quyền tôn trọng ý nguyện của người dân Myanmar – đây là điều quan trọng nhất đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra và kết thúc suôn sẻ trong hòa bình.

Bởi năm 1990, NLD cũng có chiến thắng vang dội nhưng cuối cùng kết quả bầu cử bị chính quyền quân sự lúc đó chối bỏ, những vụ đánh đập, bắt bớ người của NLD và bản thân bà Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thúc và hạn chế tự do chính trị.

Mặt khác, vị thế NLD tại Myanmar trước cuộc bầu cử năm 2015 cũng giống đảng Nhân dân Pakistan (PPP) trước cuộc bầu cử năm 2008. Tuy nhiên, PPP đã không có được một bầu không khí yên bình để tiến hành các hoạt động tranh cử.

Vai trò của bà Aung San Suu Kyi cũng không khác gì bà Benazir Bhutto lãnh tụ PPP tại Pakistan lúc đó. Nhưng bà Aung San Suu Kyi được hưởng hương vị chiến thắng trong tư thế người hùng, còn PPP phải nhuộm chiến thắng bằng máu của bà Bhutto.

Vì vậy, có thể khẳng định, vai trò của quân đội Myanmar quyết định thành công của cuộc đổi thay mang tầm cỡ một cuộc cách mạng tại Myanmar và chính quân đội đã đảm bảo nền dân chủ được nuôi dưỡng ngay trong thể chế Myanmar.

Vậy nhưng, khi người Hồi giáo Rohingya nổi dậy chống chính phủ, gây ra cuộc xung đột tại xứ Chùa Vàng và quân đội Myanmar phải thực hiện chiến dịch vãn hồi trật tự thì bị Mỹ-phương Tây chỉ trích lạm quyền và gây tội ác.

Ngày 17/3/2017, Đại diện thường trực của Anh tại LHQ, Matthew Rycroft, đã đưa ra đề xuất, yêu cầu HĐBA LHQ ra tuyên bố lên án quân đội Myanmar gây tội ác chống lại loài người – đề xuất mà đã bị Nga và Trung Quốc ngăn chặn.

Thất bại trong việc có được một tuyên bố quốc tế lên án quân đội Myanmar, để rồi quy vào phạm tội chống lại loài người, Mỹ đã áp trừng phạt tướng Min Aung Hlaing và 3 lãnh đạo khác của quân đội Myanmar vào năm 2019.

Đồng thời với đó, Mỹ- phương Tây cũng đã hướng sự chỉ trích vào lực lượng an ninh Myanmar – được xem là một trong hai “tàn dư” của nền chuyên chế – là bóp nghẹt tự do trong một xã hội dân sự tại Myanmar.

“Phải nói rằng chúng tôi rất thất vọng khi thấy các biện pháp của chính quyền quân sự vẫn đang được áp dụng tại Myanmar”, Đặc phái viên của LHQ về nhân quyền ở Myanmar, bà Yanghee Lee, cho biết, theo Reuters.

Với thực tế như vậy, rõ ràng quân đội Myanmar – lực lượng nuôi dưỡng nền dân chủ tại Myanmar – bị Mỹ-phương Tây tìm mọi cách gạt khỏi vũ đài chính trị tại Myanmar sau gần 60 năm họ nắm quyền kiểm soát đất nước Myanmar.

Có thể thấy, Mỹ-phương Tây đã quá nóng vội, quyết làm giảm uy tín của quân đội Myanmar. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng khiến quân đội Myanmar hành động.

Mỹ-phương Tây đối xử bất công với anh hùng của nền dân chủ Myanmar

Quân đội Myanmar chấp nhận nhường quyền lãnh đạo cho đối thủ, sau gần 60 năm điều hành và quản lý đất nước. Tuy nhiên, nền chuyên chế tại Myanmar chưa thể bị xoá bỏ. Theo Hiến pháp Myanmar, quân đội đương nhiên có 25% số ghế Quốc hội.

Cùng với đó là các “bộ sức mạnh” trong chính phủ Myanmar đều thuộc về đại diện quân đội nắm giữ. Đây là một rào cản rất lớn cho việc thực thi quyền lực của chính quyền mới theo đường lối dân chủ phương Tây tại Myanmar.

Sức mạnh của quân đội với chính quyền mới của NLD được xem là nỗi thất vọng với Washington và các đồng minh – những người đã sang tận Myanmar để phổ quát nguyên tắc dân chủ truyền thống phương Tây.

Về phần mình, khi không còn là “nhà hoạt động đối lập” mà đã trở thành lãnh đạo, bà Aung San Suu Kyi sớm nhận ra nhiều vấn đề chính trị của Myanmar là không thể giải quyết chỉ bằng các khẩu hiệu “vận động dân chủ” như trước đây bà đã làm.

Vi vậy, khi nắm quyền, lãnh tụ Aung San Suu Kyi đã chọn hoà giải và hợp dân tộc làm nền tảng cho quyền lực của mình, và kiến tạo hoà bình cho Myanmar đã là bước đầu tiên trong tiến trình xây dựng nền tảng ấy.

Sự lựa chọn của lãnh tụ Aung San Suu Kyi và chính quyền Myanmar thời hậu Thein Sein, khiến Mỹ-phương Tây mất cơ hội gạt bỏ vai trò của quân đội Myanmar trong đời sống chính trị tại xứ Chùa Vàng.

Bởi sau các Hội nghị Panglong, hoà bình cho Myanmar không thể có được bằng việc bắt tay đoàn kết giữa chính phủ với các phe phái chống đối, và vũ lực đã buộc phải được sử dụng.

Thế là anh hùng của nền dân chủ Myanmar, lãnh tụ Aung San Suu Kyi đã bị Mỹ-phương Tây chỉ trích nặng nề.

Năm 2017, tại Washington, cố Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Dick Durbin đã đồng bảo trợ cho một nghị quyết lưỡng đảng lên án bạo lực ở Myanmar và chỉ trích chính quyền của bà Aung San Suu Kyi, theo The New York Times.

Hơn thế nữa, truyền thông phương Tây còn cho rằng Giải Nobel Hòa bình được trao cho bà Aung San Suu Kyi vì thành tích đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại đất nước Myanmar là một “nỗi hổ thẹn”.

Giám đốc điều hành của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Ken Roth đã từng tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh bà Aung San Suu Kyi khi bà nhận giải Nobel Hòa bình vì bà là biểu tượng của lòng dũng cảm khi đối mặt với chế độ chuyên chế.

Nhưng giờ đây, khi đã nắm quyền, bà ấy lại tượng trưng cho sự đồng lõa với chế độ chuyên chế….Bà được tôn vinh vì đã chiến đấu cho sự tự do – và bây giờ bà ấy sử dụng sự tự do ấy để biện hộ cho việc giết người của chính bà ta”.

Thế là danh tiếng quốc tế của bà Aung San Suu Kyi đã bị Mỹ-phương Tây làm hoen ố. Điều này cực kỳ bất lợi cho anh hùng của nền dân chủ Myanmar. Vì vậy, bà Aung San Suu Kyi đã lên án truyền thông phương Tây và dần xa lánh Mỹ-phương Tây.

Khi nhường quyền lãnh đạo cho NLD, quân đội Myanmar rất kỳ vọng Myanmar sẽ rộng cửa với thế giới phương Tây, nhưng thực tế lại là lãnh đạo quân đội Myanmar bị trừng phạt, còn lãnh đạo nhà nước Myanmar thì bị làm hoen ố danh tiếng.

Có thể nhận định đây là nỗi thất vọng của quân đội Myanmar, vì thế họ quyết định tái nắm giữ quyền lực để chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao khác.

Ngọc Việt

7 comments

  1. Rất hoan nghênh anh Ba đem bài này zìa . 2 nguồn chính trên anh Ba; báo Đảng & Tân Đường triều đại . Thật may Việt Nam vưỡn còn những chiến sĩ xung kích chên mặt chận thông tin như anh Ba, góp phần vào nền báo Đảng lun dân chủ, bảo đảm 1 chỗ đứng xứng đáng cho những tiếng nói của giới bảo thủ .

    Cũng hoan nghênh bài này lun, đã đưa ra 1 phân tích rất chính xác đáng để cho mọi ngừ suy ngẫm, và từ đó vạch định đường lối hoạt động .

    Rất chính xác, rằng thìa là mà chính quyền của lão Đần & phương tây vốn thiên tả đã đưa ra những nhận định mang tính can thiệp thô bạo vào nội tình của 1 quấc gia tự chủ, cụ thỉa là công cuộc dùng quân đội để bảo vệ hiến pháp, đập tan âm miu gian lận bầu cử tại Miến Điện . If only Trump had had half the balls of Myanmar’s.

    Tiên bố của lão Đần đi ngược lại Trumpism -theo Mạc Văn Trang là u mê, ngu muội & bầy đàn- là hổng mún can thiệp vào nội tình các nước, hổng xuất khẩu mô hình dân chủ của Mỹ . Đơn giản vì níu nó sinh ra được Đô Năm Trăm, it aint worth much.

    Hoàng Hải Vân có qua Miến làm quân sư quạt mo hông zậy ? Chính phủ cánh hữu đã thành công chong việc dùng quân đội để chắn đứng phe tả dùng gian lận chong bầu cử để cướp quyền, xé toạc hiến pháp ở Miến . Rite outta yr play book.

    Giới đấu zanh nhà mềnh cần có tiếng nói nghiêm khắc & nhứt là kịp thời mỗi lần lão Đần & phương tây bày đặt phản bội Trumpism bằng hành động, lời nói … mang tính can thiệp vào chiện nhà ngừ khác . Mấy bản tiên náo zìa tình hình nhơn quền Việt Nam của đám nghị sĩ thiên tả châu Âu kỳ vừa rùi cần 1 tiếng nói đanh thép đáp trả lại . Hay giới đấu zanh giờ này nhờ báo Đảng làm chiện đó gòi ? Đamn dudes & dudettes, đấu zanh thì ch/nhờ tây, bi giờ cần lên tiếng thì nhờ Đảng . WTF is wrong w ya? Đấu zanh kiểu gì vậy ?

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.