Đôi lời: vụ việc đã hơn 3 năm, nay lại bị báo chí Đức, Slovakia đưa ra, đặc biệt với thông tin quá nhạy cảm. Tiếc là Người phát ngôn “trả lời” câu hỏi mà như … không, như người … điếc, chẳng cho ta biết thêm được điều gì. Thôi thì lần mò trên mạng, tìm được bài báo tiếng Đức, tính đăng luôn dưới đây để hầu độc giả. Nhưng rồi lại tìm được bản dịch rất mới của Thoibao.de. BS
Bổ sung thông tin (tối 26/02/2021): bản tin của báo Thanh niên hôm qua được đăng dưới đây, tuy nhiên, hôm nay nó đã biến mất hoàn toàn trên trang web của báo. Một số báo khác cũng đưa tin tương tự, như Dân trí, Vietnam Finance, nhưng đều đã bị gỡ bỏ. Như vậy có thể thấy thêm bản chất nghiêm trọng của vụ việc.


Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi có hay không việc ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh?
Thanh niên (toàn bộ tin này cùng đường link, hôm nay 26/02/2021 đã bị xóa mất, nhưng vẫn còn trên trang TinViet24h)
25/02/2021
“Có hay không việc Việt Nam tiến hành vụ việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh như cáo buộc của một số hãng tin nước ngoài? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã nhận được câu hỏi trên, chiều 25.2.
Cụ thể, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 25.2, phóng viên của Thông tấn xã Đức DPA đã đặt câu hỏi về việc Đài Phát thanh và truyền hình nhà nước Slovakia RTV hôm 23.2 đã phát bản tin về việc mà họ cho là liên quan đến chuyên án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mang bí số VT17.Theo phóng viên này, trong bản tin kể trên nêu thông tin về việc 12 cán bộ của Bộ Công an Việt Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã được Nhà nước vinh danh và trao tặng huân chương vào mùa hè năm 2020.
Nhật báo Taz của Đức hôm 24.2 cũng đăng thông tin phát hiện mới về bí số VT17 cho vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.”Xin người phát ngôn xác thực và bình luận những thông tin mà Đài truyền hình Nhà nước Slovakia và Nhật báo Taz của Đức đăng tải. Có hay không việc Việt Nam tiến hành vụ việc bắt cóc như cáo buộc?”, đại diện DPA hỏi.
Trả lời câu hỏi trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Vụ án Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật đã được xét xử công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, và hiện Trịnh Xuân Thanh đang thi hành án theo bản án của tòa”.
Như Thanh Niên đã đưa tin, Trịnh Xuân Thanh đang chấp hành 2 bản án chung thân và còn dính líu đến một số vụ án khác.
Cụ thể, hồi tháng 1.2018, ông Trịnh Xuân Thanh bị Tòa án nhân dân TP.Hà Nội tuyên án chung thân trong vụ án “tham ô, cố ý làm trái” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC).
Ông Thanh sau đó làm đơn kháng án, nhưng vào tháng 5 cùng năm, khi vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, ông này đã rút đơn, chấp nhận mức án chung thân.
Hồi tháng 2 cùng năm, ông Trịnh Xuân Thanh cũng lĩnh một án chung thân khác trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại PVP Land và Công ty cổ phần Minh Ngân.
Tuy đã lĩnh đến 2 án chung thân, nhưng đây không phải các vụ án cuối cùng mà ông Trịnh Xuân Thanh dính líu.Sắp tới đây, ông Trịnh Xuân Thanh sẽ lại phải ra tòa (cùng với ông Đinh La Thăng và các đồng phạm) trong vụ án liên quan đến một “đại dự án đắp chiếu” ngành công thương – nhà máy Ethanol Phú Thọ.
Những kẻ bắt cóc được Hà Nội vinh danh
25/02/2021

Mười hai người Việt Nam đã bắt cóc một đồng hương từ Berlin về Hà Nội vào năm 2017. Vì điều này, họ vừa nhận được Huân chương cao nhất ở nước của họ.
Họ đã bị trục xuất khỏi Đức hoặc bị truy nã với lệnh bắt giữ. Họ được vinh danh ở Việt Nam: những kẻ đã bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội năm 2017. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một lễ vinh danh cho 12 kẻ bắt cóc đã diễn ra vào mùa hè năm ngoái tại Bộ Công an ở Hà Nội.
Các bức ảnh và văn bản mà một trong những người được thưởng Huân chương đã tự đăng trên trang Facebook của anh ta, nhưng sau đó lại bị xóa, cho thấy vụ bắt cóc, như Tòa Thượng thẩm Berlin đã xác định là chính xác, do Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm tổ chức. Kế hoạch mà cơ quan này thực hiện mang bí số VT17.
12 người đàn ông đã nhận được các huy chương hạng nhất, hạng nhì và hạng ba trong một buổi lễ trọng thể với chữ ký khen thưởng từ Chủ tịch, Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Đây là một trong những giải thưởng cao quý nhất của Việt Nam.
Huân chương Chiến công hạng nhất được trao cho Nguyễn Đức Thoa, người mà khi đó là cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Đức và là sỹ quan liên lạc của Tổng cục tình báo Bộ Công an trong sứ quán. Ông ta bị trục xuất khỏi Đức vào mùa hè năm 2017 chỉ vài ngày sau vụ bắt cóc, các điều tra viên đã thấy rõ rằng ông ta đã chuẩn bị và giúp thực hiện vụ bắt cóc ở những thời điểm quan trọng.
Người được thưởng Huân chương thứ hai là Lê Thanh Hải, một nhà ngoại giao Việt Nam tại Berlin lúc bấy giờ. Các nhà điều tra Đức cáo buộc ông ta đã chở nạn nhân vụ bắt cóc trong xe riêng từ Berlin đến thành phố Brno của Séc, nơi ông ta đã giao người cho những kẻ bắt cóc khác. Khi phiên tòa xét xử kẻ đồng phạm bắt cóc diễn ra trước Tòa án Thượng thẩm Berlin vào năm 2018, tòa án muốn xét xử ông ta với tư cách nhân chứng. Vào thời điểm đó, ông vẫn là một nhà ngoại giao được công nhận ở Đức. Tuy nhiên, ông đã không ra hầu tòa, điều mà với tư cách là một nhà ngoại giao, ông không có nghĩa vụ phải làm. Cũng chính Lê Thanh Hải, người đã ghi lại lễ khen thưởng trên trang Facebook cá nhân của mình một thời gian. Các nhân viên tình báo đôi khi cũng muốn đề cao cái tôi của họ.
Đầu tiên, đài truyền hình nhà nước RTV ở Slovakia đã đưa tin về lễ khen thưởng này. Ở Slovakia, vụ bắt cóc đang bùng nổ về mặt chính trị vì nạn nhân vụ bắt cóc và một số đồng bọn bắt cóc được đưa ra khỏi EU trên một chiếc máy bay của Chính phủ Slovakia được mượn bởi Bộ trưởng Nội vụ Slovakia lúc bấy giờ là Robert Kalinak. Vai trò của Kalinak trong việc này vẫn chưa rõ ràng. Kể từ sự thay đổi chính phủ ở Slovakia vào năm 2020 và việc bổ nhiệm Tổng công tố viên Maros Zilinka mới, đã quyết tâm điều tra tới cùng vụ việc. Theo tác giả của nó, Tibor Macak, phóng sự truyền hình đã nhận được rất nhiều phản hồi từ các nhà điều tra: “Kể từ khi mã bắt cóc VT17 được biết đến, các cơ quan an ninh Slovakia và Đức cũng đã có những cách tiếp cận điều tra mới”.
Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã bị bắt cóc hiện đang thụ án chung thân tại Hà Nội với nhiều cáo buộc về tội kinh tế, đưa ra tuyên bố trên tờ báo taz “Hãy chấm dứt việc giam giữ thân chủ của tôi, điều này trái với luật pháp quốc tế. Việc giam giữ này vi phạm luật pháp quốc tế vì nhà nước Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh, lẽ ra không bao giờ được đưa ông ta ra trước tòa.”
Vụ bắt cóc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng giữa Berlin và Hà Nội.
Liên quan:
- 300. Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phát hiện hóa đơn Bộ Công an VN thuê máy bay từ Slovakia tới Nga
- 401. Luật sư của Trịnh Xuân Thanh hy vọng Đức tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam sau phán quyết của tòa án Đức
- 419. Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia cho một nhà ngoại giao VN ’48 tiếng’ để về nước
- Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Slovakia bị khủng hoảng
- Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam (Wikipedia)
[…] 2239. Vụ ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh: báo Đức, Slovakia vừa đưa thông tin quá n… […]
ThíchThích
[…] 2239. Vụ ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh: báo Đức, Slovakia vừa đưa thông tin quá n… […]
ThíchThích
[…] 2239. Vụ ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh: báo Đức, Slovakia vừa đưa thông tin quá n… […]
ThíchThích
Đức và Slovakia nên quãn-lý báo-chí của mình cho thật chặt.
Ai đời, cái thông tin “nhạy-cãm” như thế mà cư đăng vung-tí-mẹt.
Nếu không quãn-lý chặt-chẻ báo-chí, chúng tôi sẻ xem Đức và Slovakia là “thế-lực thù-địch”.
ThíchThích
như thế nào gọi là nhạy cảm,phía VN phải công khai trả lời cho họ ,bắt cóc ở xứ người ta người ta nói thì gọi là thông tin nhạy cảm đúng là miệng lưỡi cộng sản
ThíchThích
Tại sao,lý do TXT bị bắt và bị bắt như thế nào thì phải hỏi người buôn gió,cũng có thể người buôn giờ là tên chỉ điểm cho CA tóm cổ? câu hỏi này chỉ có người buôn gió trả lời đươc.
ThíchThích
Nguyễn Thái Bình là không-tặc cướp máy bay.
Đoàn Thị Hương là sát-thủ giết Kim Yong Nam.
Trọng Lú và Tô Lâm bắt-cóc Trinh Xuân Thanh.
Không-tặc, sát-thủ, bắt-cóc…đủ cả nhé.
Thật là đẹp mặt.
ThíchThích