2247. Việt Nam: Chính phủ mới ‘cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế’

BBC

2 giờ trước

Ban lãnh đạo mới hậu Đại hội 13 của đảng Cộng sản và chính quyền tại Việt Nam cần lưu ý làm yên lòng người dân về vấn đề các đặc khu kinh tế, tránh để xảy ra các quy hoạch, quản lý, vận hành bất lợi cho an ninh chủ quyền và kinh tế của đất nước, một số nhà quan sát tại Việt Nam nói với BBC.

Hôm 26/2/2021, từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra bình luận với BBC:

“Xuất phát từ tâm lý e ngại tham vọng bành trướng, thôn tính của các triều đại phong kiến cũng như cộng sản Trung Hoa từ mấy nghìn năm đến nay, dân chúng Việt Nam đặc biệt lo lắng, nghi ngại việc nhà nước Việt Nam triển khai Luật Đặc khu áp dụng cho 3 đặc khu: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập, lũng đoạn kinh tế việt Nam.

“Tháng 6 năm 2018, đã xảy ra biểu tình rầm rộ phản đối Dự luật Đặc khu, mà Quốc hội Việt Nam định thông qua, ở một số thành phố khắp 3 miền. Ban lãnh đạo chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam khi đó đã đành tức tốc chỉ đạo Quốc hội hoãn thông qua Dự luật Đặc khu.

“Tuy nhiên, ít lâu sau, khi làn sóng phản đối dịu xuống, quan sát từ nhiều giới trong nước nhận thấy Chính phủ Việt Nam lại “bật đèn xanh”, cho thành lập từng đặc khu nói trên bằng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như một cách biến tấu “rượu cũ, bình mới”. Và giới quan sát ở Việt Nam lại bày tỏ lo lắng.”

Nguy hiểm, giống như tô giới?

Phạm Chi Lan: ‘Tốt nhất là bỏ Luật Đặc khu’

Cũng trong dịp này, tại một tọa đàm của BBC News Tiếng Việt, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam nêu quan điểm:

“Đúng là vấn đề ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc là rất nguy hiểm, nó giống như là tô giới. Ở Trung Quốc trước kia có những tô giới để cho các nước phương Tây đặc chiếm.

“Bây giờ về đặc khu, tôi nghĩ những người đúng đắn và giỏi thì phải nghe ý kiến của nhân dân xem tại sao nhân dân biểu tình rầm rộ để chống luật ba đặc khu.

“Thế mà bây giờ cứ ngấm ngầm thực hiện những luật đặc khu, thì tôi thấy rất là thắc mắc.

“Và trước hết hãy thả những người biểu tình chống luật đặc khu ra đi thì Trung Quốc sẽ thấy ý chí của nhân dân Việt Nam như thế nào.

“Trước hết, hãy cho Trung Quốc thấy ý chí của mình đi đã.”

Từ Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh nói:

“Tôi cũng có mối lo ngại về vấn đề ba đặc khu. Nếu như lập lại mà không dính líu gì đến người Trung Quốc, thì không có vấn đề gì đáng lo ngại.

“Nhưng nếu vẫn giữ tinh thần như mọi người đã biết mà đã gây ra một làn sóng phản đối của người dân Việt Nam, mà dưới một hình thức khác nhưng thực chất vẫn là đặc khu cho người Trung Quốc, thì thực sự tôi thấy lo ngại.

“Bởi vì ngoài ba đặc khu đó ra, mọi người thấy rằng trên bản đồ Việt Nam không có địa điểm nào, các tỉnh, các địa phương, mà không có đất cho người Trung Quốc thuê.

“Rồi mọi người thấy rằng tại hai nước ‘đồng minh’ của Việt Nam ở bán đảo Đông Dương là Lào và Campuchia, người Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hai quốc gia này như thế nào.

“Nhất là đối với Campuchia, có nguồn tin nói rằng Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ quân sự ở Campuchia, nhìn lên bản đồ Biển Đông ở Tam Á, thấy cơ sở cảng tàu ngầm, hải cảng của Trung Quốc.

“Rồi ngoài biển, họ bồi đắp các đảo nhân tạo, làm sân bay, rồi đặt các giàn hỏa tiễn phòng không, rồi ở phía Bắc, một thông tin mới là cách biên giới Việt Nam 20 km, Trung Quốc đặt dàn hỏa tiễn đất đối không.

“Như thế, Việt Nam ở trong một tình thế về an ninh rất là chông chênh. Tôi nghĩ rằng, nếu xảy ra một cuộc chiến như cách đây 42 năm, quả thực tôi không biết là các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ xử lý vấn đề nội bộ ở bên trong Việt Nam như thế nào.”

Chính sách, chiến lược thế nào?

Từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu sử học Đinh Kim Phúc, cựu giảng viên lịch sử và quan hệ quốc tế tại Đại học Mở TPHCM, nói với BBC:

“Có hai vấn đề đặt ra là với dàn lãnh đạo mới này ở Việt Nam, chính sách và chiến lược sẽ như thế nào, có gì mới và khác hay không?

“Tôi nghĩ, dù ban lãnh đạo trước đây hay hiện nay, các cá nhân mặt này, mặt khác có phương pháp, tiếp cận vấn đề quan hệ Việt – Trung, mỗi người một khác, nhưng tôi không nghĩ rằng bất cứ một lãnh đạo cao cấp nào của Việt Nam là phản bội đất nước.

“Vì tôi quan niệm rằng đời người chỉ có sống một lần và chết một lần, nếu ai phản bội đất nước, bán rẻ đất nước, thì lịch sử muôn đời sẽ nêu tên như Trần Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống.

“Vấn đề thứ hai là vấn đề đặc khu, khi nói đến đặc khu, như nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh đã nói rồi, nếu đặc khu mà bình đẳng đón nhận đầu tư của tất cả các nước trên thế giới thì không thành vấn đề gì.

“Nhưng nếu đặc khu mà chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, thì cần phải đặt lại vấn đề của đặc khu. Và vì chưa có đặc khu nào ra đời, do đó, đối với bản thân tôi, tôi chưa đánh giá rằng yếu tố nguy hiểm nằm chỗ nào nếu như có hay không có người Trung Quốc.”

Trở lại với nhà quan sát thời sự Việt Nam từ Nha Trang, hôm 26/2, nhà báo Võ Văn Tạo nói thêm với BBC:

“Tôi cho rằng dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc và tương quan tiềm lực kinh tế, quân sự quá chênh lệch giữa hai nước hiện nay rất bất lợi cho Việt Nam, nếu không muốn nói là vận nước ngày càng nguy nan.

“Để cải thiện tình thế, theo tôi Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao tiềm lực quốc phòng, kể cả tham gia các liên minh phòng thủ ở khu vực, thậm chí cho một số cường quốc đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam để ngăn ngừa khả năng gây chiến của Trung Quốc, duy trì hòa bình, an ninh khu vực.

“Bên cạnh chuyện cần cảnh giác với các đặc khu kinh tế bất lợi, trong vấn đề an ninh quốc gia, Việt Nam cần chấm dứt lập trường “ba không, bốn không” trong chính sách quốc phòng thể hiện ở Sách Trắng.

“Ba không, bốn không” theo tôi chỉ tự làm Việt Nam thêm suy yếu về khả năng tự vệ, tăng nguy cơ bị Trung Quốc lấn hiếp, thôn tính mà thôi,” ông Võ Văn Tạo nêu quan điểm riêng với BBC.


Liên quan:

4 comments

  1. “Đúng là vấn đề ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc là rất nguy hiểm, nó giống như là tô giới. Ở Trung Quốc trước kia có những tô giới để cho các nước phương Tây đặc chiếm

    Bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái ông tướng phường tuồng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã nêu được 1 điểm rất chính xác . Níu thật sự sợ ba đặc khu biến thành tô giới như ở Trung Quốc thì nên tránh những nước phương Tây . Trung Quốc đã mắc sai lầm cho phương Tây vào không có nghĩa ta phải theo họ .

    “phải nghe ý kiến của nhân dân”

    Nucking Futs! Những ngừ phát động biểu tình đã được đưa đi tạm giữ, khi ra tòa chửi & tố Cộng tùm lum . Ai bày Đảng phải nghe lời đám tố Cộng đó vậy ?

    “Trước hết, hãy cho Trung Quốc thấy ý chí của mình đi đã.”

    Hoàn toàn đồng ý . Thì đây “Ban lãnh đạo mới hậu Đại hội 13 của đảng Cộng sản và chính quyền tại Việt Nam cần lưu ý làm yên lòng người dân về vấn đề các đặc khu kinh tế”. Níu Đảng có thỉa làm ngừ dân yên lòng -không yên thì cũng chả được- thì phía đầu tư mới nhìn thấy thiện chí -ý chí hướng thiện- của VN đ/v bên đầu tư .

    “Tôi cũng có mối lo ngại về vấn đề ba đặc khu. Nếu như lập lại mà không dính líu gì đến người Trung Quốc, thì không có vấn đề gì đáng lo ngại”

    Đọc những câu thía lày lại nhớ tới những cảnh báo của Chu Mọng Lông rằng thìa là mà ảnh hưởng của fong kiến còn quá nặng trong tư di của zâng tộc . Cũng nên quan ngại rằng những tàn tích của fong kiến có thỉa phát chiển thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan . Trịnh Hữu Long cũng đã viết ngay cả ở Đài Loan cũng có những nhóm, hội cổ động cho hòa giải hòa hợp dân tộc, tại sao mình hổng học Đài Loạn chiện này ?

    Thích

  2. Tàu Cộng có 02 xâu chuổi tuyệt-đẹp dành để tặng Việt Nam:
    -Chuổi Cãng Nước Sâu cho căn-cứ tàu ngầm của quân-đội Tàu Cộng.
    -Chuổi Đặc-Khu phục-vụ cho Vành Đai & Con Đường.
    Nước Việt Nam mà đeo 02 xâu chuổi này lên cổ thì…chấm hết!

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.