2338. ĐBQH tâm huyết Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc cảnh báo Quốc hội thành “phòng kín chia chác quyền lực”, nhắc món “nợ” dân Luật biểu tình, Luật về Hội …

Không được biến Quốc hội thành ‘phòng kín’ để chia chác quyền lực

Thanh niên 06:08 – 27/03/2021 

Trăn trở lớn nhất của các ĐB trong phiên thảo luận này là đảm bảo sự liêm chính, minh bạch của Quốc hội (QH), vì điều này quyết định thành công của QH trong xây dựng thể chế để mọi người tuân theo.

Sáng 26.3, thảo luận về các báo cáo nhiệm kỳ của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian gửi gắm nhiều tâm tư. Lịch trình làm việc dự kiến trong 1 ngày chỉ kéo dài nửa ngày vì ít đại biểu (ĐB) tham gia, nhưng đó đều là các ý kiến tâm huyết.

Còn s thiếu liêm chính có ch ý

Trăn trở lớn nhất của các ĐB trong phiên thảo luận này là đảm bảo sự liêm chính, minh bạch của Quốc hội (QH), vì điều này quyết định thành công của QH trong xây dựng thể chế để mọi người tuân theo.

Đánh giá QH khóa 14 đã làm “tròn vai” trước nhân dân, với những quyết sách và kết quả đã được thể hiện trong các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) nêu lên quan ngại về liêm chính trong xây dựng pháp luật. Ông Bộ cho rằng điều này là “tối cần thiết”, vì pháp luật điều chỉnh chung các quan hệ xã hội và thúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh, chứ không phải là công cụ để thể hiện lợi ích của một bộ phận nhỏ xã hội, nhất là bộ phận được giao soạn thảo luật. Không có liêm chính sẽ tạo ra những văn bản rất nhiều “khuyết tật”, biến văn bản pháp luật thành công cụ để cơ quan soạn thảo “hoặc là hiện thực hóa lợi ích của bộ, ngành mình, trong đó có những lợi ích xung đột với lợi ích của nhân dân; hoặc là công cụ để tiếm quyền của bộ, ngành khác”…

Mặc dù khẳng định đa số các văn bản được QH thông qua là có liêm chính, đã một phần tạo ra thể chế tốt đẹp để đạt được thành tựu của nhiệm kỳ, nhưng ĐB Nguyễn Mai Bộ vẫn nhấn mạnh, “còn sự thiếu liêm chính, đặc biệt là sự thiếu liêm chính có chủ ý” trong xây dựng pháp luật, dù rất ít. Ông Bộ đề nghị cần có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong xây dựng luật; đề nghị ĐBQH luôn nghĩ đến sự liêm chính khi cho ý kiến về các dự án luật.

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đánh giá việc lập pháp của QH còn tồn tại những vấn đề, ngoài chậm trễ trong chuẩn bị hồ sơ luật, thì vẫn còn tình trạng đề xuất chính sách không phù hợp với đường lối, có dự án luật gây bức xúc trong dư luận, chưa đánh giá hết tác động, không lường hết hậu quả trước mắt và lâu dài. Ông Nhưỡng đơn cử việc đề xuất đưa phạm nhân ra làm việc ở doanh nghiệp; đề xuất bổ sung lực lượng an ninh cơ sở hàng triệu người “mà không tính đến khó khăn chồng chất, tính khả thi của luật, tương quan lực lượng các lĩnh vực và giải pháp chính sách cho lực lượng công an xã hiện nay”.

Ông Nhưỡng đánh giá việc thẩm tra, thẩm định luật còn nhiều sơ hở, một số dự án chất lượng chưa cao, để lọt lưới những chính sách chưa phù hợp; có dấu hiệu của lobby không lành mạnh, lợi ích nhóm trong xây dựng chính sách pháp luật. Bên cạnh đó, năng lực phân tích chính sách của một số ĐB chưa đáp ứng yêu cầu của một chính khách nhà nước, thậm chí còn tình trạng dễ dãi, dĩ hòa vi quý để bấm nút thông qua luật một cách cảm tính, chưa thực sự dành tâm huyết nghiên cứu, thể hiện được quan điểm trách nhiệm xây dựng luật pháp trước nhân dân.

“Cnh giác tình trng thâu tóm quyn lc bng th chế

Cho biết đây có thể là lần phát biểu cuối cùng của mình trước QH sau 20 năm tham gia, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh về tính minh bạch, công khai. Đánh giá cao thành tựu của QH khóa 14, nhưng ông Quốc cũng lưu ý “những đỉnh cao không chỉ ở phía trước, đôi khi những đỉnh cao ở sau lưng mình”.

Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dânĐại biểu Lưu Bình Nhưỡng

Theo ông Quốc, QH khóa 1 được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đã tập hợp những ý chí, giá trị đương đại nhất. Khi đó, QH đã có tập quán quan trọng là để cho dân tiếp cận hoạt động của mình, dành toàn bộ tầng trên cùng của Nhà hát Lớn (địa điểm họp QH) để cho báo chí, người dân có quyền được vào xem. Ngày nay, QH đã có cả tòa nhà hoành tráng, nhưng lại vắng bóng người dân. QH xây dựng hẳn một di sản, nhà truyền thống, một bảo tàng có giá trị, nhưng ngay cả những người trong nghề sử học, một ĐB QH như ông cũng không được đến. “Đương nhiên chúng ta phải đảm bảo an ninh, nhưng không vì thế mà ngăn cản người dân đến quan sát hoạt động của QH được”, ĐB Dương Trung Quốc nói và mong một ngày không xa, người dân được quan sát, theo dõi hoạt động của QH.

Đề cập đến chức năng giám sát của QH trong nhiệm kỳ rất nhiều đại án đã xảy ra, ĐB Quốc đề nghị các ĐB cần nhận thức rằng, mỗi thành công của Chính phủ có vai trò của QH, nhưng mỗi thất bại của Chính phủ cũng có trách nhiệm của QH, để thấy nếu QH sáng suốt, sẽ hạn chế được những thất thoát về tiền bạc, nhân lực.

“Bàn giao” những tâm tư đến QH khóa sau, ĐB Lưu Bình Nhưỡng đề nghị “cảnh giác tình trạng thâu tóm quyền lực bằng thể chế”, làm sao để xây dựng một QH nhân văn, không chỉ là một trung tâm quyền lực mà còn là trung tâm dân chủ và đoàn kết của quốc gia, dân tộc.

“QH cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến QH thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói.


Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu lần cuối ở Quốc hội

Thanh niên – 13:45 – 26/03/2021

“Chúng ta kế thừa truyền thống của dân tộc, tổ tiên, của Quốc hội, của các bậc tiền nhiệm. Tự hào những gì chúng ta làm được, nhưng soi lại việc tiền nhân làm được thì phải suy nghĩ”, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) nói.

Sáng 26.3, tại phiên thảo luận về dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14 cũng như báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các ủy ban Quốc hội, mở đầu bài phát biểu cuối cùng của mình sau gần 20 năm giữ cương vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) kêu gọi Quốc hội mở cửa cho người dân được vào, không chỉ tham quan mà còn có thể quan sát hoạt động của Quốc hội.

Ông Quốc viện dẫn lịch sử: năm 1946, Quốc hội khoá 1 được bầu ra lần đầu tiên ở một nước thuộc địa vừa dành được độc lập nhưng đã dành toàn bộ tầng trên cùng của Nhà hát lớn Hà Nội để báo chí và người dân được vào.

“Ngày nay, chúng ta có cả toà nhà hoành tráng thế này, nhưng vắng bóng người dân. Quốc hội xây dựng nhà truyền thống, bảo tàng nhưng ngay cả những người trong nghề chúng tôi cũng không được đến”, ông Quốc nói.

“Có thể là vấn đề an ninh nhưng đó là việc của cơ quan chức năng. Mong một ngày, người dân không chỉ vào tham quan và có thể quan sát hoạt động của Quốc hội”, ông Quốc phát biểu.

Vấn đề thứ hai mà ông Quốc đề cập tới là việc hoàn thiện những bộ luật được quy định tại Hiến pháp nhưng chưa được luật hoá như luật về biểu tình, luật về hội… Theo ông Quốc, có nhiều lý do khó khăn và nhạy cảm, nhưng ông mong muốn Quốc hội khóa 15 sẽ hoàn thiện những gì Hiến pháp đã đề cập gần 10 năm.

Về vấn đề chất vấn, ông Quốc cho rằng, là hình thức giám sát tối cao, có hiệu ứng rất cao trong xã hội. Người dân có thể trực tiếp chứng kiến hoạt động của Quốc hội, của các vị đại biểu Quốc hội và của các thành viên cơ quan hành pháp.

Ông Quốc viện dẫn lịch sử khi nói đến cuộc chất vấn đầu tiên vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 1 vào tháng 11.1946, không chỉ các thành viên Chính phủ mà cả Chủ tịch nước cũng được chất vấn. Sau cuộc chất vấn, Bác Hồ viết: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn 1 năm, hãy còn thanh niên; Quốc hội mới thành lập được 8 tháng, còn thanh niên hơn. Vậy mà Quốc hội đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắt (cách nói của Bác), khó trả lời, đề cập đến những vấn đề quan hệ với vận mệnh quốc gia. Với sự trưởng thành về chính tri, quyết tâm vì việc nước ấy, ai bảo dân ta không có tư cách độc lập?”.

Người dân không biết được chính kiến ca đi biu Quc hi

Ông Quốc cho rằng, có sự giúp đỡ của công nghệ truyền hình, phát thanh nhưng chưa làm được như ngày xưa. “Chưa bao giờ làm được như ngày xưa, đã bao giờ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước được chất vấn chưa? Ở những nhân vật ấy, tiếng nói ấy có vai trò cực kỳ quan trọng làm cho người dân tin tưởng hơn về bộ máy Nhà nước của mình”, ông Quốc nói.

Vấn đề thứ 4 mà ông Quốc đề cập là việc người dân không biết được chính kiến của đại biểu Quốc hội mà họ bầu ra. Việc áp dụng công nghệ làm sao để người dân có thể giám sát, ông Quốc đề cập.

Vấn đề thứ 5 là về giám sát, đặc biệt là giám sát các đại án. Trách nhiệm của Quốc hội trong thời điểm mà nhân vật trong các đại án đó có liên quan đến thực tiễn mà Quốc hội không đề cập đến. “Nếu chúng ta sáng suốt phát hiện được thì chúng ta ngăn chặn được, hạn chế được những thất thoát về tiền bạc, nhân lực”, Ông Quốc đề cập.

Ông Quốc cho rằng, mỗi thành công của Chính phủ có vai trò của Quốc hội, nhưng mỗi thất bại của Chính phủ, sai sót của Chính phủ cũng có trách nhiệm của Quốc hội, những đại án cũng có trách nhiệm của Quốc hội, ít nhất Quốc hội của nhiệm kỳ ấy.

Vấn đề cuối cùng mà ông Quốc đề cập là về hành chính hoá cơ quan dân cử.

“Đừng biến Quốc hội thành cơ quan hành chính, đặc biệt với đại biểu chuyên trách”, ông Quốc nói.

Ông Quốc lấy ví dụ về tuổi tác khi nhiều người vì tuổi tác mà không được ứng cử vào Quốc hội. “Tôi thấy hết sức làm tiếc, nhiều vị phải dừng lại chỉ vì tuổi tác”, ông Quốc kết thúc bài phát biểu. Đây là bài bài phát biểu cuối cùng của ông, sau 20 năm là đại biểu dân cử.

Ông Dương Trung Quốc là nhà sử học, nhà báo, năm nay 75 tuổi. Ông được đánh giá là đại biểu Quốc hội năng nổ, có nhiều hoạt động gần dân và phát biểu “góc cạnh” tại Quốc hội.

17 comments

  1. Zìa chiện đoàn thuyền không số oai hùng của Trung Quốc, Đế quấc Mỹ ủng hộ Phi trong claim chủ quyền vùng đá ba đầu qua việc lên án Trung Quốc . Bộ ngoại giao hợp Đảng ta không nên hùa theo bọn Phi Ngụy mà phàn nàn với Trung Quốc, vì hùa theo chúng có nghĩa công nhận chủ quyền của Phi ở vùng đó .

    Níu phải lựa chọn, Đảng nên ủng hộ Trung Quốc, vì níu vùng đó thuộc zìa Trung Quốc, nó trở thành 1 phần của Tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa mà Việt Nam là 1 phần hổng thể thiếu được . Chỉ cần Đảng khéo léo, mềm dẻo, xử dụng những chiêu thức trong Kama Sutra, tất cả đều trở thành của mềnh cả . Trong khi vùng đó mà rơi vào tay của Phi, coi như Đảng có lỗi với tổ tiên, với dân tộc vì làm mất đi 1 phần lãnh thổ .

    Cứ để bọn trí thức thoái hóa hiện nguyên hình phản quốc, lộ rõ dã tâm bán nước của chúng. Đảng không được phép & không có quyền làm điều đó; phản lại Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa & bán nước cho bọn tư bửn thúi nát .

    Thích

  2. Ô Dương nước lạ rất xứng đáng là 1 trí thức Việt tiêu biểu, chỉ khi gần về hiu rùi mới chịu thoái hóa . Lemme see, ông có hộ khẩu thường trú ở Hà Lội, hoạt động giới thiệu sách, gặp gỡ này nọ toàn ở Hà Lụi, nhưng lại là đại bỉu quấc hội tranh cử ở Đồng Nai . Xuân Thu nhị kỳ .

    “Cho biết đây có thể là lần phát biểu cuối cùng của mình trước QH sau 20 năm tham gia, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh về tính minh bạch, công khai”

    Sau hơn 20 năm tham gia trong phòng kín, ông nhấn mạnh zìa tính minh bạch . Chỉ lói thía lày, ông theo gương tiến sĩ chần nguyễn nhựt wang a . Lúc làm việc cho Đảng, ổng giữ rịt quyền cho Đảng, hổng bao giờ thấy ổng xì ra chút gì . Bi giờ zìa hiu đâm thoái hóa, bày đặt “đòi quyền dân”. Trí thức các bác cái con Tự Do í ạ .

    “nhưng ông Quốc cũng lưu ý “những đỉnh cao không chỉ ở phía trước, đôi khi những đỉnh cao ở sau lưng mình”

    Rất đúng . Quốc hội thời Bác Hồ làm được biết bao nhiêu chiện . Tại sao quấc hội mình hổng lập lại những kỳ tích thời Bác Hồ ? Có học con Tự Do gì đâu . Toàn là phản bội lại tư tưởng Hồ Chí Minh thui .

    “ĐB Dương Trung Quốc nói và mong một ngày không xa, người dân được quan sát, theo dõi hoạt động của QH”

    Điều này & nhìu đìu nữa, tớ đoán, phụ thuộc vào sự tồn tại của Đảng . Các bác trí thức cần wan tâm hơn nữa zìa sự tồn tại của Đảng .

    “Bàn giao” những tâm tư đến QH khóa sau, ĐB Lưu Bình Nhưỡng đề nghị “cảnh giác tình trạng thâu tóm quyền lực bằng thể chế”, làm sao để xây dựng một QH nhân văn, không chỉ là một trung tâm quyền lực mà còn là trung tâm dân chủ và đoàn kết của quốc gia, dân tộc”

    Tâm huyết quá . Quốc hội thời 2 ông hoàn toàn hổng có 1 chút nhân văn tẹo nào, nó cũng đek phải là “trung tâm dân chủ và đoàn kết của quốc gia, dân tộc” lun . 2 lão này phải cút rồi may ra quấc hội mới ráng làm được .

    “Theo ông Quốc, có nhiều lý do khó khăn và nhạy cảm, nhưng ông mong muốn Quốc hội khóa 15 sẽ hoàn thiện những gì Hiến pháp đã đề cập gần 10 năm”

    Đọc cái này nhớ tới ông thầy ngày xưa . Thời “Đổi Mới” bắt đầu có báo nức ngòi, 1 lần đọc báo có lọt 1 bài Việt Nam đứng tóp ten về trộm cướp khách du lịch, ổng nói thế hệ của thầy đã làm được nhiu đó, phần còn lại là trách nhiệm của các em . Xem ra ông thầy này có tư cách hơn 2 lão khỉ gió . Câu trên có thỉa hiểu “Vì nhìu ní zo khó khăn & nhạy cảm, 2 ông chả làm được con Tự Do gì hít . Phúc du & good luck. See if you can do better, i Phúc Kđinh doubt it”.

    Tất nhin coong zai niu chọng nư noi gương bố kiss arse ông dương nước lạ lia lịa . Thời này hổng có Bác Hồ, thui thì xài đỡ bác Dương tính .

    Thích

Nhận xét về 2948. Người Trung Quốc ‘thâu tóm’ đất, quan chức tham nhũng đất: cần gấp luật về đứng tên hộ tài sản Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.