2470. Lệnh cấm của phương tiện truyền thông xã hội đối với Trump: Khoảnh khắc “im lặng của bầy cừu” trong chúng ta

THE HILL BY JOE CONCHA, OPINION CONTRIBUTOR — 05/05/21 

Ba Sàm lược dịch

Việc cựu Tổng thống Trump bị Facebook và Instagram tiếp tục đình chỉ tài khoản trên mạng của mình đã được quyết định vào thứ Tư, điều có thể dự đoán được như thể cái chết, chuyện thuế má và mặt trời mọc ở phía đông.

Rốt cuộc, thì tại sao bất kỳ công ty truyền thông xã hội nào cũng phải cân nhắc việc cung cấp các nền tảng mạng khổng lồ cho Trump?

Chẳng hạn, như chúng ta đã thấy họ ủng hộ đảng nào trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, ví như việc họ kiểm duyệt hoàn toàn đến đáng ngạc nhiên các câu chuyện bom tấn, của tờ New York Post, về hoạt động bị cáo buộc là mại quyền (lợi dụng bán chác quyền lực) của Hunter Biden. Những gã khổng lồ truyền thông xã hội đã đi xa đến mức đình chỉ tài khoản của những người dám chia sẻ câu chuyện này của báo New York Post.

Chúng ta cũng nhìn thấy điều đó trong các đóng góp cho chiến dịch tranh cử tổng thống của những gã khổng lồ Công nghệ (Big Tech), với số lượng áp đảo giành cho Biden.

Vì vậy, khi Ban Giám sát của Facebook ra phán quyết rằng lệnh cấm Trump hiện sẽ được tiếp tục, thì có thể hiểu được là nó ít liên quan đến việc bảo vệ các thành viên-người dùng của nền tảng xã hội này khỏi những thông điệp của Trump, mà chính là nhiều khả năng hơn nhằm bảo vệ cái gã (guy) là người của họ đang ngồi trong Phòng Bầu dục.

Đối với Tu chính án thứ nhất (trong Hiến pháp Hoa Kỳ), thì quyết định đó lại không chịu sự điều chỉnh, vì Facebook là một công ty tư nhân (1).

Bạn sẽ nghe thấy những lập luận từ bên cánh hữu (bảo thủ), rằng lệnh cấm sẽ làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của Mark Zuckerberg theo cách mà công ty của anh ấy sẽ cảm thấy. Nhưng nhìn vào cổ phiếu của Facebook lại cho thấy điều khác. Khi so sánh với ngày 5 tháng 5 năm 2020, cổ phiếu của nó đã tăng hơn 100 điểm, tương đương hơn 50%. Bất chấp những người bảo thủ đe dọa rời khỏi nền tảng xã hội này, số lượng thành viên-người dùng vẫn tiếp tục tăng.

Nhìn chung, chỉ riêng ở Hoa Kỳ, có gần 230 triệu người dùng Facebook, chiếm khoảng 70% dân số. Đó là một hình thức giao tiếp và kể chuyện cá nhân hoàn toàn giúp gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và doanh nghiệp, theo những cách mà thế giới chưa từng thấy – và hầu như không có sự cạnh tranh nào (ngoại trừ Instagram, cũng do Facebook sở hữu).

Về tổng thế, có 86% người Mỹ tiếp nhận tin tức “thường xuyên” hoặc “đôi khi” từ điện thoại thông minh hoặc máy tính của mình, theo cuộc thăm dò ý kiến của Pew Research. Phương tiện truyền thông xã hội chỉ trở nên phổ biến hơn qua cách thức mà mọi người nhận được hoặc tìm thấy tin tức và các loại thông tin ở đó. Vấn đề là ở chỗ: Nhiều nguồn trong số này thiên vị một cách vô vọng, đến mức giống như những siêu PAC (Siêu Ủy ban hoạt động chính trị, quyên tiền phục vụ tranh cử) (2) có ảnh hưởng và quyền lực hơn bất cứ thứ gì mà anh em nhà Koch (3) hoặc Priorities USA (siêu PAC lớn nhất của đảng Dân chủ) từng mơ ước.

Trump có thể cố gắng kháng cự thông qua nền tảng xã hội mới của mình – về cơ bản là một blog được tôn vinh, song không có cấu hình tương tác – để đưa thông điệp của mình ra ngoài. Một nỗ lực truyền thông xã hội như vậy có lẽ cần phải mở rộng để các chương trình video/audio của riêng ông ấy thực sự có hiệu quả. Nhưng khi xem xét việc ông mất 88 triệu người theo dõi trên Twitter và hàng chục triệu người khác trên Facebook và Instagram, không thể thấy bất kỳ kịch bản nào mà Trump có thể một lần nữa dễ dàng biến mình thành trung tâm của cuộc trò chuyện.

Đối với những người nghĩ rằng các công ty truyền thông xã hội và những gã khổng lồ công nghệ khác sẽ tan rã, thì hãy nhớ rằng chúng ta đang có cả Hạ viện, Thượng viện và chính phủ do đảng Dân chủ nắm. Vì vậy, sẽ không sớm có những luật lệ được thông qua để thay đổi tình trạng mất lòng tin vào các công ty này đâu.

Đây là thời điểm “im lặng của bầy cừu” (4) bởi giới truyền thông, một ngành công nghiệp lẽ ra nên chịu sự kiểm duyệt của các nhân vật của công chúng, hoặc các hãng tin tức khác như New York Post, tờ báo hàng ngày lâu đời nhất của quốc gia – trước khi tất cả đàn cừu bị loại bỏ, từng con một hoặc theo nhóm, để phải im lặng và bị giết mổ một cách hiệu quả.

Thế nhưng, với một số nhà báo và nhà lập pháp thực sự cổ vũ cho bộ phim giả tưởng “Một chín tám tư” (5), thì không thể như vậy được.

Yêu tổng thống thứ 45 hay ghét tổng thống thứ 45, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn sàng ngồi im lặng và không lên án xu hướng ngày càng gia tăng của nhiều cá nhân và tổ chức, cả nhà nước và tư nhân, đã và đang tham gia vào một hình mẫu Liên Xô – đè bẹp tiếng nói của những người mà họ không đồng ý. Nó khiến cho lúc này trở thành khoảng thời gian ớn lạnh nhất trong lịch sử dân tộc chúng ta.

Joe Concha là người phụ trách chuyên mục chính trị và truyền thông cho The Hill.

(1) Tu chính án I Hiến pháp Hoa Kỳ:  “Tu chính án thứ nhất chỉ áp dụng cho các luật do Quốc hội ban hành …” (Wikipedia)

(2) Bầu cử tổng thống Mỹ và bệ phóng Super PAC (PLTPHCM)

(3) Gia đình Koch

(4) Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs – Wikipedia): tên một bộ phim nổi tiếng, sản xuất cách đây 30 năm, có 2 ngôi sao thủ vai là Jodie Foster và Anthony Hopkins.

(5) Một chín tám tư (Wikipedia): cuốn tiểu thuyết của cùng tác giả với cuốn “Trại súc vật“, nhà văn người Anh George Orwell. Cả hai cuốn đều nổi tiếng và được dựng thành phim, nội dung ám chỉ các chế độ chuyên chế kiểu cộng sản.

One comment

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.