
Mặc dù có một số điểm tương đồng, nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có các chính sách liên minh tương tự nhau.
THE DIPLOMAT by Ngo Di Lan – May 27, 2021
Ba Sàm lược dịch
Chính sách liên minh trong ngữ cảnh không có Mỹ là một chủ đề được nghiên cứu kỹ lưỡng trong quan hệ quốc tế. Do đó, chúng ta nên hoan nghênh bài báo gần đây của Khang Vu trên tờ The Diplomat về sự tương đồng giữa các chính sách liên minh của Trung Quốc và Việt Nam, bài báo này có thể làm sống lại một chủ đề quan trọng và khơi dậy các cuộc tranh luận hiệu quả trong cả giới hoạch định chính sách và học thuật.
Điều này không có nghĩa là tôi đồng ý với kết luận của ông ấy.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc có cùng định hướng chính sách đối ngoại chung vì họ gần gũi về mặt tư tưởng và văn hóa, nhưng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng họ có chính sách liên minh tương tự.
Trên thực tế, hiếm khi có ý nghĩa nếu so sánh chính sách liên minh của một quốc gia nhỏ với chính sách của một cường quốc.
Một trong những quan điểm chính của Khang là “Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là các quốc gia cộng sản độc đảng, chỉ là đồng minh với các quốc gia chia sẻ cả lợi ích an ninh quốc gia và các giá trị ý thức hệ của họ.” Điều này có đúng hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta định nghĩa khái niệm “liên minh”, có thể có nhiều hình thức khác nhau và thường được các nhà phân tích khác nhau sử dụng theo những cách không nhất quán.
Bản thân Khang không định nghĩa rõ ràng rằng ông quan niệm “liên minh” là gì, nhưng đọc kỹ bài báo của ông cho thấy rằng thuật ngữ liên minh được sử dụng theo nghĩa chính thức, do đó ngụ ý rằng hai quốc gia chỉ liên minh khi mối quan hệ đồng minh của họ được ràng buộc bởi một hiệp ước chính thức. Tuy nhiên, điều này có vấn đề vì một số lý do.
Thứ nhất, không phải tất cả các “hiệp ước liên minh” đều bình đẳng. Các quốc gia thường được coi là đồng minh khi ít nhất một thành viên chính thức cam kết hỗ trợ quân sự cho (các) đối tác của mình, điều này thường bao gồm một lời hứa rõ ràng là sẽ bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Do đó, các điều ước quy định một cách mơ hồ về một số hình thức hợp tác khi một trong các bên ký kết bị tấn công sẽ không được xếp vào cùng loại với những điều ước bao gồm một bảo đảm phòng vệ rõ ràng.
Hiệp ước quốc phòng của Trung Quốc với Triều Tiên rõ ràng đủ điều kiện là một liên minh chính thức, vì Điều II quy định rõ rằng các bên ký kết phải viện trợ quân sự ngay lập tức cho bên bị tấn công vũ trang.
Tuy nhiên, ngôn ngữ của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác của Việt Nam với Lào linh hoạt và cởi mở hơn nhiều khi ta giải thích về nó. Hơn nữa, nó không chứa bất kỳ hình thức đảm bảo an ninh nào, lẫn nhau hoặc đơn phương.
“Liên minh thực sự” duy nhất mà Việt Nam từng tham gia là với Liên Xô vào năm 1978. Điều 6 của hiệp ước liên minh Xô-Việt yêu cầu cả hai bên “ngay lập tức tham khảo ý kiến của nhau” và thực hiện “các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ hòa bình và an ninh của hai quốc gia ” khi một trong hai bên bị tấn công vũ trang. Do đó, việc ông Khang sử dụng hiệp ước Việt-Lào để củng cố cho lập luận của mình rằng Trung Quốc và Việt Nam có chính sách liên minh tương tự là không thuyết phục.
Thứ hai, chúng ta biết rằng, không phải tất cả các liên minh đều cần một hiệp ước chính thức để được thực hiện một cách nghiêm túc. Mỹ không cần một hiệp ước phòng thủ chính thức với Israel hoặc Đài Loan để ngăn chặn các quốc gia khác xâm lược các quốc gia này. Vì lý do đối nội hoặc chiến lược, một quốc gia có thể cố tình chọn theo đuổi một mối quan hệ không chính thức thay vì liên minh chính thức với một quốc gia khác. Do đó, chính sách liên minh không nên chỉ giới hạn trong các liên minh chính thức.
Nếu đúng như vậy, người ta có thể lập luận một cách hợp lý rằng Trung Quốc và Mỹ có một liên minh không chính thức vào đầu những năm 1970 sau khi Nixon mở cửa sang Trung Quốc. Điều này mâu thuẫn với quan điểm của ông Khang rằng các quốc gia cộng sản độc đảng như Trung Quốc và Việt Nam chỉ đồng minh với các quốc gia chia sẻ cả lợi ích an ninh và các giá trị ý thức hệ.

Từ việc đọc phân tích của ông Khang, người ta có thể được thể tất với suy nghĩ rằng Việt Nam ngang bằng với Trung Quốc về sức mạnh quốc gia của mình. Sự thật là, Trung Quốc luôn là một cường quốc, trong khi Việt Nam ngày nay cùng lắm thì chỉ là một cường quốc tầm trung ở Đông Nam Á. Sự khác biệt là rất lớn: các cường quốc cung cấp an ninh cho các quốc gia nhỏ hơn, để đổi lấy ảnh hưởng và các đặc quyền khác, trong khi các quốc gia nhỏ tìm kiếm sự đảm bảo an ninh bằng cách cho đi một số quyền tự chủ về chính sách của họ.
Khi Việt Nam tham gia vào một liên minh, thường là để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa an ninh trước mắt hoặc phòng ngừa trước những rủi ro trong tương lai. Ngược lại, Trung Quốc sử dụng liên minh như một công cụ để tác động đến chính sách của đối tác yếu hơn của mình (chẳng hạn như trường hợp của Triều Tiên) hoặc để đạt được lợi thế thương lượng so với đối thủ cạnh tranh chiến lược của họ. Vì vậy, ngay cả khi cả Trung Quốc và Việt Nam tham gia cùng một số hiệp ước quốc phòng, với các điều khoản hoàn toàn giống nhau, thì đó sẽ là vì những lý do rất khác nhau, cho thấy các chính sách liên minh rất khác nhau.
Cuối cùng, ông Khang chỉ ra sự không liên kết như một bằng chứng cho thấy Việt Nam và Trung Quốc theo đuổi các chính sách liên minh tương tự. Bề ngoài thì điều này là hợp lý nhưng không đủ để xem xét kỹ lưỡng. Mấu chốt ở đây là mặc dù cả hai quốc gia về cơ bản đều tuân theo chính sách không liên kết, nhưng cơ sở cho một quyết định như vậy không thể khác hơn.
Là một trong những cường quốc toàn cầu hàng đầu thế giới, có thể hiểu được rằng Trung Quốc tránh xa liên minh quân sự vì họ có thể đảm bảo an ninh cho chính mình. Ngay cả khi họ muốn, Bắc Kinh không thể xây dựng loại mạng lưới liên minh như Hoa Kỳ, bởi vì có rất ít quốc gia hiện đang phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và là đồng minh tiềm năng đáng giá của Trung Quốc. Và ngay cả khi những nước nhỏ này đã tìm kiếm một nhà cung cấp việc đảm bảo an ninh, thì nhiều khả năng họ sẽ hướng về Hoa Kỳ, chứ không phải là Trung Quốc, vì quân đội của nước này chưa có loại hình tiếp cận toàn cầu như thứ mà quân đội Hoa Kỳ có.
Mặt khác, Hà Nội cảnh giác với các liên minh quân sự vì kinh nghiệm lịch sử đã dạy cho các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng một liên minh có thể làm trầm trọng thêm tình hình an ninh hơn là việc ngăn chặn các mối đe dọa tiềm ẩn. Rốt cuộc, cuộc chiến tranh với Trung Quốc nổ ra năm 1979, ngay sau khi Việt Nam và Liên Xô ký hiệp ước phòng thủ chung. Hơn nữa, như Trung Quốc đã thể hiện trong Chiến tranh Việt Nam, các đồng minh cường quốc sẵn sàng bán đứng các đối tác nhỏ hơn của họ khi tình hình chiến lược thay đổi. Do đó, lợi ích của mọi quốc gia nhỏ là duy trì một chính sách đối ngoại độc lập bất cứ khi nào có thể. Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ từ chối các liên minh quân sự vô thời hạn. Như Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nhận xét trong một cuộc phỏng vấn quan trọng về Sách trắng quốc phòng năm 2019, “Chính sách Ba không” của Việt Nam là một chính sách cho thời bình, ngụ ý rằng nước này có thể thay đổi chính sách liên minh của mình nếu bối cảnh chiến lược có sự thay đổi trong tương lai .
Vì tất cả những lý do này, cho dù chúng ta định nghĩa liên minh quân sự như thế nào, chừng nào sức mạnh quốc gia Việt Nam còn chưa đuổi kịp Trung Quốc, thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục có những chính sách liên minh khác biệt đáng kể.
Ngô Di Lân là Tiến sĩ ứng viên ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Brandeis.
(Ba Sàm bổ sung một số bài báo VN, có lẽ liên quan tới tác giả)
Liên quan:
“Việt Nam có điểm đặc biệt là rất gần với Trung Quốc. Hai nước núi liền núi, sông liền sông, là láng giềng tốt với 16 chữ vàng nhưng không thấy Việt Nam mua được vắc-xin của Trung Quốc. Không biết Chính phủ Việt Nam không thích vắc-xin của Trung Quốc hay Chính phủ Trung Quốc không muốn bán cho Việt Nam – TS Nguyễn Quang A”
Almost there. Whoa, đồng chí tiến sĩ Nguyễn Quang A bi chừ tiến bộ quá xá quà sa lun!
Ngô Di Lân thử đoán xem cái hồ bán nguyệt kỳ này có được lát gạch Bát Tràng không nha .
Cù Mai Công “190 triệu liều x khoảng 3/4/5 USD/liều = 600 triệu đến chưa tới 1 tỉ USD”. Với giá 5 USD/liều, mọi ngừ thử đoán xem ai sẽ là ngừ cung cấp mắm cho bữa cơm Việt Nam
Wait for it
ThíchThích
https://www.qdnd.vn/y-kien-trong-ngay/nhung-ke-con-nguy-hiem-hon-ca-virus-660921
Giới trí thức trẻ Việt Nam cần lên án những ngừ này, và kiến nghị Nhà Nước xử lý những kẻ này với tội phản quốc, cố ý đầu độc, cố ý giết dân
Có nghĩa số ngừ lay phải cao hơn số thông báo .
ThíchThích
Oh, tưởng Ngô Di Lân là ai . Cũng lại là 1 trí thức xã hội chủ nghĩa từ Hà Lụi . Níu vậy tớ dẹp hết lời còm . Cứ để hắn tin những gì hắn tin .
Chỉ khuyên Trung Quốc thía lày . Hãy chứng minh cho Đảng Cộng Sản của Ngô Di Lân mình là 1 ngừ Đảng của Ngô Di Lân có thỉa tin cậy, như thời Bác Hồ của Ngô Di Lân . Hãy trở thành đôi vai để Đảng của Ngô Di Lân có thể nương nhờ chốn thở than . Có thể bắt đầu bằng hoàn thành đường cao tốc để dân Việt có thứ để tự hào .
Còn nhớ câu phát biểu của đồng chí Leonid Brezhnev thời Prague 1965
“Khi các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội đang toan tính xoay chuyển một nước XHCN nào đó theo hướng tư bản chủ nghĩa, thì điều này không những trở thành vấn đề của nước đó, mà còn là vấn đề chung và là sự quan tâm của toàn bộ các nước XHCN”
Đây là những gì những nước xã hội chủ nghĩa còn lại cần làm sống lại, nhứt là giữa Trung Quốc & Việt Nam . Vứn đề là gây dựng niềm tin . Trung Quốc nên nhớ, Đảng Cộng Sản Việt Nam mới là đối tượng của mình, không phải dân Việt như những Ngô Di Lân . Cần nêu cao những hình ảnh của Bác Hồ Chí Minh, nhấn mạnh vào thời gian Bác Hồ ở Trung Quốc . Đăng thật nhiều hình Bác Hồ & Bác Mao . Chiếm được niềm tin của dân Việt hiện nay bắt buộc phải tận dụng hình ảnh Hồ Chí Minh .
Cái Gulf đó, Trung Quốc hãy biến thành hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
ThíchThích