2535. Để “Phát triển rừng quyết liệt”, Việt Nam sẽ trồng 1 tỷ cây xanh, nhưng trồng thế nào?

Vào tháng 10 và tháng 11 năm 2020, một loạt 9 cơn bão không ngừng đổ bộ vào Việt Nam, gây ra lũ lụt kỷ lục và vô số trận lở đất. Gần 200 người chết, thiệt hại tài sản ước tính 1,5 tỷ USD.

Asia-Pacific Research by Michael Tatarski – May 21, 2021

Ba Sàm lược dịch

Thế rồi, ngày 10/11/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phản ứng bằng cách kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh trên toàn quốc, cho đến năm 2025, với hy vọng tăng độ che phủ rừng sẽ giúp ngăn ngừa sạt lở đất trong tương lai và giảm lũ lụt.

Chương trình tỷ cây hiện là chính sách chính thức của chính phủ với một số mục tiêu, bao gồm bảo vệ hệ sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ phát triển kinh tế. Nhưng chính phủ vẫn chưa công bố chi tiết cụ thể về những loài sẽ được trồng ở đâu và bởi ai, hoặc chi phí và nguồn tài trợ.

Và trong khi sáng kiến ​​này được tạo ra giữa bối cảnh thiên tai ảnh hưởng nặng nề đến các cộng đồng ở các khu vực miền núi, đặc biệt là ở miền Trung Việt Nam, thì nó lại tập trung nhắm vào những nơi khác.

 “Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng dự thảo thông tư, và nếu bạn nhìn vào đó, 85% cây xanh được quy hoạch cho các khu đô thị và khu công nghiệp, vì vậy chỉ có 15% cho vùng cao,” ông Tô Xuân Phúc, một nhà phân tích chương trình của tổ chức phi chính phủ quốc tế Forest Trends, nhận xét. “Tất nhiên các khu đô thị và khu công nghiệp là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của lũ lụt và sạt lở đất do bão nhiệt đới gây ra.”

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) đã không trả lời yêu cầu bình luận của chúng tôi.

Chỉ thị của chính phủ phác thảo chương trình trên, chỉ có văn bản bằng tiếng Việt, đã lưu ý rằng sẽ trồng cây tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất và hành lang giao thông, nhưng không cho biết lý do tại sao. Nó bắt đầu bằng việc ghi nhận tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đối với tính mạng và tài sản, đồng thời gọi “phát triển rừng quyết liệt“, “vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài.

Chắc chắn, thiếu không gian xanh là một vấn đề nhức nhối trong các khu đô thị của Việt Nam. Ví dụ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của cả nước, cho biết thành phố chỉ có 0,55 mét vuông (6 feet vuông) công viên công cộng cho mỗi người dân, so với 30 m2 (326 ft2) cho mỗi người ở Singapore. Các quan chức thành phố đã bắt đầu cho trồng cây theo chương trình, sau nhiều năm cây đô thị bị mất do phát triển cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, ông Tô Xuân Phúc cho biết ông rất ngạc nhiên trước sự chú trọng này cho riêng các thành phố.

Khi người Việt Nam nghe đến 1 tỷ cây xanh, chúng tôi nghĩ ngay đến rừng.” ông nói.  Bao nhiêu cây xanh đó có thể tạo ra tới 500.000 ha (1,2 triệu mẫu Anh) rừng mới, nhưng kế hoạch của Bộ NN & PTNT kêu gọi chỉ trồng 80.000 ha (198.000 mẫu Anh) rừng, với số cây còn lại sẽ được đưa vào các khu vực đô thị hóa, ông nói thêm.

Vào ngày 4 tháng 4, các quan chức và tình nguyện viên đã trồng 23 cây xanh trong một công viên chưa hoàn thành dọc theo sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh, một phần trong kế hoạch trồng 1 tỷ cây xanh của Việt Nam vào năm 2025. Hầu hết các cây được dự kiến ​​trồng ở các khu vực đô thị. Hình ảnh của Michael Tatarski.
Một số cây mới đã bắt đầu tàn lụi trong cái nóng mùa khô của Thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Lịch sử trồng rừng của Việt Nam

Việc trồng cây do Trung ương chỉ đạo có thể bắt nguồn từ cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã bắt đầu phong tục Tết trồng cây năm 1959, khi đất nước Việt Nam bị chia cắt.

Theo một tài liệu nghiên cứu chưa được xuất bản, từ năm 2020, về các chương trình trồng rừng quy mô lớn ở Việt Nam, thì năm 1992 chứng kiến ​​việc thực hiện Dự án 327, một chương trình trồng rừng trên toàn quốc kéo dài 5 năm, trị giá 68 triệu đô la. Tuy nhiên, chương trình này đã bị chỉ trích vì đặt sản xuất gỗ lên trên an ninh lương thực và tập trung vào các loài cây ngoại lai như bạch đàn và keo.

Năm 1998, chính phủ đưa ra Chương trình Trồng mới 5 triệu ha Rừng quốc gia (5MHRP), với chi phí hơn 1,5 tỷ đô la cho đến năm 2010, làm tăng đáng kể quy mô của Dự án 327. Còn chương trình 5MHRP đã không đạt được mục tiêu trồng rừng theo diện tích, và ở một số tỉnh đã khuyến khích việc thay thế đất có cây bờ bụi tự nhiên mà cộng đồng địa phương đã trồng, bằng rừng trồng độc canh, thường là cây keo, do các hộ nhỏ quản lý và khai thác định kỳ.

Rừng trồng keo chiếm ưu thế trong cảnh quan của huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam. Hình ảnh của Michael Tatarski.
Nguyễn Quang Hòa chăm sóc cây giống tại nhà riêng ở ngoại ô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hầu hết các đồn điền trong khu vực đều là cây keo độc canh nhưng ông Hòa trồng cây bản địa lâu năm lẫn với keo. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Các hộ sản xuất nhỏ là một diện mạo chính của lâm nghiệp ở Việt Nam, vì họ kiểm soát ít nhất một nửa diện tích rừng trồng của cả nước; và ở các vùng nông thôn như vùng núi bên ngoài Huế, rừng trồng là nguồn thu nhập chính của người dân. Rừng trồng thường mang lại ít lợi ích về môi trường hơn so với các hệ sinh thái rừng tự nhiên; ví dụ, chúng có ít động vật hoang dã trú ẩn hơn, chống tránh bão ít hơn và lưu trữ ít carbon hơn. 

Bất chấp những khiếm khuyết này, các sáng kiến ​​như Dự án 327 và 5MHRP đã có tác động đến số liệu rừng nguyên liệu. Độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng từ 28% của cả nước, tương đương 9,4 triệu ha (23 triệu mẫu Anh) vào năm 1990 lên 42%, hay 14,6 triệu ha (36 triệu mẫu Anh), vào năm 2020, theo các số liệu trong tài liệu năm 2020 cho biết. Rừng tự nhiên và rừng trồng đều phát triển trong thời gian này, nhưng rừng trồng phát triển nhanh hơn, theo Open Development Mekong. Tính đến năm 2016, rừng tự nhiên chiếm khoảng 71% tổng số cây che phủ; trong số này chỉ có 0,25% là rừng nguyên sinh.

 “Một mặt, độ che phủ rừng đã mở rộng, vì vậy nếu đó là thước đo của bạn, thì việc trồng lại rừng đã phần nào thành công,” Pamela McElwee, phó giáo sư sinh thái nhân văn tại Đại học Rutgers ở New Jersey, Hoa Kỳ, đồng tác giả tài liệu năm 2020 nói trên, cho biết. “Nhưng nó không nói gì về chất lượng rừng và tình trạng lâu dài của chúng.

McElwee cho rằng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực về cách thức hoạt động trồng rừng được theo đuổi, do địa lý đa dạng của Việt Nam. Trong khi các vùng đất miền Trung Việt Nam hiện nay được trải thảm bởi rừng trồng loại keo không phải bản địa để khai thác, thì các vùng của Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng thành công hoặc ít nhất là duy trì được lớp phủ rừng ngập mặn bản địa nhằm mục đích duy trì và bảo vệ các cộng đồng ven biển.

Cây ngập mặn mới được trồng ở tỉnh Trà Vinh, một phần trong nỗ lực trồng cây của địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, không liên quan đến chương trình 1 tỷ cây của Việt Nam. Rừng ngập mặn giúp bảo vệ cộng đồng địa phương khỏi mực nước biển dâng cao và những cơn bão ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Nan đề về cây keo

Trên đường đi xuống thành phố Huế ở miền Trung Việt Nam, khu vực này xuất hiện một dải đồi núi rừng rộng lớn vô tận. Tuy nhiên, nhìn ở cao trình mặt đất, thì rõ ràng đây là một mánh khóe: hàng dặm này qua dặm khác các đồn điền đơn canh, chủ yếu là trồng keo, bao phủ các vùng đất thấp và chân đồi dẫn đến biên giới hiểm trở với Lào.

Keo không có nguồn gốc ở Việt Nam, nhưng đã trở nên có vị trí thống trị cảnh quan này, nơi có hàng nghìn hộ tiểu nông trồng theo chu kỳ thu hoạch lên đến bảy năm để sản xuất giấy và gỗ.

Ngành lâm nghiệp có vị trí kinh tế lớn, Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm nay.

 “Vì vậy, cây keo đưa tiền vào túi của mọi người, nhưng nó đã dẫn đến sự phân tầng đất đai và không phải ai cũng được hưởng lợi từ nó,” McElwee nói. “Có những mô hình khác nhau tại những nơi khác [ở Việt Nam], ví dụ như một số mô hình rừng ngập mặn dựa trên các hệ sinh thái đa dạng hơn, nhưng điều đó không xảy ra với cây keo: nó là một loài, chẳng có gì khác hơn, và đó không phải là những gì mà mọi người coi như là một khu rừng.

Ngoài ra, những cây keo cao, mỏng manh dễ bị quật ngã khi gió lớn, lôi tuột đất lên và tăng nguy cơ sạt lở đất.

Xe tải chở gỗ là cảnh thường thấy trên các tuyến đường tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hình ảnh của Michael Tatarski.
Nơi trước đây là một rừng keo, giờ đang được chuẩn bị cho việc xây dựng đường cao tốc gần thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chặt bỏ cây xanh ở Việt Nam. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Huyện Hương Trà, ngoại ô Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão năm ngoái, và một loạt các vụ lở đất gần đó đã chôn vùi 17 công nhân tại một đập thủy điện, mở ra một chiến dịch cứu hộ gay cấn liên quan đến quân đội Việt Nam. Chỉ có sáu thi thể đã từng được tìm thấy.

Rừng trồng keo bất tận, loại được khuyến khích và trợ cấp bởi các chương trình trồng rừng trước đây, trải dài từ con đường hẹp rỗ chằng rỗ chịt chạy men theo một thung lũng. Việc luân phiên thu hoạch tại các mảnh đất nhỏ tạo ra một đống cây cao 12 mét (40 foot) bên cạnh khu đất mới được khai phá.

Một người nông dân trồng cây, yêu cầu được giấu tên để có thể thoải mái nói về tình hình kinh tế của mình, ngồi tại một quán nước, tạm dừng công việc để trò chuyện.

Tôi chuyển đến đây năm 2002 để bắt đầu trồng keo,” anh nói bằng tiếng Việt. “Nếu để lấy nguyên liệu làm giấy, thì tôi trồng chúng trong bốn hoặc năm năm, còn để lấy gỗ thì phải hơn bảy năm. Về kinh tế thì không kiếm được bao nhiêu tiền, đất trồng ở đây rất khó chăm sóc ”.

Ngôi nhà bê tông đơn sơ bên đường minh chứng cho thu nhập ít ỏi của anh. Theo người nông dân, nếu trồng 1 ha (2,5 mẫu Anh) keo trong 5 năm, anh ta có thể bán nó với lợi nhuận 3.470 đô la, tức chỉ 58 đô la mỗi tháng – và đó được coi là một mức giá hời. Anh có khoảng 3 ha (7,4 mẫu Anh) keo và trồng mít, xoài và chuối xung quanh nhà để có thêm thu nhập, vì đất ở đáy thung lũng màu mỡ hơn ở sườn đồi.

Những cây keo không giữ được nước và đất, vì vậy khi trời mưa, bất kỳ thứ đất tốt nào cũng sẽ bị sạt lở,” anh cho biết. “Trên những phần cao nhất của những ngọn đồi, có thể mất 10 năm để một cái cây đạt được độ cao mà bình thường thì nó sẽ đạt được trong bảy năm.

Khi được hỏi liệu anh hoặc những người hàng xóm có trồng cây gì khác ngoài cây keo không, anh nói rằng đó là tất cả những gì họ biết: “Nhưng nếu tôi biết về các dự án sử dụng các loài khác, tôi rất muốn tìm hiểu về chúng“.

Những khoảnh rừng trồng bị phát quang, xen kẽ trồng keo, cạnh hồ chứa nước ở huyện Hương Trà. Những khu vực như thế này được coi là rừng che phủ mặc dù so với rừng tự nhiên, chúng mang lại ít lợi ích về môi trường hơn, như lưu trữ carbon, môi trường sống của động vật hoang dã và bảo vệ khỏi xói mòn. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Những đồn điền hỗn hợp

Trên thực tế, những nỗ lực trồng rừng như vậy đang được tiến hành trên khắp Việt Nam nhờ các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn như WWF-Việt NamPanNature, cũng như sáng kiến ​​của từng nông dân.

Ở Việt Nam, chúng tôi tập trung quá nhiều vào các sáng kiến ​​trồng cây, nơi chúng tôi chỉ cố gắng tăng độ che phủ của rừng – bất cứ nơi nào có cây, nó có thể được coi là rừng – và chúng tôi muốn tập trung nhiều hơn vào chất lượng và tính bền vững của các hoạt động đó”, bà Nguyễn Hải Vân, Phó giám đốc PanNature cho biết. “Trong các chương trình trước đây, chúng tôi đã trồng các loại cây sinh trưởng nhanh như keo, nhưng lâu nay không ai nói về tính bền vững của nó, và có rất nhiều câu hỏi về vấn đề đó.”

PanNature làm việc với các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số, ở Tây Nguyên và miền núi Tây Bắc để phục hồi các phương pháp quản lý rừng truyền thống.

Chúng tôi cố gắng khôi phục rừng và rất cẩn thận với loại cây nào chúng tôi cung cấp cho người dân địa phương để trồng”, bà Vân nói. “Chúng tôi xem xét chất lượng đất, vi khí hậu, nó có phù hợp với hệ sinh thái bản địa hay không, giá trị và lợi ích mà người dân có thể nhận được nếu họ trồng cây đó.

Nguyễn Đức Tố Lưu, giám đốc chương trình quản trị tài nguyên của PanNature, nói thêm rằng họ cũng không tập trung hoàn toàn vào cây rừng; thay vào đó, chúng được trồng xen lẫn với cây bụi, cây thuốc và cây ăn quả. Điều này mang lại cho những người sống dựa vào rừng để kiếm sống một nguồn thu nhập đa dạng hơn, đồng thời cũng tránh được những cạm bẫy của việc trồng rừng độc canh.

Chúng tôi không lựa chọn phát triển các đồn điền lớn cho các loài cây công nghiệp, thay vào đó chúng tôi muốn sử dụng các dự án quy mô nhỏ do người dân địa phương thực hiện với các loài đa dụng và rừng trồng hỗn hợp, không chỉ lấy gỗ,” ông Lưu nói. “Chúng tôi không chỉ cung cấp cây giống; chúng tôi hướng dẫn người dân từ khâu bắt đầu sản xuất giống đến thiết kế rừng trồng, đến khâu chọn địa điểm và bảo vệ, chăm sóc. Chúng tôi cố gắng tạo mối quan hệ lâu dài với các cộng đồng bảo vệ rừng.

PanNature gần đây cũng phát hiện một quần thể vượn đen má trắng phương Bắc (Nomascus leucogenys) có nguy cơ tuyệt chủng gần một trong những địa điểm dự án của họ ở Sơn La, một tỉnh ở phía Tây Bắc xa xôi. Họ dự định trồng các loại cây ăn quả mà các loài linh trưởng có thể kiếm ăn trong khi mở rộng môi trường sống của chúng thông qua các khu rừng hỗn giao mới.

Nguyễn Quang Hòa, trái và Phan Hữu Tấn ở trang trại. Cây keo phía sau họ được trồng vào năm 2014 và được cắt tỉa vào năm 2018. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Trong khi đó, tại Thừa Thiên-Huế, WWF-Việt Nam đang làm việc với những nông dân như Nguyễn Quang Hòa về một phương pháp trồng rừng thay thế có thể cung cấp một mô hình cho chương trình tỷ cây xanh.

Chúng tôi vẫn trồng lại những cây keo đã khai thác, nhưng đồng thời chúng tôi cũng đưa vào những loài cây bản địa có tuổi thọ cao hơn,” ông Hòa nói chuyện tại nhà, cạnh một nghĩa trang ở vùng trũng ngoại thành Huế. “Vì vậy, khi nông dân muốn lấy keo, họ sẽ chặt những cây này và để lại những cây còn lại”.

Dự án này mới được một năm nhưng Hòa đã đưa chúng tôi đến một trang trại lớn do Phan Hữu Tấn làm chủ, ở huyện Hương Thủy. Trải rộng trên 130 ha (321 mẫu Anh), tài sản của Tấn lớn hơn nhiều so với tài sản của một hộ nông dân bình thường, và ngoài cây keo, ông còn trồng cam, ớt, chuối và chanh leo.

Trước đây tôi đã chặt phá rất nhiều cây rừng ở cả Việt Nam và Lào, và bây giờ tôi muốn giúp chúng phát triển trở lại,” ông Tấn nói.

Với sự hỗ trợ từ WWF-Việt Nam, ông đã dành ra 7 ha (17,3 mẫu Anh), trước đây chỉ trồng keo, để trồng cây hỗn hợp. Tại đây, 500 cây giống bản địa đã được trồng trong số 3.000 cây keo trên mỗi ha.

Cây keo ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trong trang trại của anh Phan Hữu Tấn. Hình ảnh của Michael Tatarski.

Tương lai của 1 tỷ cây xanh

Mặc dù với bất kỳ động thái nào nhằm giúp tránh khỏi tình trạng hoàn toàn phụ thuộc vào cây keo ở miền Trung Việt Nam, thì nó vẫn ở quy mô tương đối nhỏ, nhưng đó là xu hướng mà các chuyên gia lâm nghiệp như Vân, Phúc và McElwee muốn thấy.

 “Nếu chúng ta sẽ nói về sự thích nghi lâu dài, tôi muốn thấy các sở lâm nghiệp của tỉnh bắt đầu nói về thực tế rằng keo không phải là loài thích hợp trong bối cảnh đó,” McElwee phân tích. “Nó không phải là loài sống lâu bền, rễ ăn sâu, nhưng bạn không thể dựa vào việc các hộ nông dân tự nguyện rời bỏ nó. Họ không đủ khả năng trả chi phí, vì vậy nếu bạn muốn kiếm tiền từ loại rừng tự nhiên đa dạng hơn, bạn cần trợ cấp dài hạn hơn. Bạn phải có tiền cho các hộ gia đình vì họ đang phải chờ thời gian luân chuyển gỗ – trồng/khai thác –  lâu dài hơn.

Mặc dù vẫn chưa biết chương trình hàng tỷ cây xanh sẽ được xác lập với những loại rừng nào ở các vùng cao, Phúc, thuộc Forest Trends, cho biết là cuối cùng, việc tìm kiếm đất có sẵn để trồng cây mới có thể sẽ là thách thức lớn nhất của chương trình ở đó.

 “Có khá nhiều đất có thể được sử dụng, nhưng nó do các hộ gia đình địa phương quản lý, và bạn không thể bảo họ trồng cây như thế nào,” ông nói. “Trên giấy tờ, có khoảng một triệu ha [2,5 triệu mẫu Anh] do chính quyền địa phương quản lý, nhưng trên thực tế đã được dân làng sử dụng để canh tác. Việc tìm kiếm đất cực kỳ khó khăn và một lý do khiến 5MHRP thất bại là vì đơn giản là không có đủ đất để trồng cây.

Ông Phúc cho rằng đây là lý do chính khiến chính phủ tập trung vào khu vực đô thị khi bắt đầu trồng cây trong vòng 5 năm tới, mặc dù đề tạo ra chương trình tỷ cây trong bối cảnh sạt lở đất và lũ lụt ở các vùng núi đang bị tàn phá nặng nề.

Cuối cùng, có thể chính cư dân của các thành phố phát triển nhanh của Việt Nam là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​chiến dịch trồng cây quốc gia mới nhất này. Việc phủ thêm cây xanh đô thị sẽ giúp chống lại tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng và giảm hiệu ứng đảo nhiệt do sự phát triển cường độ cao gây ra.

Trong khi đó, những nông dân như Hòa và Tấn sẽ vẫn ở trong bối cảnh dễ bị tổn thương trong tầm ngắm của mùa bão hàng năm, dự kiến ​​sẽ trở nên khốc liệt hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu.


Liên quan:

4 comments

  1. Bổ túc (vô) văn hóa zìa tỷ lệ vàng của Bác Hồ

    Song song với câu nói Chủ nghĩa xã hội là nâm bờ oăn . Tốt đẹp zư thía mà ai chống nó tức là lộ mặt phản động gòi, Bác Hồ cũng dự đoán tình huống xấu nhứt là số phản động lên tới 10% dân số, và cho đó là những mất mát đã được (rõ ràng là) tính trước & rất OK. Tất nhiên, thời Bác Hồ con số đó nhỏ hơn rất nhìu, tớ đoán khoảng 0.000 … 0001%, và đều bị dân ta lên án cả . Địa chủ ác ghê rùi bọn phản động Nhân Văn-Giai Phẩm …

    Con số đó có tăng 1 tẹo sau khi giải phóng miền Nam, rõ ràng vì miền Bắc phải ôm đồm cả đám dân Ngụy vốn phản động . Những chính sách, chủ trương kịp thời & uyển chuyển lúc đó của lãnh đạo thế hệ vàng đã làm giảm đáng kể số dân phản động … Cho tới trước “Đổi Mới” thì ngừ dân đã rất hồ hởi phấn khởi, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, với bộ lòng lun phơi phới tương nai .

    And “Đổi Mới”.

    Tới bi giờ cơ hội đã bị bỏ lỡ .

    Đảng bi giờ cưỡi con cọp tư bửn . Nhảy xuống sẽ bị nó xé xác .

    Thích

  2. OK, tớ nói thim zìa dụ này

    “Mỹ đi con đường từ khổ đến sướng (1-2) và Việt Nam thì ngược lại (10-8) như ví dụ trên”

    Rất đúng . Mỹ có sướng (2) cách mấy thì hổng thỉa so sánh với cái sướng của dân Việt (8). Vì ông tổng thống bất cẩn đã bị zăng làm triệu ngừ ziệc bùn, tớ cho là 7 lun, cũng còn sướng chán so với Mỹ .

    Vứn đề là tâm ní coong ngừ mà Huỳnh Thế Du phân tích ở đây

    “Tâm lý con người, từ khổ chuyển sang sướng thì mấy cũng được; nhưng, sướng chuyển sang khổ thì không chịu được. Ví dụ một người có chất lượng cuộc từ 1 lên 2 sẽ thấy như thần tiên; trái lại từ 10 xuống 8 sẽ cảm giác như ác mộng”

    Đây là ní zo làm cho ngừ Mỹ thở phào -1 phần vì đã đá được ông tổng thống bất cẩn- nhưng ngừ Việt chong nước lại bắt đầu phun phì phì . 10 ngày như bóng câu wa cửa sổ .

    Cũng dựa vào lời phân tích của Huỳnh Thế Du, ta cũng có thỉa đoán được 2045 khi VN bắt đầu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, trường hợp tương tự “từ 10 xuống 8 sẽ cảm giác như ác mộng” sẽ (lại) xảy ra . Đơn giản vì mọi cuộc cách mạng thay đổi tận gốc rễ toàn bộ wan hệ sản xuất & sở hữu chủ đều hổng đơn giản & dễ dàng, aka hiccups, hiccups, đại hiccups. Thim 1 ní zo nữa là Đảng cài số de trên tiến trình của lịch sử . Thời kỳ quá độ là để phase out chủ nghĩa tư bửn . Đảng cài số de, sau đó pedal to the metal lùi thẳng 1 phát xuống phát chiển tư bửn lun . Sau khi chủ nghĩa tư bửn phát chiển, tới 2045 thời kỳ quá độ mới bắt đầu . Níu gọi thời này là quá độ, Marx hổng có từ để gọi cho thời kỳ Đảng các bác bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội . Níu có ngừ nào nghĩ chủ nghĩa Mác tới đây là banh càng, hold that thought. Tớ đoán tới lúc đó, đám lái lợn của Đảng lại phải bóp đầu nặn óc để tìm ra 2 từ, 1 để chỉ thời này, và 1 để chỉ từ 2045 tới chủ nghĩa xã hội hoàn thiện . Nhanh nhẩu đoảng, tớ đề nghị post-quá độ quá độ . Hoặc níu dựa theo thực tiễn, thời này gọi là thời quá đát, và 2045 là quá độ thực sự . Ní thiết zìa chủ nghĩa xã hội hổng những hổng được hoàn thiện mà còn nảy ra nhìu cái ung hơn . Phải dừng chiện ní thiết ở đây . Thiên cơ bất khả lậu . Hahahaha.

    Như đã nói ở chên it aint gonna be easy. In fact, its gonna be downrite ugly. Vứn đề nà tâm ní quần chúng sẽ phản ứng thía lào . Như tớ đã nói xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ thành công với sự hưởng ứng của quần chúng phải đạt được tới tỷ lệ vàng của Bác Hồ; 9/1. Anything less sẽ dẫn tới nhìu tiêu cực theo cấp số lũy thừa . Và níu lấy hiện tượng than như bọng của dân mình bi giờ như hints of things to come … dont look good by any stretch of imaginations.

    Lenin rùi Stalin đúng ở chỗ phát chiển chủ nghĩa xã hội hổng thông wa tư bửn ngay tắp lự, vì bít (quá) rõ wi lựt tâm ní mà Huỳnh Thế Du đưa ra . Và Stalin đã thành công . Tới khi chủ nghĩa xét lại + “một con người cơ hội, không phù hợp với nhiệm vụ của thời cuộc và cũng không thể giải quyết những thách thức đặt ra cho đất nước” xóa sạch mọi thứ .

    Phát chiển chủ nghĩa tư bửn, Đảng hổng những ngược với Mỹ, mà ngược cả với Liên Xô lun . Vô hình chung Đảng tạo nên thái độ tiêu cực và càng ngày càng trở nên cực đoan với chủ nghĩa xã hội, thay vì ngược lại . Cho tới lúc đó, với những biến động chắc chắn sẽ xảy ra do công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại, những thái độ tiêu cực tới mức cực đoan sẽ được hâm nóng & trỗi dậy 1 cách mạnh mẽ . Chưa kể tỷ lệ vàng của Bác Hồ lúc đó có thỉa trở thành 6/4, hoặc tệ hơn, 5/5 thì khả năng thành công tới đâu, níu hổng mún nói chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở thành không tưởng, và đang trên đà tiến nhanh tiến mạnh tới ảo tưởng ?

    All because cái “Đổi Mới” khốn nạn .

    Thích

  3. Huỳnh Thế Du là 1 tác giả wen thuộc thường thập thò trên viet-studies của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng, hổng hiểu sao lại bò wa Ziệc Nàn Thời Bác . Zư thía gọi là xuống cấp đấy ạ .

    “Việt Nam ngược Mỹ”

    Đã hẳn . Trí thức trẻ xã hội chủ nghĩa mí nhao, HTD có thỉa nhắc Ngô Di Lân điều này hông ?

    Ông tổng thống bất cẩn đã mất chức và gần 600 nghìn người (theo thống kê chính thức) mất mạng vì Covid”

    Trí thức thiên tả có khác anh Ba nhẩy . Trump is 4evah tied to the Covid deaths in America. Heck, hes the synonym lun.

    “Nước Mỹ đang trên con đường trở lại cuộc sống bình thường. Họ đã đi con đường từ khổ tới sướng”

    Nhe nhe nhè nhé nhe nhè .

    “Việt Nam đã chọn cách chống Covid theo con đường từ sướng đến khổ”

    will talk mo about this later.

    “Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung toàn cầu thì ngay cả kịch bản như vậy cũng không phải là điều quá khủng khiếp”

    Rất chính xác . Có đìu mặt bằng của Việt Nam như tọa lạc trên 1 tectonic plate, luôn lệch pha -níu hổng nói là đi sau- với thía zái . Khi thía zái trở lại bình thường, thì Việt Nam lại banh . Khi thía zái banh thì Việt Nam tự khen mình vĩ đại . Khi Việt Nam banh, hãy nhớ lấy “ngay cả kịch bản như vậy -hàng nghìn, thậm chí là hàng chục nghìn người nhiễm mỗi ngày- cũng không phải là điều quá khủng khiếp”

    “Điều quan trọng nhất đối với cả xã hội là cần tiếp tục cách tiếp cận lựa cơm, gắp mắm, cố gắng làm tốt nhất những gì có thể”

    Rất chính xác . Liệu cơm mà gắp mắm thui . Trước hết, chúng ta cần take stock “cơm” nhà . Xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo, nước mềnh thuộc loại “phồn vinh giả tạo” aka hổng đủ xìn mua vaccines của Đế quấc, covid vaccines chỉ công hiệu 1 năm níu chích đủ 2 liều, & phải 75-85% dân số được tiêm mới tạo ra hiệu ứng miễn dịch cộng đồng -hổng phải Cộng Sản, trí thức nhà mềnh hay đánh lận con đen- có nghĩa phải liên tục tiêm chủng từ 2-3 năm, chưa kể đám tiến sĩ nhà mềnh đang ngoạc mồm ra than như bọng . Cơm của mềnh là thía, gắp mắm nào bi giờ ? Và ai là ngừ sản xuất ra được mắm ?

    Hay Trí Thức Việt Nam & anh Ba đứng ra tổ chức quyên tiền mua chloroquine zìa ?

    Thích

  4. Việt Nam phải iu tiên phát chiển kinh tía . Global Warming là cả hoax lẫn joke của đám dâm chủ & ăn xít dâm chủ, TT Trump nói thía, cộng thêm đám trí thức thổ tả & đám lib-tards, VN hổng nên ngó vô .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.