2555. Khỉ đột biến gen của Trung Quốc: Đây chỉ là hai trong vô số động vật được sử dụng trong các cuộc kiểm tra công nghệ gen bí mật trong phòng thí nghiệm – nhiều loài có độ an toàn sinh học đáng sợ. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều chuyên gia nói rằng Covid thực sự bị rò rỉ từ trung tâm nghiên cứu Vũ Hán

DAILY MAIL by JASPER BECKER  –  6 June 2021

Ba Sàm lược dịch

Cây cối và hoa dại nở suốt bốn mùa ở Côn Minh, nơi được mệnh danh là Thành phố của mùa xuân vĩnh cửu vì nhiệt độ ôn hòa quanh năm.

Tuy nhiên, nó cũng là nơi có một thứ kém tự nhiên hơn nhiều: một phòng thí nghiệm, nơi các nhà khoa học đã tạo ra những phôi thai khỉ mang gen đột biến để khi sinh ra, chúng sẽ già đi nhanh chóng một cách bất thường.

Những thí nghiệm như vậy được thực hiện để nghiên cứu các bệnh của con người như bệnh tự kỷ, ung thư, bệnh Alzheimer và chứng loạn dưỡng cơ.

Tại một thành phố khác của Trung Quốc, Vũ Hán – nơi khởi nguồn của đại dịch Covid-19 – các nhà khoa học đã tạo ra hơn 1.000 động vật biến đổi gen, bao gồm cả khỉ và thỏ.

Các động vật trong phòng thí nghiệm cũng được tiêm các loại virus bị thay đổi gen, một số trong đó rất giống với vi sinh vật đã gây ra bệnh Covid-19.

Thực tế là Trung Quốc nổi tiếng với khuyến khích một cách liều lĩnh, hoặc ít nhất là dung túng, cho tất cả các loại thí nghiệm không được phép ở những nơi khác trên thế giới.

Và kể từ khi bùng nổ đầu tư vào công nghệ sinh học toàn cầu sinh lợi bắt đầu, các nhà nghiên cứu Trung Quốc dường như đang chấp nhận những rủi ro táo bạo hơn, với các thí nghiệm trên động vật – và thậm chí cả con người – điều bị coi là phi đạo đức ở hầu hết các nước phương Tây.

Khỉ khổng lồ nhân bản được tạo ra năm 2018 bởi Viện Khoa học Trung Quốc

Bí mật lớn đằng sau nghiên cứu như vậy một phần là do quyết tâm của Trung Quốc để có được lợi thế thương mại trong lĩnh vực có khả năng sinh lời rất cao. Nhưng cũng có một lý do nham hiểm hơn.

Phần lớn công việc được kiểm soát bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân, lực lượng giám sát chặt chẽ hai lĩnh vực – bất kỳ việc chỉnh sửa gen nào có thể tạo ra những người lính chiến tốt hơn và các vi sinh vật có thể được chỉnh sửa gen để tạo ra vũ khí sinh học mới mà con người không có khả năng phòng vệ.

Các phòng thí nghiệm này nhằm đảm bảo an toàn sinh học, nhưng đối phó với động vật sống đặt ra những thách thức an toàn khác thường.

Rốt cuộc là, khỉ thì chạy loanh quanh, cắn và cào, không giống như một mầm bệnh được giữ trong ống nghiệm. Chúng cũng bài tiết, có ký sinh trùng và rụng da, lông. Tất cả những điều này đều có nguy cơ gây ô nhiễm.

Một bài báo của hai viện sĩ Trung Quốc, có tiêu đề “Nguồn gốc có thể xảy ra của Coronavirus có tên  2019-nCoV”, cho biết Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán đã giữ các động vật mang bệnh trong phòng thí nghiệm của họ, bao gồm 605 con dơi. Nó cũng đề cập rằng những con dơi đã từng tấn công một nhà nghiên cứu và rằng ‘máu của dơi dính trên da của ông ta‘.

Các bài báo khác của Trung Quốc đã mô tả cách một nhà nghiên cứu ở Vũ Hán bắt dơi trong hang mà không có biện pháp bảo vệ và ‘nước tiểu dơi nhỏ giọt từ đỉnh đầu xuống như mưa‘.

Như một kết quả của vô số câu chuyện về nguồn gốc có thể có của Covid-19, chuyên gia về dơi nổi tiếng nhất của Trung Quốc là nhà virus học người Vũ Hán Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ) – có biệt danh là Người Đàn bà Dơi – người đã đến thăm các hang động hẻo lánh. Vào năm 2015, bà đã đồng xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature Medicine về các coronavirus dơi ‘cho thấy khả năng nảy nở trên con người‘.

Bài báo mô tả những nỗ lực nhóm của bà đã tạo ra một loại virus có khả năng lây nhiễm cao, nhắm vào đường hô hấp trên của con người, từ một con dơi móng ngựa. Tiếp theo, họ thử làm thí nghiệm với một con chuột sống, để xem liệu loại virus nhân tạo này có thể xâm nhập vào phổi chuột và lây nhiễm hay không. Và nó đã xảy ra. Họ kết luận rằng điều này chứng minh là virus SARS từ một con dơi có thể lây nhiễm sang người.

Vậy có khả năng Zhengli đã tạo ra Covid-19 trong phòng thí nghiệm của bà ấy không? Bà và nhóm của mình đã làm gì khác ở Vũ Hán?

Dangerous work: Researchers in a laboratory at the now-infamous Wuhan Institute of Virology last year

Công việc nguy hiểm: Các nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Viện Vi rút học Vũ Hán nổi tiếng năm ngoái

Là một nhà báo đã viết về Trung Quốc hơn 25 năm, tôi nhận thấy điều này đặt ra những câu hỏi phiền toái và gợi mở một kiểu lừa dối đáng lo ngại.

Các bức ảnh cho thấy Zhengli đang làm việc trong bộ đồ không gian vũ trụ màu trắng, được gắn vào một ống mềm liên kết với hệ thống hỗ trợ sự sống, giống như một phi hành gia.

Phòng thí nghiệm của bà, ban đầu là sự hợp tác Trung-Pháp, được xây dựng trong mức độ an toàn sinh học cao nhất, bất chấp sự khó chịu sâu sắc của các cơ quan mật vụ Pháp, những người đã cảnh báo rằng cơ sở này là lưỡng dụng. Cụ thể là nó có thể được sử dụng để phát triển vũ khí sinh học, cũng như các nghiên cứu vô tội vạ.

Thật vậy, chuyên gia Israel về chương trình chiến tranh sinh học của Trung Quốc, Dany Shoham, khẳng định Viện Virology Vũ Hán là một tổ chức quân sự/dân sự đa mục đích, và thậm chí còn cho rằng dịch SARS năm 2003 là một sản phẩm tình cờ của chương trình chiến tranh sinh học bí mật của Trung Quốc.

Bất chấp thứ văn hóa có hệ thống của chính quyền Bắc Kinh là cực kỳ giữ bí mật, người ta vẫn biết rằng Zhengli đã thử nghiệm virus bằng cách ghép gen các phân đoạn DNA với nhau. Cơ sở lý luận cho công việc này là họ tái tạo sự đột biến nhanh chóng của virus trong tự nhiên và nghiên cứu sẽ mang lại bước khởi đầu trong việc sản xuất vaccine hiệu quả.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng Trung Quốc (và các phòng thí nghiệm tương tự ở Mỹ và các nơi khác) đã mạo hiểm tạo ra một loại virus quái vật Frankenstein mà thế giới không có biện pháp bảo vệ chống lại – tạo ra một kịch bản giống như đại dịch Covid-19.

Tiềm năng sử dụng một loại virus như một thứ vũ khí sinh học tàn khốc là hiển nhiên, đặc biệt nếu bạn có loại vaccine duy nhất. Nhưng đáng lo ngại là hầu hết các nghiên cứu này – bao gồm tất cả các công trình đã được công bố sử dụng coronavirus dơi sống, không phải là SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) – lại được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có độ an toàn sinh học ít nghiêm ngặt hơn. Hậu quả có thể đoán trước được.

Một vụ tai nạn trong phòng thí nghiệm vào tháng 12 năm 2019 đã khiến 65 nhân viên tại Viện Nghiên cứu Thú y ở thành phố Lan Châu bị nhiễm brucellosis – một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra mệt mỏi, ớn lạnh và đau khớp và có thể mất nhiều tháng để điều trị.

Vào tháng 1 năm ngoái, một nhà khoa học nổi tiếng của Trung Quốc, Li Ning, đã bị kết án 12 năm tù vì bán động vật thí nghiệm cho các chợ thực phẩm địa phương.

Đó là mối lo ngại về an toàn sinh học lỏng lẻo ở Trung Quốc, đến nỗi Giáo sư Yuan Zhiming, người đứng đầu về an toàn sinh học tại Viện Virology Vũ Hán, đã viết một bài báo cho Tạp chí An ninh sinh học và An toàn sinh học, cho rằng việc bảo trì phòng thí nghiệm ‘thường bị bỏ quên‘ và rằng ‘các nhà nghiên cứu bán thời gian “thực hiện công việc của nhân viên lành nghề, điều nàygây khó khăn cho việc xác định và giảm thiểu các nguy cơ an toàn tiềm ẩn ‘.

The Israeli expert on China’s biological warfare programme, Dany Shoham, claims the Wuhan Institute of Virology is a dual-purpose military/civilian institution, and has even suggested the SARS epidemic of 2003 was an accidental product of China’s secret biowarfare programme

Chuyên gia Israel về chương trình chiến tranh sinh học của Trung Quốc, Dany Shoham, tuyên bố Viện Virology Vũ Hán là một tổ chức quân sự / dân sự đa mục đích, và thậm chí còn cho rằng dịch SARS năm 2003 là một sản phẩm tình cờ của chương trình chiến tranh sinh học bí mật của Trung Quốc.

Những lo ngại về an toàn lớn đến nỗi các cộng tác viên người Pháp tại Vũ Hán đã bỏ dự án phòng thí nghiệm trước khi nó mở cửa. Đã có báo cáo (chưa được xác nhận) từ Pháp, rằng nhân viên ở đó đã sử dụng chất tẩy trắng trong vòi hoa sen, vốn dùng để khử nhiễm, làm ăn mòn một số vỏ thép không gỉ, các khóa gió quan trọng bị rò rỉ và hệ thống xử lý nước thải bị tắc.

Tuy nhiên, nhiều khả năng SARS hoặc Covid-19 đã trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm y sinh với mức độ an toàn sinh học thấp hơn nhiều.

Năm ngoái, gần 90 phòng thí nghiệm như vậy đang hoạt động ở Trung Quốc – chẳng hạn như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán, chỉ cách chợ thủy sản ‘ẩm ướt’ của thành phố, nơi được coi là tâm chấn của đại dịch, chỉ hơn 300 m.

Trung tâm, nơi các loại coronavirus dơi tương tự như Covid-19 được nghiên cứu, nằm liền kề với Bệnh viện Union, nơi nhóm bác sĩ đầu tiên bị nhiễm Covid-19 và nơi một người bán tôm ở khu chợ thủy sản tươi sống được xác định là một trong những người đầu tiên là nạn nhân của coronavirus vào ngày 16 tháng 12 năm 2019.

Tuy nhiên, sự thật là khoa học không ủng hộ giả thuyết rằng đại dịch bắt đầu từ khu chợ thủy sản. Một cuộc điều tra cho thấy những người buôn bán trong khu chợ không bán dơi – nguồn giả định của virus. Mặc dù cuộc điều tra pháp y đã tìm thấy các phân mảnh của coronavirus trên khắp khu chợ bán nhím sống, lửng, rắn và chim, nhưng không có con vật bị nhiễm bệnh nào được tìm thấy.

Không rõ liệu các mảnh virus rơi ra là do số động vật từng có ở đó, hay do con người di chuyển qua khu chợ sầm uất này. Hơn nữa, chỉ có khoảng 20% trong nhóm đầu tiên có kết quả dương tính với Covid-19 là đã tiếp xúc với khu chợ.

Tuy nhiên, cũng hợp lý khi cho rằng những con dơi nhiễm Covid duy nhất ở Vũ Hán vào khoảng thời gian bắt đầu đại dịch lại đang được nuôi tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán, hoặc tại Viện Virus Vũ Hán. Cũng có thể nói rằng các tiêu chuẩn an toàn ở cả hai cơ sở đều không cao.

MỘT điều chắc chắn về đại dịch coronavirus là chính phủ Trung Quốc đã liên tục nói dối về nguồn gốc, sự lây lan và ảnh hưởng của virus.

Theo các tài liệu bị rò rỉ, chính quyền Bắc Kinh đã cố tình tìm cách che giấu những gì đang diễn ra. Họ nói rằng chỉ có 44 trường hợp trong năm 2019, nhưng sự thật đã ghi nhận 200 trường hợp. Vào ngày 10 tháng 2 năm 2020, họ tuyên bố 2.478 trường hợp mới, trong khi dữ liệu bị rò rỉ cho thấy 5.918 trường hợp đã được ghi lại. Cái chết của 6 nhân viên y tế vào ngày 10 tháng 2 không bao giờ được tiết lộ công khai. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa một nhóm truyền thông xã hội của bệnh viện trên WeChat đã cảnh báo về một loại virus mới giống SARS.

Việc đóng cửa khu chợ hải sản sau khi phát hiện một loạt trường hợp ở đó, các nhà chức trách đã cố gắng đổ lỗi cho sự bùng phát dịch từ khu chợ, và sau đó tập trung các chiến dịch công khai nhằm cáo buộc trách nhiệm vào quân đội Mỹ từng có mặt tại Vũ Hán vào mùa thu năm 2019 khi tham gia một sự kiện điền kinh ở đây. Vậy chính xác thì người Trung Quốc đang cố gắng che giấu điều gì?

Sau đại dịch SARS vào năm 2003, Viện Virus học Vũ Hán, một tổ chức trước đây ít người biết đến, trực thuộc trường đại học của thành phố, đã trở nên nổi tiếng quốc tế. Tuy nhiên, các quan chức tình báo từ các nước như Pháp và Mỹ đã vô cùng nghi ngờ về mục đích thực sự của nó trong nhiều năm. Sau khi dịch SARS bùng phát, viện đã thành lập một bộ phận mới chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới nổi, do Shi Zhengli đứng đầu.

Ngoài việc xem xét các loại virus dơi, chính phủ Trung Quốc đã phát triển sự quan tâm mạnh mẽ đến việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới, bao gồm ebola, dừa nước, marburg, virus sốt lassa và virus sốt xuất huyết Crimean-Congo. Rất ít trong số này đe dọa đến sức khỏe của người dân Trung Quốc, vậy còn lý do nào khác?

Để đối phó với sự bùng phát của ebola ở Tây Phi, Trung Quốc đã cử hàng trăm chuyên gia đến giúp ngăn chặn nó lây lan. Họ thiết lập các bệnh viện và phòng thí nghiệm, phân phối vật tư y tế và thực hiện các xét nghiệm và điều trị y tế.

Một số chuyên gia này đến từ Vũ Hán, và trưởng phái đoàn là Chen Wei, một thiếu tướng Quân Giải phóng Nhân dân, người đứng đầu Viện Công nghệ Sinh học tại Học viện Khoa học Quân y và có thể phụ trách bộ phận chiến tranh sinh học của nó.

Đương nhiên, sự nghi ngờ ngày càng tăng về việc sử dụng vũ khí sinh học/nghiên cứu khoa học kép ở Vũ Hán.

Mối quan tâm càng dấy lên vào tháng 7 năm 2019, khi nhà khoa học sinh trưởng ở Trung Quốc là Xiangguo Qiu và chồng bà là Keding Cheng bị hộ tống ra khỏi Phòng thí nghiệm vi sinh vật quốc gia của Canada, nơi họ làm việc. Họ được cho là đã lén lút buôn lậu các mẫu vi rút ebola và nipah trở lại Trung Quốc. Qiu đã thực hiện ít nhất năm chuyến đi đến Vũ Hán chỉ trong năm 2017-2018.

Người ta khó hiểu động cơ buôn lậu virus sang Trung Quốc là gì, vì các nhà khoa học của nước này đã có mẫu ebola. Nhưng Trung Quốc thường noi gương Liên Xô, nước có chương trình vũ khí sinh học gọi là Biopreparat, sử dụng nghiên cứu cúm như một hoạt động ngụy trang cho mục đích đằng sau của mình (cover story).

Quân đội Liên Xô đã che giấu những gì họ đang làm với thế giới bên ngoài – do đó, có thể hình dung Trung Quốc đang sử dụng một tổ chức như Viện Virology Vũ Hán làm bình phong để thực hiện nghiên cứu vũ khí sinh học.

Viện Vũ Hán được biết đến là nơi đã xây dựng một ngân hàng sinh học gồm các vi khuẩn gây bệnh với ít nhất 1.500 virus và đã trở thành “phòng thí nghiệm tham chiếu” của Tổ chức Y tế Thế giới: một phần quan trọng trong mạng lưới phòng thí nghiệm an toàn sinh học toàn cầu. Nó cũng được phép chuyển ra khỏi khuôn viên trường đại học để đến một khu công nghiệp bên ngoài thành phố. Chắc chắn, một số người tin rằng viện này có liên quan đến chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc.

Một phần của chính sách nhằm che đậy việc sử dụng mục tiêu kép có thể giải thích sự quan tâm của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy lý thuyết về sự lây truyền của SARS và Covid-19 qua các khu chợ thủy hải sản, với việc virus được lây truyền qua dơi, cầy hương và tê tê.

Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành một tờ thông tin vào 15/01/2021 cho thấy họ tin rằng Viện Vũ Hán đã thực hiện cả nghiên cứu dân sự và quân sự, và do đó nhân viên có thể phải tuân theo kỷ luật quân đội. Nó cho biết: ‘Mặc dù thể hiện mình là một tổ chức dân sự, Mỹ đã xác định rằng viện Vũ Hán đã hợp tác trên các ấn phẩm và các dự án bí mật với quân đội Trung Quốc.”

“Nó đã tham gia vào các nghiên cứu được phân loại, bao gồm cả các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm, thay mặt cho quân đội Trung Quốc ít nhất kể từ năm 2017.”

Khi quan chức đại sứ quán Hoa Kỳ Rick Switzer đến thăm phòng thí nghiệm, bản ghi nhớ của ông, 19/4/2018, cho biết nghiên cứu của họ ‘gợi ý mạnh mẽ rằng coronavirus giống SARS từ dơi có thể truyền sang người để gây ra bệnh giống SARS‘.

Điều quan trọng nữa, bản ghi nhớ cho thấy tập tài liệu của Viện Virology Vũ Hán nêu bật vai trò an ninh quốc gia, nói rằng đó là ‘một biện pháp hiệu quả để cải thiện sự sẵn sàng của Trung Quốc trong việc bảo vệ an toàn sinh học quốc gia nếu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh sinh học hoặc tấn công khủng bố‘.

Thật trớ trêu khi một trong những đồng minh quốc tế lớn nhất của các nhà nghiên cứu virus Vũ Hán lại là chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 2009, đã tạo ra chương trình Các mối đe dọa Đại dịch Mới nổi với ngân sách hàng năm là 500 triệu đô la.

Chương trình đặc biệt quan tâm đến virus dơi, là ưu tiên hàng đầu của một tổ chức có tên là EcoHealth Alliance, có trụ sở tại New York. Ban đầu nó tên là Wildlife Preservation Trust International, được thành lập vào năm 1971 bởi Gerald Durrell, nhà tự nhiên học và tác giả của nhiều công trình.

Liên minh EcoHealth Alliance được điều hành bởi Tiến sĩ Peter Daszak, một nhà khoa học người Anh, người thúc đẩy ý tưởng rằng dơi là vật chủ đặc biệt quan trọng đối với virus. Ông ta đã nhận được 100 triệu đô la từ các khoản trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ (một số từ Lầu Năm Góc và gần một nửa được tài trợ từ chương trình Các mối đe dọa Đại dịch Mới nổi của chính phủ Hoa Kỳ) và kiếm được mức lương chỉ hơn 400.000 đô la (1 năm).  

Những người ủng hộ ông nói rằng công trình của Tiến sĩ Daszak đã cho phép xác định nhanh chóng và giải trình tự gen của Covid-19 và tạo điều kiện cho sự phát triển của vaccine. Nhưng ông ta cũng có các nhà phê bình trong cộng đồng khoa học. Họ cho rằng virus lây lan từ dơi là cực kỳ hiếm và nghiên cứu của ông không tạo ra được gì có thể ngăn chặn đại dịch mới, hoặc góp phần phát triển vaccine. Hơn nữa, họ nói, nghiên cứu ghép gen ở Vũ Hán về virus dơi là rất nguy hiểm, đặc biệt khi xem xét hồ sơ về an toàn trong phòng thí nghiệm kém của Trung Quốc.

Tiến sĩ Daszak có một lịch sử cộng tác lâu dài với ‘Người đàn bà Dơi’ Shi Zhengli, và chịu trách nhiệm chuyển hàng triệu đô la từ Lầu Năm Góc vào một cơ sở mà nhiều người nghi ngờ là bình phong cho Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Lần hợp tác đầu tiên của cặp đôi này được biết đến là vào năm 2004 khi ông ta giúp tài trợ và tạo điều kiện cho một chuyến đi thu thập virus đến các hang dơi xa xôi. EcoHealth Alliance cũng tài trợ cho các thí nghiệm của Zhengli để tạo ra một loại virus nhân tạo từ một con dơi móng ngựa có khả năng xâm nhập vào đường hô hấp của con người.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Viện Vi rút học Vũ Hán của bà ngay lập tức bị nghi ngờ là nguồn của vi rút Covid-19.

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), điều cốt yếu là phải dẹp bỏ lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm này. Zhengli đã làm hết sức mình, thông báo rằng bà đã so sánh cấu tạo gen của Covid-19 với dữ liệu virus dơi của chính mình và không tìm thấy mối liên hệ nào. Như lời bà ta nói với tạp chí khoa học Scientific American: ‘Điều đó khiến tôi cảm thấy khó chịu. Tôi đã không ngủ được một giấc nào trong nhiều ngày qua.’

Bà cũng cho biết bản thân đã ‘điên cuồng xem xét hồ sơ phòng thí nghiệm của chính mình trong vài năm qua, để kiểm tra xem có bất kỳ việc xử lý sai vật liệu thí nghiệm nào, đặc biệt là trong quá trình vứt bỏ’. Kết luận của bà ấy là gì? Một tai nạn cũng cũng không được nhắc đến khi trả lời câu hỏi.

Sau đó, vào tháng 2 (2020), bà ta đã lấp lửng câu chuyện này, nói rằng mình đã phát hiện ra một loại virus dơi mới và chưa được báo cáo trước đó, có độ tương đồng 96% với Covid-19, bao gồm cả thụ thể là ‘chìa khóa’ để cho phép virus xâm nhập vào tế bào người. Theo bà, đó là ứng cử viên có khả năng nhất là tổ tiên trực tiếp của Covid-19.

Tuy nhiên, thời điểm đưa ra tuyên bố của bà đã làm dấy lên sự nghi ngờ lớn của các chuyên gia trên thế giới. Có phải tiết lộ đó được cho là để ủng hộ giả thuyết rằng Covid-19 đến từ một loài động vật chứ không phải được tạo ra trong phòng thí nghiệm?

Một vấn đề khác là câu chuyện chính thức của Bắc Kinh về nguồn gốc của virus đã liên tục được thay đổi. Trong nửa đầu năm 2020, nó đã thay đổi từ việc cho rằng chợ ẩm thực Vũ Hán là trung tâm của đợt bùng phát dịch, thành tuyên bố rằng những người sớm nhất được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19 không làm việc ở chợ và cũng không ở gần nó.

Vì vậy, thế giới bị suy vi bởi trận đại dịch tồi tệ nhất trong ký ức con người, mà chỉ còn lại quan niệm rằng những con dơi trong một hang động hẻo lánh ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã lây nhiễm cho một người không xác định, trực tiếp theo một cách nào đó hoặc thông qua một số động vật có vú trung gian không xác định. Sau đó, người bị nhiễm bệnh này đã trực tiếp đến Vũ Hán mà không lây nhiễm cho bất kỳ ai khác trên đường đi, nhưng sau đó mới lây nhiễm cho một người không xác định ở thành phố miền Trung Trung Quốc, người đã bắt đầu gây ra đại dịch.

Sự thật là Bắc Kinh không bao giờ có khả năng nhận trách nhiệm là đã tạo ra một loại virus mới, cho phép nó thoát ra ngoài và gây ra đại dịch toàn cầu, cho đến nay đã giết chết hơn 3,5 triệu người.

Nếu họ sở hữu thứ virus này, họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường rất lớn. Sự xấu hổ quốc gia có thể đánh dấu sự kết thúc 70 năm cầm quyền của ĐCSTQ. Nó sẽ bắt đầu một trận động đất chính trị, sẽ bắt đầu ở Trung Quốc và thay đổi trật tự thế giới.

Một phần của sự phản đối lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm là do ác cảm với Donald Trump và chiến dịch chống lại Trung Quốc từ chính quyền của ông. Trước sự lựa chọn giữa ủng hộ Trump hay ĐCSTQ, hầu hết các nhà khoa học đều công khai đứng về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây, Trump, Tổng thống Mỹ đầu tiên trong thế hệ chúng ta có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, đã ra đi và được thay thế bằng một người có thể quay trở lại các chính sách trong quá khứ [trước Trump].

Mặc dù ĐCSTQ đã công khai làm những việc gây sốc khác, chẳng hạn như bỏ tù người Duy Ngô Nhĩ và các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, song các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới chưa bao giờ có lập trường chống lại Trung Quốc, trong khi đó thì tạp chí Lancet, Nature and Science đã đăng những bài xã luận gay gắt chống lại Trump.

Bên cạnh đó, ngay cả khi các nhà lãnh đạo phương Tây áp đặt ý muốn của họ, thì khả năng của Trung Quốc hòng làm thất bại bất kỳ cuộc điều tra nào là vô hạn. Lấy ví dụ, là câu chuyện về nhà nghiên cứu tại Viện Virology Vũ Hán, người có thể là người đầu tiên bị dính Covid-19 và chết vì nó. Chính phủ Trung Quốc đã xóa tất cả hồ sơ về sự tồn tại của cô. Nó cho biết cô ta đã rời viện vào năm 2015, mặc dù cô lại có mặt trong một bức ảnh chụp năm 2018, được đăng trên trang web của viện.

Bắc Kinh vẫn bận rộn trong việc cố gắng truyền đi thông điệp rằng họ không chịu trách nhiệm về nguồn gốc của Covid-19.

Trong bài phát biểu mừng năm mới 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhìn lại năm 2020 với không khí chiến thắng. Ông nói: ‘Đối mặt với đại dịch coronavirus đột ngột, chúng ta đặt con người và cuộc sống của họ lên hàng đầu để diễn giải tình yêu lớn lao giữa con người với nhau. Với tinh thần đoàn kết và sự kiên cường, chúng ta đã viết nên bản hùng ca về cuộc chiến đấu chống lại đại dịch. Chúng ta thấy được khí thế anh dũng hành quân ra tiền tuyến, bám trụ kiên cường, vượt qua gian khổ, hy sinh dũng cảm và những giây phút giúp đỡ nhau thật cảm động.’

Trung Quốc đã hoàn toàn trở lại trạng thái bình thường, với một nền kinh tế đang hồi sinh và xuất khẩu mạnh mẽ. Vũ Hán chật kín người vui chơi trong đêm giao thừa, trong khi đường phố ở các thành phố như London thì vắng tanh.

12 comments

  1. 1 đoạn phim Trung Quốc làm về hoạt động của Bác Hồ ở Trung Quốc, với rất nhiều artifacts, có cả một số địa điểm trở thành nhà bảo tàng Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

    http://vietnamese.cri.cn/20210519/e84a7182-5ad4-dbb2-7775-776a1de6e954.html

    Theo đoạn phim này, Nguyễn Tất Thành tới Trung Quốc từ 1924 theo sự phân công của Quốc Tế 3. Và Trung Quốc trở thành “nhà” của Bác Hồ, tức là Bác có đi đâu 1 khoảng thời gian ngắn cũng trở về Trung Quốc cho mãi năm 1944 mới về Việt Nam hoạt động . Lots of things make lots of sense. Chỉ có 1 điều không make sense là đối chiếu timeline của đoạn phim này với timeline báo quân lụi đưa ra về hoạt động ở hải ngoại của Bác Hồ, them dont fit. Me, i gotta go with the one w lotta evidence. Sadly, hổng phải báo quân lụi .

    Đoạn phim cho ta thấy Chế Lan Viên đúng, không những với Bác Hồ mà cả với Đảng Cộng Sản Việt Nam . Bác Hồ ta không những chính là Bác Mao, mà Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng chính là … à … Nhất là đoạn đầu về ngôi nhà mà cả Bác Hồ & Bác Mao đều dùng để khai sanh ra 2 đảng Cộng Sản . Giải thích rất rõ & rất lô dít về làm thế quái nào mà Bác Hồ có thể lên tới chức Đại Tá của quân đội Hồng quân Trung Quốc .

    My next trip to China gonna be those places. Theo Dấu Chân Bác .

    Thích

  2. mỗi khi nhìn thấy tấm ảnh này, đều khiến tôi nhớ lại những ngày ở bên Người và chụp ảnh cho Người. Hồ Chủ tịch đồng cam cộng khổ, cùng hoạn nạn với nhân dân Trung Quốc, sát cánh cùng nhân dân Trung Quốc tiến hành hoạt động cách mạng trong thời gian dài

    Loạt bài của quân lụi zìa hành trình đi vượt biên tìm đường cứu nước của Bác Hồ, đoạn “thời gian dài” này của Bác có vẻ rất ngắn .

    Thích

  3. Để bổ xung cho sự thiếu sót về lịch sử tìm đường cứu nước của Bác Hồ

    http://vietnamese.cri.cn/761/2016/09/19/1s226578.htm

    Sau năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng năm đều đến Trung Quốc nghỉ dưỡng. Trong một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm khu suối nước nóng ở Tòng Hóa, Quảng Châu, phóng viên nhiếp ảnh của “Báo ảnh Quảng Châu” Lục Văn Tuấn đã chụp ảnh chân dung cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức ảnh này cũng là bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện vẫn treo trang trọng tại các trụ sở cơ quan của Việt Nam. Sau đây là trích bài hồi ký của phóng viên nhiếp ảnh “Báo ảnh Quảng Châu” Lục Văn Tuấn về những kỷ niệm chụp ảnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đó là tấm ảnh chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngưng tụ tình hữu nghị chiến đấu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Trung – Việt, mỗi khi nhìn thấy tấm ảnh này, đều khiến tôi nhớ lại những ngày ở bên Người và chụp ảnh cho Người. Hồ Chủ tịch đồng cam cộng khổ, cùng hoạn nạn với nhân dân Trung Quốc, sát cánh cùng nhân dân Trung Quốc tiến hành hoạt động cách mạng trong thời gian dài. Mấy chục năm qua, Hồ Chủ tịch có tình cảm hết sức thân thiết và tình đồng chí cách mạng với Trung Quốc, Người thường nói “Mối tình hữu nghị Việt – Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”. Người còn nói với Thủ tướng Chu Ân Lai rằng: “Tôi đến Trung Quốc như về nhà mình vậy”. Trong những năm cuối đời, nhằm tránh để nhân dân Việt Nam tổ chức mừng sinh nhật cho mình, vào những ngày sát sinh nhật, Người thường đến khu suối nước nóng Tòng Hóa ở Quảng Đông, Trung Quốc nghỉ dưỡng, khu suối nước này núi đồi bao bọc, tùng bách xanh tươi, chim hót hoa thơm, phong cảnh tươi đẹp, từ năm 1963 đến năm 1966, Hồ Chủ tịch từng bốn lần đến đây nghỉ dưỡng. Trong thời gian Hồ Chủ tịch nghỉ dưỡng ở đây, tổ chức cử tôi đi theo, chụp ảnh sinh hoạt cho Người. Một ngày trong tháng 5/1964, Thư ký của Hồ Chủ tịch nói với tôi rằng: “Trung ương Đảng Việt Nam mong chụp một bức chân dung mới cho Hồ Chủ tịch”. Khi nhận được nhiệm vụ này, tôi thấy vừa vinh dự, vừa nặng nề, tinh thần trách nhiệm cách mạng khiến tôi hạ quyết tâm, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ vì tình hữu nghị giữa hai Đảng, nhân dân hai nước Trung – Việt. Tôi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, học thêm lý luận và kỹ thuật nhiếp ảnh, nâng cao hơn nữa kiến thức và trình độ chụp ảnh chân dung.

    Ảnh chụp chân dung, trước tiên phải làm sao toát lên được cái hồn của nhân vật, vừa cần thể hiện đặc điểm ngoại hình, lại phải diễn đạt được cảm xúc nội tâm. Làm nổi bật cá tính, đặc trưng của nhân vật, ảnh chân dung của một lãnh tụ cách mạng vĩ đại là để cho hàng triệu người dân sắc tộc khác nhau, đến từ các nước khác nhau và có tiếng nói khau chiêm ngưỡng, yêu cầu sẽ cao hơn và nghiêm khắc hơn.

    Trong thời gian nghỉ dưỡng ở Trung Quốc, Hồ Chủ tịch sống cùng chúng tôi, hàng ngày tản bộ, leo núi, đôi lúc ra ngoài tham quan, làm việc, tiếp khách, v.v., khi nghỉ ngơi, Người thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện đấu tranh cách mạng, Người như ở nhà mình vậy, tính tình còn hết sức khôi hài, đã tổ chức các nhân viên công tác bên Người thành một đoàn hợp xướng nhỏ, đích thân Người làm “trưởng đoàn”, bài hát đầu tiên mà Người chọn cho chúng tôi là “Đội ca du kích” của đồng chí Hạ Lục Thinh, Người đảm nhiệm chỉ huy, thường vừa đánh nhịp nhẹ nhàng, vừa tập hát rất nghiêm túc cùng mọi người, đối xử với chúng tôi thân thiết như với con cái mình vậy. Hồ Chủ tịch và các nhân viên công tác đã kết lên tình hữu nghị chân thành thắm thiết, như vậy đã tạo điều kiện có lợi cho tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chụp ảnh chân dung cho Người.

    Hồ Chủ tịch quan tâm quần chúng, chan hòa gần gũi, luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, giản dị chất phác, nhiệt tình, ngay thẳng, điềm đạm, hiền hậu, nét mặt hồng hào, hòa nhã dễ gần, Hồ Chủ tịch ăn mặc giản dị, áo khoác chính thức của Người là một chiếc áo kaki kiểu Trung Sơn màu vàng nhạt, rất hợp với gam màu sáng. Bởi vì màu sáng có thể thể hiện sự cao cả, thuần khiết và cái đẹp trong tâm hồn nhất, cộng thêm cả cuộc đời Hồ Chủ tịch lặn lội gió sương trong cuộc đấu tranh cách mạng, mái tóc và chòm râu bạc trắng như cước có thể làm nổi bật sự hiền hậu, anh minh và vĩ đại của Người. Tôi biết chụp ảnh màu sáng được quyết định bởi ba nhân tố: Một là, người được chụp phải mặc áo màu nhạt, Người mặc áo kaki kiểu Trung Sơn màu vàng nhạt vừa vặn ăn khớp với yêu cầu này; hai là, sắc tố của môi trường, tức bối cảnh cũng phải là màu đơn sắc, thế là tôi chọn địa điểm chụp ảnh là một góc trong phòng Người dùng cơm, màu sắc của bức tường là màu ngà nhạt, cũng phù hợp yêu cầu; ba là, sử dụng nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ, chọn góc chụp thuận sáng. Nguồn sáng hoàn toàn có thể tự do điều chỉnh. Ý tưởng của tôi tương đối khả thi, cũng dễ thực hiện, như vậy đã tăng cường lòng tin của tôi khi chụp ảnh cho Người.

    Thời gian chụp ảnh, tôi chọn 5 giờ chiều, đồng thời điều chỉnh tốt góc độ của máy ảnh khi chụp thử, để ống kính máy ảnh ở độ cao ngang với tầm mắt của người được chụp, giữ tỷ lệ tự nhiên của khuôn mặt người được chụp trong giữa bức ảnh, để có được một tấm ảnh tự nhiên và sống động, khi chụp ảnh, tôi không những cần nói chuyện với Hồ Chủ tịch, mà còn mời đồng chí phiên dịch Văn Trang, Thư ký và đồng chí Tiểu Dung, nhân viên phục vụ bên Người cùng phối hợp với tôi nói chuyện với Hồ Chủ tịch. Mặc dù tôi cùng chuyện trò vui vẻ với mọi người, nhưng thực ra tôi vừa bận rộn vừa căng thẳng, hết sức chăm chú theo dõi ánh mắt và hình dáng đôi môi của Hồ Chủ tịch. Trung Quốc có câu tục ngữ rằng: “Đôi mắt toát lên thần thái”, sau đó là đôi môi. Khi nét mặt tinh thần và đặc trưng tính cách nội tại của Hồ Chủ tịch biểu lộ một cách rõ nét, tôi liền bấm máy. Để tránh bị chụp hỏng, tôi chụp liền 7 tấm, chỉ mất chưa đến 10 phút. Ngoài một tấm thần thái không được lý tưởng ra, 6 tấm khác đều đạt yêu cầu dự kiến. Hồ Chủ tịch rất hài lòng khi xem các tấm ảnh này. Người rất vui và nói câu cám ơn dí dỏm với tôi bằng tiếng Thượng Hải. Sau đó, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định lấy tấm ảnh hơi nghiêng người sang trái và tấm chụp chính diện làm tấm chân dung tiêu chuẩn, lưu truyền trên khắp Việt Nam và các nơi trên thế giới. Lúc đó, Hồ Chủ tịch đã ký tên trên hai tấm ảnh, một bức tặng tôi, bức còn lại tặng cho đồng chí Văn Trang.

    Về sau, trước khi trở về Việt Nam, Hồ Chủ tịch chép một quyển “Nhật ký trong tù” và thơ của Người tặng tôi, và đề chữ trên cuốn sách rằng “Bác Hồ thân tặng”. Ngoài ra còn nhờ tôi gửi quà tặng cho vợ tôi, đó là món đồ thêu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong đó có khăn tay thêu dòng chữ “Tình hữu nghị Việt – Trung muôn năm”, kim gài áo, v.v., còn có cả bánh kẹo cho con cái tôi, Người suy nghĩ rất chu đáo, tình cảm của Người suốt đời tôi không bao giờ quên.

    Trên đây là trích đoạn bài hồi ký của phóng viên nhiếp ảnh “Báo ảnh Quảng Châu” Lục Văn Tuấn nhớ về kỷ niệm chụp ảnh chân dung cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết vừa rồi có nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh có tặng một bức ảnh chân dung cho đồng chí Văn Trang, phiên dịch trong đoàn cố vấn. Ông Văn Trang về sau là giáo sư của trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, cũng nhắc đến kỷ niệm này trong cuốn sách của ông mang tên “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ký ức sâu thẳm của tôi”, rằng: Duyệt xong các tấm ảnh, Hồ Chủ tịch gật đầu bày tỏ hài lòng. Hồi trẻ, Bác Hồ từng làm việc tại một tiệm chụp ảnh ở Pa-ri, tinh thông nhiếp ảnh. Muốn chụp được một tấm ảnh khiến Người hài lòng không hề dễ dàng. Thư ký của Người nói với tôi rằng, ở Hà Nội đâu có cơ hội như vậy để chụp ảnh cho Người. Sau đó, Bác Hồ ký tên trên hai tấm ảnh bằng tiếng Trung, gửi tặng đồng chí Lục Văn Tuấn, cũng tặng tôi một tấm. Tôi đã cất giữ tấm ảnh gốc có chữ ký của Bác Hồ này trong 43 năm, sau cân nhắc kỹ lưỡng mới tặng cho Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, để càng nhiều bạn bè Việt Nam có thể chiêm ngưỡng bút tích tiếng Trung của Hồ Chủ tịch.

    Thích

Nhận xét về 2832. Họ đang giấu giếm điều gì? Vào thời điểm bắt đầu đại dịch Covid, nhiều nhà khoa học tin rằng nó có khả năng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán – cho đến khi một hội nghị đã làm t Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.