2583. Cách Việt Nam đánh mất lợi thế trước đại dịch

Một nghệ sĩ đường phố vẽ bức tranh tường, mô tả công nhân tiền tuyến chống Covid-19, dọc một con phố ở Hà Nội vào ngày 15 tháng 6 năm 2021. Ảnh: AFP / Nhac Nguyen

Việt Nam là một trong những nước phản ứng nhanh nhất với dịch bệnh và hiện là một trong những nước chậm nhất trong việc chuẩn bị cho một lối thoát

ASIA TIMES by DAVID HUTTJUNE 18, 2021

Ba Sàm lược dịch

Việt Nam đã được khen ngợi một cách chính đáng là một trong những quốc gia có thành tích tốt nhất thế giới trong đại dịch Covid-19. Đến cuối năm 2020, đất nước 96 triệu dân đã ghi nhận ít hơn 1.400 trường hợp mắc bệnh, chưa tới hai chục trường hợp tử vong và là một trong số ít các quốc gia châu Á đạt mức tăng trưởng kinh tế tích cực vào năm 2020.

Nhưng tỷ lệ lây nhiễm đã tăng vọt kể từ đầu tháng 5 và Việt Nam hiện xếp sau hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác trong việc tiêm chủng cho dân chúng. Sự lơi lỏng vào đầu năm nay có thể dẫn tới việc hơn một nửa dân số sẽ chưa được tiêm chủng cho đến ít nhất là năm sau, nếu không muốn nói là muộn hơn.

Từ đầu đại dịch đến ngày 7 tháng 5 năm nay, Việt Nam chỉ ghi nhận 3.137 trường hợp nhiễm Covid-19, với phần lớn được chẩn đoán vào năm 2021. Tuy nhiên, kể từ ngày 7 tháng 5, con số nhiễm dịch đã tăng lên 11.635 trường hợp tính đến ngày 16 tháng 6, với 61 trường hợp tử vong được xác nhận.

So với hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam vẫn là nước đứng đầu thế giới về tỉ lệ nhiễm bệnh thấp. Với dân số chỉ 16 triệu so với 96 triệu của Việt Nam, nước láng giềng Campuchia hiện đã báo cáo có hơn 40.100 trường hợp, với 693 trường hợp mới vào ngày 16 tháng 6.

Thái Lan, với quy mô dân số gần với Việt Nam hơn, đã ghi nhận hơn 205.000 trường hợp.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện được xếp hạng là một trong những quốc gia có thành tích kém nhất ở Đông Nam Á về chiến dịch tiêm chủng, khi cho đến nay mới chỉ có 1,6 triệu liều vaccine.

Lào, quốc gia nghèo thứ hai trong khu vực, đã tiêm phòng đầy đủ cho 5,6% dân số. Campuchia, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng một phần 10 của Việt Nam, đã tiêm phòng đầy đủ cho 15,7% dân số của mình, mức tốt nhất trong khu vực, sau Singapore.

Một quan chức Bộ Y tế kiểm tra giấy tờ trên một container chở lô vaccine AstraZeneca / Oxford Covid-19 đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Covax toàn cầu của Liên hợp quốc, khi nó cập cảng Hàng hóa Sân bay Quốc tế Nội Bài, Hà Nội vào ngày 1 tháng 4 năm 2021. Ảnh : AFP / Nhac Nguyen

Cuộc chiến tiêm chủng

Tại sao Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích tốt nhất thế giới trong việc giữ tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở mức thấp và duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đại dịch, nhưng hiện nay lại là một trong những quốc gia có thành tích kém nhất khi nói đến tiêm chủng?

Đối với những người mới tìm hiểu tình hình, hai vấn đề này không nhất thiết là quan hệ nhân quả. Nhiều quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh tồi tệ nhất vào năm 2020, thì hiện đang đứng đầu trong việc tiêm chủng. Anh và Mỹ, hai trong số những quốc gia có thành tích kém nhất trong năm ngoái, với tỷ lệ tử vong vì Covid-19 vượt quá các quốc gia khác, thì hiện đang dẫn đầu về tiêm chủng.

Có một câu chuyện đang được truyền tụng, là chỉ các nước giàu, và phần lớn là ở phương Tây, mới có được những chiến dịch tiêm chủng thành công, vì họ đã tích trữ các loại thuốc tiêm chủng từ những nơi nghèo hơn trên thế giới.

Tuy nhiên, với GDP là 261 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 và là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng vào năm 2020, Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là quốc gia giàu thứ 46 vào năm ngoái.

Peru, xếp sau Việt Nam 5 bậc trong bảng xếp hạng GDP, đã tiêm phòng đầy đủ cho 6% dân số. Kazakhstan, đứng sau Việt Nam tám bậc, đã tiêm chủng đầy đủ 7,8%.

Thậm chí ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, như dữ liệu đã đề cập ở trên cho thấy, không có mối quan hệ nhân quả đơn giản nào giữa sự giàu có của một quốc gia và chiến dịch tiêm chủng của quốc gia đó.

Theo ước tính mới nhất, Việt Nam đã ký hợp đồng 31 triệu liều vaccine Pfizer’s, đồng ý mua 50-150 triệu liều Sputnik V của Nga và có khả năng nhận được khoảng 38,9 triệu liều AstraZeneca từ cơ sở Covax.

30 triệu lọ khác có thể đến từ việc mua của công ty và đã có các cuộc đàm phán với Medigen của Đài Loan về 3-10 triệu liều.

Nhưng hầu hết các thỏa thuận này đã được đảm bảo sau khi số lượng nhiễm bệnh tăng đột biến vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5, trong khi việc phân phối phần lớn vaccine khó có thể đến được ít nhất là cuối năm 2021, nếu không muốn nói là trước giữa năm 2022.

Vaccine Pfizer-BioNTech không được cơ quan quản lý nước này phê duyệt cho đến ngày 12 tháng 6. Loại vaccine Sinopharm do Trung Quốc sản xuất chỉ được phê duyệt vào ngày 4 tháng 6.

Nếu tỷ lệ tiêm chủng hiện tại tiếp tục và các đợt giao hàng sắp diễn ra, Campuchia có thể tiêm đầy đủ cho khoảng 40-50% dân số vào cuối năm 2021. Lào, hiện có lẽ sẽ bị thiếu, nên có thể đạt được tỉ lệ đó vào giữa năm 2022.

Nhưng nếu phần lớn vaccine không đến Việt Nam vào cuối năm nay, thì có thể phải mất đến năm sau để đạt được tỷ lệ miễn dịch phổ biến 50%.

Theo phân tích của báo Asia Times, nếu Việt Nam muốn tiêm chủng đầy đủ cho 50% dân số bằng 2 mũi vaccine trong thời gian 6 tháng, thì sẽ cần tiêm khoảng 533.000 liều mỗi ngày. Điều đó rõ ràng không xảy ra hiện nay.

Các nhà chức trách Việt Nam có vẻ đã tin tưởng vào đầu năm 2021 là họ không cần phải vội vàng và phải lãng phí tiền bạc vào vaccine. Vì xét cho cùng, trong tổng số các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam cho tới nay vẫn còn tương đối thấp, mà gần 75% là đến sau ngày 1 tháng Năm.

Nếu không có các biến thể mới vào cuối tháng 4, cũng đã ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực – 65% tổng số ca nhiễm ở Campuchia và 67% ca ở Thái Lan được ghi nhận sau ngày 1 tháng 5 – thì tình hình ở Việt Nam năm 2021 có thể tiếp tục như năm 2020. Trong tháng 3 và tháng 4, Việt Nam ghi nhận ít hơn 20 trường hợp mắc mới mỗi ngày.

Có một vài tình tiết khác làm giảm nhẹ tình hình.

Những loại vaccine đầu tiên đến Campuchia và Lào được viện trợ từ Trung Quốc vào cuối tháng 12 và tháng 1. Phần lớn vaccine được sử dụng ở các quốc gia đó là đến từ Sinopharm hoặc Sinovac của Trung Quốc, ngoại trừ vài trăm nghìn liều do Covax tài trợ.

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng chấp thuận vaccine Sinopharm khi các cơ quan quản lý của nước này gấp rút thực hiện vào ngày 4/6.

Người biểu tình Việt Nam hô khẩu hiệu chống Trung Quốc, khi tuần hành trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, trên một con phố gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội. Ảnh: AFP / Hoàng Đình Nam

Phản ứng dữ dội của công chúng

Không chỉ vì có tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, mà chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc cũng đang lan tràn ở Việt Nam.

Sự phản đối của công chúng đối với việc sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất có thể sẽ cao hơn ở Việt Nam so với hầu hết các nước khác, trong khi chính quyền Hà Nội sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội của công chúng vì bị cho là quá thân thiết với chính phủ Trung Quốc.

Các chính trị gia Việt Nam cũng có thể hơi bị phân tâm vào đầu năm 2021 bởi Đại hội Toàn quốc của Đảng Cộng sản, nơi diễn ra sự thay đổi các nhà lãnh đạo chính trị 5 năm một lần.

Nguyễn Xuân Phúc được chuyển từ vị trí thủ tướng lên chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu mang tính chất nghi lễ. Thay thế ông là Phạm Minh Chính, một cựu quan chức của đảng, người đang thiếu kinh nghiệm trong bộ máy chính quyền của những người tiền nhiệm, với kinh nghiệm duy nhất về quản lý hành chính cấp tỉnh.

Không giống như hầu hết các thủ tướng trước đây, ông Chính thậm chí chưa từng giữ chức vụ phó thủ tướng trước khi đảm nhận vai trò này.

Nhưng Chính, nhận nhiệm vụ mới vào đầu tháng Tư, không thể bị đổ lỗi hoàn toàn. Phúc vẫn giữ chức thủ tướng cho đến tháng 4, mặc dù được bổ nhiệm làm chủ tịch nước vào tháng 1 và phụ trách một chính phủ không thống nhất được việc mua vaccine sớm.

Chính phủ dường như cũng đã thả nỏng và sao nhãng (take its foot off the gas) trong những tháng gần đây.

Theo Công cụ Theo dõi Phản ứng của Chính phủ với Covid-19 (Covid-19 Government Response Tracker) của đại học Oxford, bằng cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của các biện pháp hạn chế xã hội, với 0 là mức thấp nhất và 100 là mức cao nhất, thì Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn và nghiêm khắc hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, vào đầu năm 2020. Đến tháng 4 năm 2020, mức độ nghiêm ngặt của nó có chỉ số là 96.

Tuy nhiên, theo công cụ theo dõi phản ứng nói trên, thì kể từ khi số ca nhiễm bệnh tăng đột biến vào đầu tháng 5, chỉ số nghiêm ngặt của nó chỉ tăng lên 77, tương đương với hầu hết thời gian của năm 2020, là giai đoạn tỷ lệ lây nhiễm ở mức tối thiểu.

Cho đến nay, Việt Nam đã thoát khỏi thảm họa tồi tệ nhất của đại dịch. Hình ảnh: AFP

Vaccine bản địa

Zachary Abuza, một giáo sư tại Đại học National War College có trụ sở tại Washington, đã suy đoán trong một bài báo gần đây rằng một phần lý do không bảo đảm các hợp đồng vaccine sớm của Việt Nam “là vì lợi ích của chính họ trong việc phát triển vaccine bản địa.”

Thật vậy, hiện nước này có 4 loại vaccine đang được phát triển bởi Nanogen, Vabiotech, Polyvac và Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC).

Nanocovax, được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Công nghệ sinh học dược phẩm Nanogen phối hợp với Đại học Quân y Việt Nam, đã đi vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trong tuần này và dự kiến ​​sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2021.

Một nhận xét bóng gió từ các chuyên gia là Chính phủ Việt Nam đã coi nhu cầu vaccine trong nước và quốc tế là thời điểm lý tưởng để nước này thúc đẩy ngành công nghiệp dược phẩm và công nghệ sinh học.

Đầu tháng này, Bộ Y tế đã trao đổi với chương trình Covax của Tổ chức Y tế Thế giới về việc thành lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam, với dự án nhượng quyền sản xuất vaccine sử dụng trong nước và quốc tế. Các báo cáo cho thấy có các cuộc đàm phán với Johnson & Johnson bao gồm một thỏa thuận sản xuất vaccine tại địa phương.

Tuy nhiên, điều này dường như đã phản tác dụng. Vào đầu tháng 6, chính quyền cộng sản đã phải quay sang Bắc Kinh để kêu gọi cung cấp vaccine của Sinopharm. Điều đó đã không được đón nhận mấy ở một Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nơi coi Trung Quốc là xứ họ đặc biệt căm ghét từ trong lịch sử.

Chính phủ cũng đã tỏ ra nhún nhường trước công chúng, kêu gọi sự đóng góp của tư nhân cho “quỹ vaccine” của mình. Vào ngày 6 tháng 6, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin chính phủ đã thu được 329 triệu đô la Mỹ từ các khoản đóng góp tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, trong hai tuần trước đó để dành cho quỹ vaccine của mình.

Tuần này, Abuza lưu ý rằng chính phủ chỉ mới có được ngân sách 630 triệu đô la trong số 1,1 tỷ đô la cần thiết để mua 150 triệu vaccine mà họ đã đặt hàng. Vẫn còn quá sớm để nói tới suy nghĩ của công chúng về chính sách vaccine của chính phủ và hoạt động quyên góp liên quan.

Vào năm 2020, phản ứng của chính phủ trước đại dịch đã nâng cao tính hợp pháp đáng kể đối với Đảng Cộng sản, mà kể từ đầu những năm 2010 thường thất bại trong cam kết xây dựng một hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch và hiện đại.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tặng hoa cho Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, trái, trong kỳ họp mùa xuân của Quốc hội tại Hà Nội, đầu năm nay. Ảnh: AFP / Thông tấn xã Việt Nam

Đánh bóng độ tín nhiệm

Chính quyền cũng đã sử dụng đại dịch để đánh bóng độ tín nhiệm về tinh thần dân tộc của mình, vốn đã bị suy giảm trong những năm gần đây vì những lời phàn nàn của công chúng, rằng chính quyền cộng sản không đủ kiên quyết đối với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Phúc, cựu thủ tướng và hiện là chủ tịch nước, kể từ đầu năm 2021, đã nhiều lần nói về đại dịch thông qua ngôn ngữ giống như thời chiến tranh và khẩn cầu tinh thần “tất cả cùng chung sức”.

Trong báo cáo mới nhất có tên Nhà nước Đông Nam Á do Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore công bố, Việt Nam được các nhà phân tích dư luận khu vực xếp hạng chỉ sau Singapore, với vị trí thứ hai, là quốc gia có phản ứng tốt nhất với đại dịch.

Khoảng 92% người Việt Nam được hỏi đã xếp hạng quốc gia của họ là có thành tích tốt nhất trong khu vực, cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác, bao gồm cả Singapore khi được hỏi người dân của họ.

Tuy nhiên, sự nhầm lẫn và chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng có thể kiểm chứng những tiến bộ mà chính phủ cộng sản đã đạt được.

Khi các quốc gia láng giềng nhanh chóng tiêm chủng với tỷ lệ dân số được tiêm ngày càng lớn, thì Việt Nam đang tụt hậu, một phần là do chính phủ lập kế hoạch kém. Bằng cách dường như chuyển sang Trung Quốc để mua vaccine, điều đó có thể đã làm giảm đi một số tính hợp pháp của chủ nghĩa dân tộc mà chính quyền nước này đã bảo đảm vào năm ngoái.

Hơn nữa, các câu hỏi đang được đặt ra về việc chiến dịch tiêm chủng bị chậm sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào. Nếu nó không thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng cho đến ít nhất là năm 2022, thì có khả năng sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa việc phong tỏa và hạn chế tạm thời ở các khu vực công nghiệp hóa cao của đất nước, từ đó, vai trò ngày càng tăng của nước này trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phải chịu áp lực.

Trong khi Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á phản ứng nhanh nhất với tin tức về dịch bệnh ở Vũ Hán vào đầu năm 2020, thì Việt Nam lại là một trong những quốc gia chậm nhất trong việc chuẩn bị tìm cách thoát khỏi đại dịch.

17 comments

  1. 1 điều nữa về AstraZeneca. Mới đầu, AZ có tỷ lệ chống dịch cao nhứt thía zái khoảng 98.5. Nhưng khi bục vụ làm đông máu, ngừ ta điều tra zô thì thấy test data insufficient, có nhìu chỗ falsified. Nhưng tình hình quá khẩn cấp, vì thía tất cả những điều khám phá đều được bỏ lên nóc tủ gần nồi chè làm Bác không ngủ .

    Anh Ba vẫn nằng nặc chloroquine chữa & ngừa được covid, hay trí thức cầm chuông nhà mềnh kiến nghị Đảng nhập thuốc này zìa giết dân đi ? Hoàng Hải Thủy, Lê Công Định, Nguyễn Ngọc Chu … cùng với anh Ba thảo kiến nghị tâm huyết mong Đảng hãy nhập chloroquine để tạo ra buzz làm stock value tăng lên cho TT Trump có tiền, đồng thời cứu nước cứu dân luôn thể .

    Thích

  2. Trong 5K đó, 2 cái đầu đã là kaka gòi

    Lường Tuấn Tú và các trí thức khác đã nêu Lào như 1 ví dụ sáng ngời á trong chống dịch như chống giặc . Việt Nam đang trở thành 1 tấm gương xấu về chủ quan, khinh địch, thiếu cảnh giác, ngại khó, ngại khổ … aka everything that caused “Đổi Mới”

    Thích

  3. Một số hiểu lầm về vaccines. Ở đây chỉ giới hạn trong 2 loại Pfizer & Moderna là 2 loại tớ biết, vì bản thân chích Moderna & mọi người chung quanh đều chích 2 loại này . Những loại kia hổng biết nên hổng dám nói bậy

    – Nếu nhiễm covid, phải chờ . Xét nghiệm lại âm tính 2 lần, sau lần 2 thì chờ 60-70 ngày mới có thể tiêm chủng . Không phải vì vaccine là virus làm yếu đi, mà vì immune system bị virus phá, vaccines will make it worse, có thể dẫn tới tử vong

    – Thời gian giữa 2 mũi là the most vulnerable, nghĩa là có thể lây nhiễm dễ nhất, vì immune system bị compromised. Có nghĩa nếu không bị nhiễm, thì khi thử sẽ không phát hiện dương tính . Nếu bị nhiễm trong khi chờ mũi thứ 2, repeat step 1 & phải bắt đầu lại quá trình tiêm chủng từ đầu . aka mũi 1 coi như moot.

    – Nếu tiêm chủng gòi mà vẫn bị nhiễm thì hổng nên khinh thường . Hiện chưa có case nào làm bệnh trở nặng nhưng không có nghĩa ngừ mắc dịch hổng có khả năng chiền nhiễm cho ngừ khác

    – Mọi biện pháp masks, protection gears, social distancing … đều chỉ là biện pháp tâm ní . Từ của bên này là làm giảm độ chiền nhiễm của covid, as in không “ngăn” được lây nhiễm, mà chỉ làm “giảm” tốc độ -how much, nobody wanna tell anybody- lây nhiễm của covid. Cứ tưởng tượng thía lày, níu covid to bằng 1 người bình thường, thì khoảng cách giữa mask & skin bằng cái cổng chào đi vô Tân Sơn Nhất . Và all it takes is 1. More bad news, virus có khả năng tồn tại trong không khí & flat surface từ 24-48 hrs, as in mình chỉ đi qua nơi người bị nhiễm đã đi qua, thats all it takes. Biện pháp tâm ní là if everyone know how effective all those preventive measures are, them gonna freak out & xã hội sẽ loạn. Thus, ignorance is bliss, cứ bình tĩnh mà run .

    – Như đã biết, vaccines chỉ có hiệu quả hạn chế và có định kỳ . Việc nhập khẩu & tiêm chủng nhỏ giọt chỉ tốn tiền & tốn công . Tụi biệt động covid thành Saigon này làm ăn hiệu quả còn hơn lính của Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân ngày xưa, trong khi đó lãnh đạo bối rối & lúng túng, vì quên mịa nó “địch” là ai . Ông phó Đamn lại thò đầu ra dẫm chân lên cả 2 vị . Hổng khác chính quyền Ngụy 25/4. Còn thiếu kêu gọi “tử thủ”. Hahahaha. Chỉ nói rùi, trường kỳ kháng chiến nhất định thất bại . Karma is Vũ Kim Hạnh . Ngày xưa, lính Sáu Dân liệng lựu đạn vô dân chi cần cầm can xăng & hộp quẹt . Đốt chỗ này xong chạy chỗ khác đốt tiếp, lính Ngụy lo dập lửa đã đứt hơi, còn sức đâu mà săn mấy bác . Muốn trị được covid phải chơi xì tai Nguyễn Ngọc Loan, bắn Bảy Lốp ngay tại chỗ, hổng cần xét xử, aka tiêm chủng ngay & luôn đại trà . Mún thía thì phải làm nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất . Nhất cự ly, nhì mới tới tốc độ .

    – Mới 3 tuần trước, các trí thức như Hà Hoàng Hợp, Hàu Hùng Hục, Lê Hồng Hiệp, Lông Hào Mập & các việt kiều yêu Đảng mong Đảng không nên quá hấp tấp trong chiện vaccines vì VN vẫn kiểm soát được dịch. Instant Karma, bi giờ báo chí nước ngoài bảo Đảng quá khinh địch, quá chủ quan . Cant blame Đảng alone, vì biết đâu biết đâu đấy Đảng đã nghe lời đám trí thức trời ơi đất hỡi đó . Níu có rút được kinh nghiệm gì chiện này, Đảng mà nghe lời đám trí thức vưỡn thập thò thỗn thện trên viet-studies, chết ráng chịu .

    Níu còn nghe lời đám trí thức thỗn thện đó … mật độ dân số của Tp Hồ Chí Minh cao hơn NYC. Níu mún chứng kiến data thời dịch của NYC ở Thành phố mang tên Bác, Wanna try? ill give it 3 months from now.

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.