2611. “Xin hãy rủ lòng thương xót”: Những người Việt Nam bị Campuchia đuổi ra khỏi nhà, mắc kẹt ở biên giới ngập nước

Những ngôi nhà nổi được nhìn thấy trên sông Tonle Sap ở Phnom Penh vào ngày 12 tháng 6 năm 2021. PHOTO: REUTERS

THE STRAITS TIMES –LEUK DAEK, CAMPUCHIA (REUTERS)

JUL 2, 2021

Ba Sàm lược dịch

Bị chính quyền hai bên biên giới xa lánh, ông Bach Bai đã sống dựa vào lòng hảo tâm của những người lạ, kể từ khi cộng đồng ngư dân Việt Nam của ông bị trục xuất khỏi thủ đô Campuchia ba tuần trước và bị trôi dạt về phía hạ lưu trên những ngôi nhà nổi của mình.

Nhưng rất ít người sẵn sàng giúp đỡ hàng trăm gia đình không quốc tịch này, những người đã kiếm sống bằng nghề nuôi cá và đón khách du lịch trên sông Tonle Sap của Campuchia, và hiện đang neo đậu ở một bờ sông cách Việt Nam vài kilometre, với mong muốn được phép về trong nước.

Tôi sinh ra ở Tonle Sap, nhưng tôi được biết Campuchia không còn là quê hương của tôi nữa”, ông Bai kể trong lúc ngồi xổm trên mũi con tàu nhỏ bé của mình ở Leuk Daek, cách Phnom Penh khoảng 100km về phía nam, ba đứa con nhỏ của ông thì đang ăn mì và xin tiền phóng viên.

Chúng tôi không có tiền, không thuốc men và chúng tôi sắp hết gạo … Việt Nam ơi, làm ơn tỏ lòng thương xót, cho phép các con của người trở về đất mẹ“, ông bày tỏ, sau khi phải quay trở lại biên giới khoảng hai tuần trước.

Khoảng 15 triệu người trên toàn thế giới, như ông Bai, không được bất kỳ quốc gia nào công nhận là công dân và ngày càng dễ bị tổn thương với đại dịch Covid-19, khi sự bất bình đẳng gia tăng giữa những người có công việc, nhà ở ổn định và những người không có.

Vụ trục xuất hàng loạt này – một trong những vụ lớn nhất trong nhiều năm qua – đã thu hút dư luận lên án, trong khi số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày đạt mức cao mới trong tháng 6 ở cả hai quốc gia.

Bà Naly Pilorge, giám đốc nhóm nhân quyền địa phương, có tên là Licadho, đánh giá: “Việc tiến hành trục xuất nhanh chóng vào thời điểm bùng phát dịch Covid-19 ở Campuchia khiến tình trạng sức khỏe và nhân quyền của cộng đồng này đối mặt với nguy hiểm”.

Nhưng người dân địa phương không quan tâm đến việc hỗ trợ những người gốc Việt di cư, dân tộc thiểu số lớn nhất Campuchia, bao gồm khoảng 180.000 người – chiếm 1% dân số – theo dữ liệu của chính phủ, mặc dù nhiều người tin rằng con số này cao hơn nhiều.

Chúng tôi không có vấn đề gì với họ, miễn là họ ở trên thuyền và cách xa chúng tôi“, một chủ cửa hàng ở Leuk Daek bày tỏ, và chỉ cho biết tên của cô là Han.

Ông Chin Vantan, một người không quốc tịch khác, cho biết ông không cảm thấy an toàn khi rời thuyền.

Mọi người ở đây sợ chúng tôi vì Covid-19″, ông nói, “Một số người đem thức ăn cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết tình hình này sẽ kéo dài bao lâu.

“Khu ổ chuột nổi”

Campuchia đã cho 1.500 tàu thuyền – hầu hết là nơi ở của các gia đình người Việt Nam không quốc tịch – rời đi một tuần vào ngày 2 tháng 6, với lý do lo ngại về việc các khu ổ chuột nổi gây chướng mắt và nguy hiểm cho sức khỏe, trước khi Phnom Penh đăng cai Đại hội thể thao Đông Nam Á 2023.

Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết: “Chúng tôi đã nói với họ trong nhiều năm, và nói thêm rằng chính phủ không thể đợi cho đến khi đại dịch kết thúc để thực thi luật pháp.”

Họ phớt lờ những lời cảnh báo và sau đó phàn nàn rằng họ không có nơi nào để đi“, ông nói với [chi nhánh quỹ từ thiện] Thomson Reuters Foundation.

Làn sóng di cư của người Việt Nam vào Campuchia có từ thế kỷ 19, và người dân tiếp tục vượt qua các biên giới xốp (porous) của khu vực để tìm kiếm cơ hội, bất chấp các quy định chặt chẽ hơn hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Trong những năm gần đây, hàng nghìn thuyền nhân ở Phnom Penh đã được hồi hương về Việt Nam hoặc chuyển đến các khu định cư, nơi mà các nhóm nhân quyền cho rằng thường thiếu nước uống và nhà vệ sinh. Quyết định này do chính quyền Campuchia muốn giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường và đánh bắt thủy sản quá mức.

Trên trang Facebook của mình, Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh Vũ Quang Minh đã chỉ trích việc trục xuất này, gọi là “một quyết định đột ngột“, với viện dẫn khả năng rủi ro của Covid-19, trước khi ông kêu gọi người Việt Nam làm việc chăm chỉ hơn để hòa nhập ở Campuchia và không “trông đợi từ thiện”.

Người phát ngôn Siphan cho biết, hầu hết những người vừa bị trục xuất đã di chuyển vào đất liền hoặc bơi thuyền bên ngoài Phnom Penh cho đến khi cá của họ có thể được bán, nhưng việc giúp đỡ các gia đình ở biên giới là “vượt quá khả năng của chính phủ“.

Vượt vài kilometre qua những chiếc thuyền của những người mới đến neo đậu, thấy một loạt những con tàu lớn căng ngang sông, chặn đường vào Việt Nam.

Khi tiếp cận khu vực bị phong tỏa – xuất hiện ngay sau khi có vụ trục xuất, được thấy qua các hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu – một phóng viên của Thomson Reuters Foundation đã bị công an cửa khẩu bắt quay lại và nhắc nhở: “Bạn không nên kiểm tra vấn đề này.

Đại sứ Việt Nam, ông Minh và Bộ Ngoại giao [Việt Nam] đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc di dời hoặc phong tỏa bên trong lãnh thổ Việt Nam.

Tình cảm chống Việt Nam

Đa số những thuyền nhân bị di dời, khi nói chuyện với Thomson Reuters Foundation ở Leuk Daek, cho biết họ sinh ra ở Campuchia, mặc dù không có bằng chứng cho điều này. Nhiều người cho biết họ không thể nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức của Campuchia.

Một phụ nữ kể, cô đã ở Campuchia bảy năm, đã làm thẻ thường trú nhân – do Campuchia cấp từ năm 2015 cho người thiểu số, như một cầu nối để có quốc tịch – nhưng nói rằng cô muốn “về nhà”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tình cảm chống Việt Nam lan rộng ở Campuchia, nhiều thập kỷ sau khi hai quốc gia liên minh với các phe đối lập trong Chiến tranh Lạnh, khiến người di cư không có nhiều sự ủng hộ.

Việc bắt đầu thảo luận về chính sách nhập cư là vì lợi ích của Campuchia,” ông Ou Virak, người sáng lập tổ chức tư vấn của Diễn đàn Tương lai ở Phnom Penh, cho biết. “Có những người đã sống ở đây trong nhiều thập kỷ và họ đáng được pháp luật bảo vệ.”

Còn Ủy viên hội đồng địa phương Suy Khon thì không trợ giúp gì cho những người mới đến.

Việt Nam không chấp nhận họ và chúng tôi không có hướng dẫn rõ ràng từ (Phnom Penh), vì vậy chúng tôi cho phép họ ở lại sông tạm thời thôi”, bà nói.

Trong khi một số người bị trục xuất cố gắng giữ lại cá của mình – được nuôi trong lồng bên dưới nhà họ đang ở – thì khoảng 30 gia đình bị mất thuyền và phải sống trên những chiếc xuồng làm bằng sợi thủy tinh.

Tất cả những gì chúng tôi biết là chúng tôi phải ở lại đây cho đến khi Covid-19 kết thúc,” ông Bai nhận xét, rồi hỏi “nhưng anh có thể cho tôi biết, đó là khi nào không?

8 comments

  1. Công nhựn tiếng Việt thời này huyền ảo mông lung . Với mệnh đề “Phải kiên định với con đường đi lên CNXH” của bác Tổng, VNTB “phản biện” bằng “Cha già này nói năng lú lẫn, xéo chỗ khác cho thiên hạ nhờ!”.

    Hoàng Tuấn Công man, you gotta úp đát me with this xít gọi-là tiếng Việt .

    Thích

  2. Zìa đoàn chống chịch, lộn, dịch từ Hải Dương

    Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia cầm khẩu AK & tay dắt con cầy .

    Nói giỡn vậy thui, Thành phố mang tên Bác dạo này thoái hóa quá cỡ thợ mộc, 1 Nguyên Ngọc thời xì-tai Cô Vy đứng trên Lâm Đồng nhìn zìa nam lòng nóng như cái lò, vì quá nhiều nọc độc đồi trụy của Cô Vy đang làm Thành phố mang tên Bác biến thái dễ sợ, thiếu điều đứng hình . Đeo ta phọt Cô Vy áp dụng phương thức chiến đấu lúc ẩn lúc hiện, xuất quỷ nhập thần của Biệt động thành, lực lượng đặc biệt của Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân ngày xưa, đang làm lãnh đạo Thành phố bổ cái đề . Có thể ví đợt dịch kỳ này như cuộc tổng tiến công & nổi dậy năm 68 minus tất cả những tổn thất nặng nề . Tất cả những cơ quan đầu não, các trung tâm kể cả hành chính lẫn dân sự đều bị lực lượng biệt động thành cô vy đột nhập & gây tổn hại nghiêm trọng, trong khi vẫn bảo toàn được lực lượng . Đúng với “nổi dậy”, không những bảo toàn được lực lượng, số người dân gíac ngộ & gia nhập lực lượng cô vy vẫn tăng đều đặn hàng ngày. Có vẻ lực lượng biệt động thành cô vy đã thuộc nằm lòng lời dặn của Bác Hồ, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi . Và với tinh thần sáng tạo & quả cảm, lực lượng này đã & đang lập các chiến công hiển hách từng ngày . Quả thật, Sáu Dân liệng lựu đạn vào dân danh bất hư truyền .

    Zìa phía Thành phố mang tên Bác, đúng là phồn vinh giả tạo . Vì dựa hẳn vào tư bửn nên hoàn toàn đối phó 1 cách thụ động . Những tiên bố kiểu láo chó “sẽ kiểm soát được trong 10 ngày” … Ha! Nếu những chữ từ mồm ông đó mà có bổ béo gì chắc ổng đã mập như cái lu . Đơn giản vì ngay từ đầu, mang sẵn tư di ỉ lại do đám trí thức đầu bò truyền cho, chính quyền ỉ lại tư bửn đó đã không còn biết “giặc” là ai . Đã vậy còn dở dở ương ương đẻ ngay ra khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc”. Chiến dịch đó đã bị tinh thần quật khởi của quân & dân Cô Vy làm cho phá sản, và bây giờ chúng phải co cụm vào, rón rén đẻ ra những khẩu hiệu mới, kiểu sống chung với giặc . Take a load of that xít! Trong khi đó, các tỉnh ngoại thành đang có những chính sách giảm thiểu giao thông với Thành phố mang tên Bác, những ai đi lại từ thành phố mang tên Bác phải có nghĩa vụ thành khẩn khai báo . Sắp có cơ sở chính đáng để xem những gì xảy ra trong thành phố mang tên Bác là “đô thị”, như văn học, văn nghệ “đô thị”, kinh tế “đô thị” vv … vv … Nói chung, có thỉa xử dụng ngôn ngữ của du túp bờ để diễn tả thành phố mang tên Bác xì-tai Cô Vy aka trong đợt tổng tiến công & nổi dậy . Te tua, tơi tả, kinh hoàng vv … vv …

    Được Đài Bắc tiếp viện nhân lực ? Quân & dân cô vy sẽ vượt qua mọi thử thách để lập thêm nhiều chiến công hiển hách dâng lên Người . Chúng sẽ đền tội như tên công an phải đền tội do chích thuốc tư bửn .

    Thích

    • Vũ Đức Đamn cầm AK, quơ lung tung trúng ngay cái bình nước mắm

      Như có Nguyễn Xuân Phúc trong bàn binh xập xám, ngồi kế bên là ông Lê Thanh Hải, ông mang kiếng đen là ông Tất Thành Cang, ông đang chia bài là ông Hồ Chí Minh . Trời ơi, Nguyễn Xuân Phúc phản bội Bác Hồ, phản bội Bác Hồ (ad infinitum e ad nauseam).

      Thích

  3. Nói trí thức nhà mênh “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” là nói láo, kể cả Nguyễn Đăng Hưng, Vũ Thành Tự Anh, Vũ Quang Việt & các trí thức yêu Đảng khác .

    Đ/v loại “trí thức” như Hoàng Tụy, Tương Lai, Nguyễn Khắc Mai, Mạc Văn Trang … Đại đa số trong số họ đã, & 1 số đang là đảng viên . Không tán thành sự thống trị của Đảng Cộng Sản nhưng vẫn giữ thẻ Đảng, phải bị Đảng đá đít rùi mới “tuyên bố” trả thẻ Đảng, WTF is that bô (full of) xít? Oh, tiếng Việt vào tay mấy ông thày cúng Cộng Sản nhà các bác đã bị ểm bùa nên bây giờ nó cứ ma ma phật phật thía lào í . Đám Vũ Thành Tự Anh … Đảng mà phát chiển Đảng cho mấy khứa đó, rùi hứa hẹn vinh wang phú wí, vài cô hầu wearin nothin but a smile, nụ cười mời mọc thôi miên . Xít man, tụi nó ký cả 2 tay . Áo gấm vinh wi bái tổ thui chứ đất nước mịa gì chúng nó . Đầu gà hơn đít vịt . Cỡ chúng nó, bên này cả lô cả lốc, nhưng zìa Việt Nam với đám tiến sĩ xây dựng Đảng đầy đường, Hot Đamn, one of a kind!

    “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” nhưng kiến nghị nào cũng răng như ì, mong mún Đảng trường tồn cùng đất nước & dân tộc . “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” nhưng nhảy đông đổng lên trước bất cứ ý nào mún loại Đảng Cộng Sản ra khỏi bài toán phát chiển của VN. “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” nhưng từ già tới trẻ, toàn lũ cuồng Hồ hết thuốc chữa . “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” nhưng mặc áo thụng ca tụng nhau thành tích đánh Mỹ đuổi Ngụy … “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” nhưng những “trí thức đấu tranh”, “đảng viên hoạt động nội thành” như Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu vẫn thuộc loại đáng kính . May quá, nhờ chính sách lý lịch, dân số VN bị thanh lọc nên hiện giờ tớ đoán 85% dân số không ít thì nhiều đều có truyền thống cách mạng, con số này cho những con chốt trong nhà máy hành chính là 100%, nên những lộng ngôn trí thức nhà mềnh “không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS” hoàn toàn phù hợp với dân trí nhà mềnh .

    But then, Nguyễn Đình Cống là 1 trí thức xã hội chủ nghĩa tiêu biểu, không hơn & cũng không kém . WTF you expect từ cái đám đó, rite? Tử tế, sự thật, khả năng biết hổ thẹn … expecting too Đamn much.

    Thích

  4. Bài ống Cống zìa gộp cả đám, him included

    “Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc, một thời được đón tiếp trân trọng, nhưng vì một câu nói thật lòng mà bị những kẻ ngu tín ngu trung xua đuổi”

    Giời ạ, cứ nói dối như từ trước tới giờ có sao đâu . Tại sao phải nói 1 câu “thật lòng” chi cho chúng nó khinh?

    “các trí thức Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Khắc Mai, Mạc Văn Trang và rất nhiều người khác vì mong muốn đóng góp cho sự phát triển mà có những ý kiến phản biện”

    Họ vẫn có thể đóng góp cho sự phát triển của Đảng & đất nước mà không cần phản biện như hồi xưa, tại sao lại bây giờ mắc chứng phản biện làm gì ?

    “một bên là họ không tán thành nhưng buộc phải chấp nhận sự thống trị của ĐCS”

    Phần lớn họ trước kia là đảng viên, vẫn còn nhiều người không bỏ Đảng như Nguyễn Khắc Mai, Hoàng Tụy, một số khác bị Đảng bỏ như Chu Hảo, Tương Lai . Nói họ không tán thành sự thống trị của Đảng Cộng Sản … Trí thức xã hội chủ nghĩa, như thế mới phù hợp với dân trí, i guess. Trước 75, những ai không chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng Sản vẫn có sự chọn lựa khác, nhưng đã không làm, thậm chí còn làm ngược lại như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu … Bảo Nguyên Ngọc, Mạc Văn Trang, Tương Lai, Nguyễn Khắc Mai, Chu Hảo, Phan Đình Diệu, Hoàng Tụy … không tán thành & chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng Sản …

    “Họ biết ĐCS đang như cành tầm gửi bám vào cây chủ là dân tộc, là đất nước, hình thức là lãnh đạo, cầm quyền, thực chất là độc quyền toàn trị. Họ biết ĐCS là trở ngại rất lớn cho quá trình dân chủ hóa đất nước”

    Vậy tại sao (rất) nhiều kiến nghị bày tỏ ước muốn cao nhất của họ là Đảng Cộng Sản trường tồn cùng đất nước & dân tộc ?

    “Lần đầu tiên Nhà khoa học Nguyễn Đăng Hưng về Hà Nội năm 1976”

    Too Late, may i say.

    “ở Việt Nam hiện nay vì có quá nhiều GS TS hữu danh vô thực, không ít trong số họ là tội phạm của dân tộc, của khoa học và tiến bộ nhưng không ai có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ”

    Rất chính xác . Ngoại trừ Nguyễn Kiến Giang & Hà Sĩ Phu ra, ai ở trỏng cũng …

    “nhưng không ai có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ”

    Vì Đảng Cộng Sản vẫn còn tồn tại . Chính vì thế, trí thức nhà mềnh ai cũng muốn Đảng Cộng Sản trường tồn cùng đất nước & dân tộc

    BTW, trí thức nhà mềnh có 1 điểm chung, cuồng Hồ hết thuốc chữa . Tất nhiên ngoại trừ Hà Sĩ Phu, trường hợp duy nhất luôn!

    Trí thức Cộng Sản nhà các bác kinh bỏ mịa!

    Thích

  5. Những ngừ ở xứ tư bửn hổng nên áp dụng tiu chửn đạo đức của mềnh lên tình hình cụ thỉa & khách wan của ziệc nàn . Bi giờ xì-tai/tờ-ren dịch đang diễn biến rất phức tạp, ziệc nàn chỉ nên nhận những ngừ gốc ziệc có thỉa hòa giải hòa hợp được, aka có tiền & có bằng cấp . Mấy ngừ hổng có đồng xu dính tới thì hổng có giá trị lợi dụng, lộn, hòa giải hòa hợp ở đâu ở đó, đừng có trở zìa làm xì-tai trend dịch phức tạp hơn, và họ cũng tạo nên gánh nặng hổng cần thiết cho quỹ vắc-xin . Đúng, số lượng hổng nhìu, nhưng có thỉa họ trở thành cái cọng cỏ làm gãy lưng con lạc đà -the straw that breaks the camel’s toe, lộn, back- gây thiệt hại cho ngân quỹ nhà nước, ngân quỹ Đảng vv … vv … Hổng có tiền hoặc/và bằng cấp thì hổng có lợi cho hòa hợp hòa giải . Stay the Phúc away from Việt Nam . Nước mềnh hổng có desire hòa hợp hòa giải với những kẻ như zậy, OK. Những loại hổng có tiền hoặc/và bằng cấp, hòa hợp hòa giải với tụi bay sẽ làm nhục quấc thỉa, đồng thời làm phức tạp thêm trend dịch vốn đang làm Tp Hồ Chí Minh -bắt đầu từ góp ý của bs Trần Hữu Nghiệp, cha già zăng tục của đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng- phải tê tái, te tua & tơi tả .

    BS (bót sờ cờ ríp tum) Báo chí VN cần cho độc giả biết nhìu hơn nữa zìa ông bác sĩ quỷ sứ này . Tại sao Trần Đức Thảo thì te tua nhưng ổng thì lên hương, tại sao một ngừ zìa vực sâu & 1 ngừ đạt đỉnh cao, làm cả dân tộc cúi đầu ?

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.