
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành dứt điểm đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Lao động -19/07/2021
Ngày 19.7, tại buổi làm việc với TP. Hà Nội về công tác phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong những tháng cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu hoàn thành dứt điểm đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, nhất là cho đầu tư hạ tầng chiến lược theo các phương thức phù hợp như “lãnh đạo công, quản trị tư”, “đầu tư công, quản lý tư”, “đầu tư tư, sử dụng công”. Thủ tướng lưu ý tăng thu, dứt khoát tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo yêu cầu của Chính phủ để dành nguồn lực cho phòng chống dịch và các nhiệm vụ quan trọng khác.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo, các cơ quan liên quan phối hợp để khẩn trương hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông trong thời gian sớm nhất.
Liên quan đến dự án được người dân rất quan tâm này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT báo cáo tình hình liên quan đến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Đây là dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho TP Hà Nội vận hành, khai thác.
Sau khi Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể báo cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết, vừa qua Chính phủ đã đôn đốc Bộ trưởng Bộ GTVT đẩy nhanh bàn giao đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho TP Hà Nội, phấn đấu hoàn thành trong 1 – 2 tuần tới. Tinh thần khi vận hành ban đầu sẽ khai thác khoảng 30% công suất toàn tuyến trong điều kiện dịch bệnh.
Mới đây, Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng về việc đưa vào vận hành dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Đây là lần thứ 2 Bộ GTVT có văn bản gửi đến Hội đồng.
Về kết quả đánh giá an toàn hệ thống, Bộ GTVT cho hay Tư vấn độc lập ACT (Pháp) đã tiến hành đánh giá an toàn hệ thống từ năm 2018 và hoàn thiện 13 báo cáo đánh giá, cấp chứng nhận an toàn vào ngày 5.5.2021. Dự án cũng đáp ứng tiêu chuẩn của đường sắt đô thị Trung Quốc, tương đồng với các dự án tại Trung Quốc thực hiện trước năm 2020.
Theo hợp đồng EPC, dự án Cát Linh-Hà Đông phải vận hành thử toàn hệ thông để nghiệm thu hoàn thành trước khi đưa vào khai thác. Hiện dự án đã được vận hành thử bảo đảm các chỉ tiêu vận hành khai thác theo đúng thiết kế. Năng lực tối đa toàn tuyến theo thiết kế là 24 đoàn tàu cùng hoạt động với giãn cách tối thiểu 2, 3 phút. Giai đoạn đầu hiện nay sẽ vận hành tối đa 10 đoàn tàu với giãn cách 6 phút. Như vậy, dự án không cần giảm chỉ tiêu nào cho dù vẫn có một số tồn tại được Tư vấn ACT khuyến cáo cải tiến.
Với các nội dung báo cáo làm rõ chi tiết trong văn bản, Bộ GTVT khẳng định, dự án được xác định đã hoàn thành đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế, quy định quản lý chất lượng hiện hành.
“Một số vấn đề còn tồn tại về chất lượng nhưng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và bảo đảm công trình đủ điều kiện khai thác an toàn đã được Ban Quản lý dự án đường sắt xác nhận trong biên bản và kèm theo các giải pháp khắc phục trong thời gian bảo hành công trình”, văn bản Bộ GTVT nêu rõ.
L.A
—
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Ai dám cam kết 1-2 tuần nữa tàu sẽ chạy?
Lao động – 20/07/2021
Thủ tướng lại yêu cầu hoàn thành dứt điểm đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Chính phủ đôn đốc Bộ trưởng Bộ GTVT đẩy nhanh bàn giao cho TP Hà Nội, trong 1- 2 tuần tới, tinh thần khi vận hành ban đầu sẽ khai thác khoảng 30% công suất.
Phải dùng cụm từ “lại yêu cầu” bởi vì không phải lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ “sốt ruột” với dự án tồn đọng kéo dài này.
Năm ngoái, trong cuộc họp kéo dài 4 tiếng đồng hồ với lãnh đạo TP Hà Nội hồi tháng 4.2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó đã nêu 4 tồn tại, trong đó nhấn mạnh: “Đối với công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông, cần phải tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án, sau đó khấu trừ. Bộ Giao thông Vận tải bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6.2020”.
Kể từ khi thực hiện “nhát cuốc khởi công” và ngày 10.10.2011, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông tính đến nay đã gần tròn 10 năm.
Và lẽ ra, người Hà Nội phải được hưởng thụ tuyến đường sắt này từ năm 2015 theo lời hứa của Bộ GTVT. Tuy nhiên, kể từ đó câu chuyện vận hành khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông chẳng khác nào phim drama với mỗi tập đều chung một cái tên “lỡ hẹn”.
Gần nhất là mốc “đóng đinh” ngày 1.5.2021, Bộ GTVT “hứa” đưa vào khai thác là lần thứ 10, nhưng đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn lỡ hẹn.
Sẽ lại có kịch bản “lỡ hẹn” tập thứ 11?
Hai năm trước, báo cáo trước Chính phủ, Bộ GTVT từng khảng khái thông tin: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông chỉ tồn tại 1% khối lượng công việc về hoàn chỉnh hệ thống, khắc phục một số khiếm khuyết về thiết kế, hoàn thiện chỉnh trang một số nơi.
1% trong 2 năm: Đây là kỷ lục về tốc độ chậm chạp trong xử lý công việc tầm thế giới.
Mới nhất, Bộ GTVT đề nghị có thể đưa công trình vào khai thác cho dù vẫn còn một số tồn tại và một số phát hiện được Tư vấn ACT khuyến cáo cải tiến nâng cao trong quá trình khai thác.
Thành phố Hà Nội cũng đồng thuận với các giải pháp khắc phục đối với 9/16 vấn đề, phát hiện của Tư vấn ACT thuộc trách nhiệm của Hà Nội.
Nhưng câu hỏi “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy?” vẫn chưa có đáp án cụ thể.
Bây giờ, Bộ GTVT và TP Hà Nội sẽ thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính thế nào và ai có thể cam kết với người dân Hà Nội về việc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ được bàn giao và vận hành trong vòng 1-2 tuần tới?
LINH ANH
Liên quan:
Trên tạp hí hí Cộng Sản có bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của PGS, TS. ĐẶNG QUANG ĐỊNH Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với những đặc điểm khá là hoành tráng
“phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội … nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá … tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu …”
Théc méc của tớ là giữa nền kinh tía xã hội chủ nghĩa & nền kinh tía thị chường định hướng xã hội chủ nghĩa, cái nào tốt hơn ? Và với những “thành tịu” nổ banh giời như thía, then why the Phúc dân phải theo Đảng để trở lại với nền kinh tía xã hội chủ nghĩa when the time come?
Một nhầm lẫn tai hại tớ đặt ra dưới dạng câu hỏi . Nền kinh tía xã hội chủ nghĩa. zìa bản chất có thể đạt được những điều này “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội … thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá …” không? Níu câu trả lời từ đám lái lợi của Đảng là hổng thỉa đạt được níu chỉ dựa theo bản chất của nền kinh tía xã hội chủ nghĩa … uh … are you sure? methink its time to play the old “lí lợn hổng quyết định thái độ chính chị” card again. Liên Xô thành công chong công nghiệp hóa & hiện đại hóa mà hổng cần tới kinh tía thị chường . Chiện “hội nhập” giữa các nước Cộng Sản đang bắt đầu nhưng bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan ngăn cản, it aint the fault of kinh tía xã hội chủ nghĩa, just to be fair. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thành là 1 thử nghiệm zìa “hội nhập”, nhưng cũng có nghĩa tư bửn đế quấc also learned from their mistakes, & them actually got smarter. Bọn chúng nhận rõ “đoàn kết” giữa các đảng Cộng Sản là nhân tố quyết định, là điều Bác Hồ đã nhận ra từ rất lâu . Đánh zô chỗ đó giống như đá vô hạ bộ, gập đôi ngừ ra ngay .
Xince có mục khuyết điểm của kinh tía thị chường định hướng xã hội chủ nghĩa, tớ ké vài chục điều
1- Đảng phản bội lý tưởng Cộng Sản
2- Đảng phản bội giai cấp, đứng hẳn zìa phía tư bửn thúi nát trong cuộc đấu chanh zai cấp
3- Duy trì bóc lột, phủ định toàn bộ ý nghĩa của “giải phóng”, vì vậy không & chưa bao giờ hoàn thành, và cho tới giờ này, cóc cần biết các lời hứa hẹn trong nội hàm của “giải phóng”.
4- Đảng đánh mất hoàn toàn ý nghĩa giải phóng, dân tộc vẫn còn chìm trong bóng đêm của nô lệ, chỉ chuyển đổi màu da của kẻ thống trị
5- Gây ra thái độ tiêu cực của toàn dân đ/v chủ nghĩa xã hội
6- Gây ra thái độ tiêu cực của toàn dân, đặc biệt là cán bộ đ/v những giá trị, biểu tượng của 2 cuộc kháng chiến . Cán bộ có ngôn ngữ “Mày trên núi xuống hay sao chớ, mày phải trên núi xuống phải hông?” biểu thị một sự giáo dục chính chị 1 cách hình thức, nếu hổng mún nói là giáo dục chính chị ngày nay chỉ chú chọng đến pháo Đảng trên đồi cao nã vào đầu quá khứ
7- Gây ra & đẩy mạnh tư di phò Mỹ bài Trung, gây mất đoàn kết giữa các đảng Cộng Sản mí nhao, gây ra thiệt hại nghiêm chọng đ/v fong chào Cộng Sản quấc tía
…
ThíchThích