2683. “Nghi án” bác sĩ nhường máy thở của mẹ (dẫn đến tử vong) để cứu sản phụ song thai và những bài học cho Nhà báo Đức Hiển – người tham gia loan tin

Ba Sàm

Từ đêm qua 7/8 đến hôm nay, 8/8, trên mạng, trên nhiều báo ồn ào vụ một bác sĩ, Trần Khoa, đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt đến hoang đường của mình trên FB cá nhân.

Anh đã rút ống thở của mẹ mình, để “nhường” cho một sản phụ chuẩn bị sinh song thai. Kết cục, mẹ anh qua đời, sản phụ được mẹ tròn con vuông.

Nhiều bài viết trên FB đã phân tích những điểm phi lý, mâu thuẫn trong câu chuyện. Nhiều báo đưa tin nghi vấn, những tình tiết không đúng, hình ảnh bị “gán ghép” và Sở Y Tế, An ninh công an TPHCM đã vào cuộc điều tra; trong đó có báo Pháp luật TP HCMTuổi trẻ cho đến trưa nay đã có bài khẳng định đó là câu chuyện “hư cấu”.

Ngược lại, cũng có không ít người tin và cảm kích hành động của bác sĩ Khoa, đến nỗi có một vị là chủ tịch Quỹ hỗ trợ Phát triển cộng đồng Sống Bền vững còn liên lạc với bác sĩ này muốn tặng máy thở cho nơi anh đang làm việc.

Có điều đáng nói nữa là về một nhà báo sắc sảo, blogger/Fbker nổi tiếng, Đức Hiển, Phó TBT báo Pháp luật TPHCM, khi anh ngay lập tức chia sẻ câu chuyện của BS Trần Khoa lên FB của mình; rồi sáng nay, anh đã rút bài, đưa một bài khác nhận mình đã sai lầm.

Tôi và Đức Hiển cũng có thời quen biết, thân tình cách đây ngót 20 năm. Tôi quý ở anh một cây phóng sự điều tra hàng đầu làng báo Việt khi đó. Qua anh, cũng như nhiều nhà báo thân quen khác, tôi học được nhiều về báo chí.

Những năm sau, tôi thấy ở anh những điều tôi không thích, song cũng có chút cảm thông, nhưng đó không phải là chuyện bàn ở bài này.

Ở đây, tôi muốn góp với anh và các nhà báo chuyên nghiệp, có thể cả những “nhà báo công dân” trên mạng nữa, qua vụ việc này, về những sai lầm của anh.

Thứ nhất, pháp lý. Một nhà báo, một lãnh đạo của tờ báo pháp luật, nhưng anh lại không thấy ngay rằng vị bác sĩ và hành động của anh ta (nếu cả hai đều có thật) đã phạm pháp nghiêm trọng. Luật pháp VN chưa cho phép cái được gọi là “quyền được chết”, tức là nếu mẹ anh muốn chết để cứu mẹ con sản phụ thì cũng chưa được pháp luật cho phép. Huống hồ là anh, một người con thôi, càng không có cái quyền đó.

Thứ hai, đạo lý. “Giết cha/mẹ” là cái hành động tàn nhẫn tày đình, dù cho động cơ gọi là để “cứu” người khác, cũng không ai có thể tha thứ được. Ở đây, không chỉ nhà báo Đức Hiển, mà cả nhiều người đã bị lẫn lộn, ngộ nhận thảm hại. Cha, mẹ, anh chị em, … thân nhân của anh ta có quyền trong chuyện này và đồng ý với hành động của anh ta không? Cha mẹ anh ta có phải là “đồ vật sở hữu” riêng của anh ta không? Quá rõ phải không?

Thứ ba, chính trị. Có lẽ đây là cái “tử huyệt” cho Đức Hiển trong vụ này. Anh là một nhà báo đang thăng tiến, vừa ứng cử vào Hội đồng nhân dân. Giữa đại dịch, một ý kiến, một bài viết khích lệ tinh thần người dân sẽ là một dấu son cho anh. Thế nhưng, ngược lại, một khi “tham” quá, làm mình không tỉnh trí, để rồi sẽ “lợi bất cập hại”, anh sẽ bị đánh giá về độ nhạy bén chính trị.

Không khó để lý giải vì sao hai cơ quan, Y tế và Công an, đều nhanh chóng vào cuộc điều tra vụ việc; rồi trên FB Thông tin Chính phủ, cách đây 2 giờ, cũng đã đưa thông tin ngắn gọn khẳng định đó là câu chuyện “hư cấu”. Bởi, ít nhất và có lẽ quan trọng nhất, là cái thông tin của “bác sĩ Trần Khoa”, chẳng rõ “khích lệ” dân được bao nhiêu, trong khi nó lại gây ra dư luận không có lợi, rằng hệ thống y tế đã đến mức độ phải có một chọn lựa thảm khốc như vậy hay sao? Khác gì bên Ấn Độ thời gian qua mà báo chí VN cũng có đưa?

Thứ tư, sửa sai truyền thông. Hầu như tất cả các tờ báo mạng, và có lẽ trên các FB, Blog, YouTube … cũng vậy, một khi có tin bài đưa sai, cần đính chính, nhận lỗi thì người ta hay có cách làm không được hợp lý. Đó là, hoặc im lặng rút bài, hoặc có một bài đính chính riêng. Theo tôi, vẫn cần giữ nguyên bài gốc, đồng thời bổ sung (cập nhật/update) vào đó lời đính chính, xin lỗi.  

Trên FB cá nhân thì càng nên phải làm vậy, bởi trong đó thường có rất nhiều phản hồi của người đọc, nếu xóa bài (status) đó đi, tính khách quan lịch sử sẽ bị mất nhiều, mà cũng là thiếu sự tôn trọng với độc giả.

Cũng trong chuyện “sửa sai” này, các báo chỉ tập trung vào nhân vật bác sĩ Khoa, mà không đề cập tới “vấn đề” của nhà báo Đức Hiển (có lẽ chỉ duy nhất báo Doanh nhân Việt Nam đưa hình chụp bài của Đức Hiển). Là một nhà báo/Fbker có nhiều ảnh hưởng, câu chuyện của anh rất nên được đưa lên để nhắc nhở mọi người.

Có thể trong mấy ngày tới, khi cơ quan chức năng và cộng đồng mạng tìm ra sự thật đằng sau nhân vật bác sĩ Trần Khoa và câu chuyện của anh ta, sẽ có thêm những bài học nữa.

Bổ sung

Hồi 18h30′, 9/8/2021:

  1. Vậy là có thêm manh mối cho vụ việc quái dị này, rõ thêm (những) kẻ mạo danh, một cách công phu, có thể có những toan tính xấu nào đó. Mời xem bài mới trên báo Pháp luật và Bạn đọc: Đã tìm ra chân dung “bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ”, là nhà khoa học lừng lẫy, có nhiều cống hiến.
  2. Đã có quyết định xử phạt Nhà báo Đức Hiển: Sở TT&TT TP.HCM xử phạt việc chia sẻ tin ‘bác sĩ nhường ống thở cứu sản phụ’.

Tuy nhiên, không biết các báo khác sẽ đưa tin thế nào, riêng báo Pháp luật TPHCM lại không cho biết người bị phạt, FBker Nguyễn Đức Hiển là ai, nhân thân ra sao, bị phạt bao nhiêu tiền. Sao lại thiếu tinh thần “tự phê” đến vậy? Chưa nói tới chuyện còn nhiều nghi vấn đằng sau vụ này.

Hồi 20h: tìm trên nhiều báo thì hầu như đều đưa tin có nội dung giống nhau về vụ phạt 2 chủ tài khoản trên. Chỉ thấy riêng VietnamNet thì có đề cập số tiền phạt, mỗi người 5 triệu đồng. Rõ là có một sự “thống nhất” từ Sở 4T TPHCM với báo chí trong việc đưa tin này. Chán cho làng báo!

Ngày 10/8: Nhóm của ‘bác sĩ Khoa’ dựng chuyện lấy tiền người cả tin ra sao?

5 comments

  1. Một théc méc cực kỳ nho nhỏ sau khi đọc bài của tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu

    Since những bài phân tích rất thấu đáo, hợp mệnh Trời của các tiến sĩ Toán được nhìu ngừ cho rằng đã trở thành những bài kinh điển, nền móng của những ngành hổng phải chiên môn của các tiến sĩ Toán, để đổi lại, nên chăng tiến sĩ các ngành khác, Chu Mọng Lông chẳng hạn, nên viết những bài có thỉa được xem là kinh điển & nền móng của ngành toán Việt Nam nhà mềnh ? Preferrably viết theo kiểu kiến nghị . Chứ khi tiến sĩ toán viết những bài được xem là nền tảng & kinh điển của các ngành khác, tiến sĩ những ngành khác trở nên hổng có chiện gì phải làm, trong khi ngành toán lại không có bài nào xứng đáng là nền tảng & kinh điển cả . Ngành toán hiện giờ có ít nhứt 1 cái lỗ không có cọc . Ai sẽ là cái con cọc cho cái lỗ lon ngành toán đây ? Hổng lẽ cái lỗ của ngành toán đành bỏ đó 1 cách trơ trẽn ?

    Thích

  2. Thui thì tớ sẽ đưa ra 1 số fake news đáng yêu nhá

    Giới trí thức xã hội chủ nghĩa nhà mềnh, ai cũng đáng kính & đáng trọng cả . Giới đấu tranh nhà mềnh cũng thía, ai cũng đáng tin, đáng yêu, đáng kính & đáng trọng cả . Tất cả những nhà báo cách mạng như Đoàn Bảo Châu, Mai Quốc Ấn, Nguyễn Đức Hiển, Nguyễn Tiến Tường, Mai Quốc Ấn … ai cũng trung thực & quả cảm, báo chí cách mạng trong nước rất trung thực & khách quan . Còn gì nữa hông há . Nên đọc sách -nói thơ thì lại làm bể bong bóng xà phòng- của Phạm Đoan Trang . Ngụy là thối nát, Cách mạng là hết sẩy . Chế độ là OK, chỉ cần phản biện là đủ . Phương thức đấu tranh ôn hòa & có học rất có đạo đức . Tố Hữu là nhà thơ vĩ đại nhất Việt Nam, tất nhiên là sau Bác Hồ . Bùi Chí Vinh cũng là nhà thơ vĩ đại, tất nhiên sau Tố Hữu & Bác Hồ . Nói chung mọi thứ đều Phúc Kđinh A. No Star Where.

    Thích

  3. Đọc “Đoàn Bảo Châu – Chúng ta đã tin ở “vịt trời”, có nhìu cái … ở VN chắc thấy ui, chiện thường ngày ở xứ Đông Lào í muh

    “Đây là một trường hợp khá thú vị về tâm lý con người, đáng để phân tích”

    Có thỉa áp dụng với bài này của Đoàn Bảo Châu . Chiện tin “vịt giời” … lói thía lào nhẩy . Thui thì trích từ nhật ký covid của Đỗ Duy Ngọc “Ngày xưa người ta đọc báo để lấy tin tức chính xác”. Rõ ràng “ngày xưa” trong ký ức của Đỗ Duy Ngọc khác với “ngày xưa” của 1 thằng phó thường dân Nam bộ diện 12 rưỡi là tớ . Cứ thử tưởng tượng lớp 7 phải ngồi viết hý hoáy bản khai lý lịch, rùi điền vào bản khai mình thuộc diện nào . Vứn đề là vịt giời là thứ di nhứt tồn tại trên báo chí cách mạng từ “ngày xưa”, và chiện tin báo chí cách mạng hay không là sự khác nhao giữa Đỗ Duy Ngọc & những ngừ như thằng tớ . Rõ ràng KOL Đỗ Duy Ngọc được mọi ngừ kính chọng . i aint complainin

    “Cần lên án những kẻ tung tin giả, bất kỳ vì động cơ gì”

    Ngay cả động cơ đó là vì sự an bình tâm thần của xã hội ? Đỗ Duy Ngọc viết về những “sự thật hổng có lợi”, vì vậy cần “sẹ sẹ” khi nói zìa chúng . Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam khẳng định tiu chửn của trí thức là hổng làm đìu gì hại đến chế độ “Ta”. Tất nhiên, là 1 nhà báo cách mạng tiu bỉu, aka hổng có nhưng nhị gì hít, Đoàn Bảo Châu có thỉa hổng tung tin giả, nhưng hổng phải tin hổng giả nào cũng đều được anh ta đưa 1 cách -tính nói “trung thực & khách wan” chợt nghĩa ra từ ngữ ở VN cứ loạn cào cào cả- … thía nào nhẩy ? Tin nửa giả nửa thật, tạm cho là “tin trừu tượng” hay tin cừu voi . Có nên lên án anh ta hông ? Tính theo số laik, nah.

    “những bạn đã chia sẻ câu chuyện kia. Tôi nghĩ các bạn không cần cảm thấy xấu hổ và dằn vặt gì mình nhiều”

    Rất đúng . Hổng những thía, các bạn có thỉa xem mình đã được nâng cấp lên thành “trí thức”. Tin vào những đìu dối trá, thậm chí gọi chúng là “chân ní cụ thỉa” là 1 đặc tính rất chung của trí thức xã hụi chủ nghĩa nhà mềnh . Vứn đề vưỡn là cách diễn tả . Cần những ngừ thuộc loại văn hay chữ tốt như nhà văn Nguyên Ngọc hay gáo sư Tương Nai thì mới được nhìu ngừ tin . i mean Đamn, phải tin này được phù thủy ngôn ngữ Nguyên Ngọc xào nấu, bảo đảm thiên hạ khen nức nở cái bánh vẽ lun . Phạm Xuân Nguyên còn thía nữa kìa .

    “Ở đây, các bạn đang khao khát những câu chuyện tốt đẹp trong cuộc sống, các bạn đã không kịp suy xét trước khi chia sẻ”

    Dân Ngụy có vẻ đã hoàn toàn biến mất trên toàn cõi Việt . Chỉ toàn công dân xã hụi chủ nghĩa .

    “Tôi nghĩ, các bạn đáng yêu hơn là đáng trách”

    Rất đúng . Quý quan nhơn của Nguyễn Thùy Dương đáng yêu hơn là đáng trách . Sêm xít, họ tin vào những con vịt giời .

    “tôi đôi khi gọi mình là kẻ “trăm năm hồ đồ” là vậy”

    Cứ thử tưởng tượng 1 kẻ hồ đồ, gặp gì cũng tin đã từng 1 thời là nhà báo . Now you understand the existence của bài này . Nguyễn Thế Hiển & anh ta sêm xít . Một bài chữa & chạy tội . Tớ sẽ không ngạc nhiên níu bài này sẽ được triệu laik ngàn se. Nó có đầy đủ những ingredients của 1 bài hợp với dân chí nước ta, gồm toàn những công dân xã hụi chủ nghĩa kiểu Mai Quốc Ấn . Và những gì phù hợp với dân chí sẽ trở thành chân ní .

    “Có thế thì đến cuối con đường ta mới là những chiến binh dạn dày phải không các bạn?”

    if you still alive. “Cuộc sống là một hành trình mà chúng ta luôn ngã và đứng dậy đi tiếp” Cái cần là mỗi lần chúng ta … có thỉa gọi là “ngã” hay “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, either way, cái cần là lun tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản chân chính . Khi zìa với Bác Hồ mới có cơ hội thở phào ra . Phew, WTF was that!

    “Có bạn nào lừa giúp tôi cái, kiểu như: “Anh đáng yêu lắm, em yêu anh lắm lắm….”

    Giới LGBT+, any volunteer?

    “Chúng ta ai chẳng vài lần bị lừa trong cuộc đời”

    Trần Văn Chánh khuyên níu chúng ta thay đổi cách nhìn thì sẽ thoát được tâm ní nạn nhưn, mà đứng lên nàm chủ tập thể cuộc đời mềnh . Níu tin vào những lời nói dối hào nhoáng thì không lâu sau, các bạn sẽ trở thành trí thức cả . No Star Where.

    “Nếu là một câu chuyện khốn nạn, xấu xa mà các bạn chia sẻ thì mới đáng xấu hổ”

    Vứn đề vưỡn là nàm thao để phân biệt được chiện khốn nạn xấu xa và chiện tốt đẹp . Có thỉa ở đâu đó có ngừ nghĩ bài này của Đoàn Bảo Châu là khốn nạn, xấu xa, nhưng có cấm được bao nhiu ngừ xem nó là những lời lừa dối hào nhoáng cần chia sẻ, phải hôn các đồng chí iu mến của thằng tớ ui ?

    “Chẳng thà ta tin sự tồn tại (tớ thim) 1 cách dối trá những điều tốt đẹp trong cuộc sống còn hơn là nhìn cái gì cũng thấy sự bẩn thỉu của con người”

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.