2795. Tại sao Mỹ nên đề nghị mua tàu ngầm của Pháp cho Việt Nam

Mô hình tàu ngầm lớp Shortfin Barracuda sẽ được DCNS đóng cho Úc. REUTERS

The Washington Examiner by Tom Rogan, Commentary Writer – September 19, 2021 

Ba Sàm lược dịch

Hoa Kỳ sẽ đạt được ba mục tiêu bằng cách mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda (*) từ Pháp và sau đó trao chúng cho Việt Nam.

Trước hết, việc làm đó sẽ giúp chính quyền Biden hàn gắn được quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ. Thứ hai, nó sẽ cung cấp cho một đối tác an ninh đang nổi lên những phương tiện mới mạnh mẽ để thách thức chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc. Thứ ba, nó sẽ kiểm tra cam kết của Tổng thống Emmanuel Macron đối với an ninh quốc tế ở Biển Đông.

Lựa chọn này gây chú ý khi Pháp phẫn nộ trước việc Australia hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD. Pháp đang nhào trộn nỗi tức giận chính đáng (vì nước này đã mất một hợp đồng béo bở trị giá hàng nghìn việc làm) với một mức độ đạo đức giả có lợi cho mình (khi Tập đoàn Hải quân thuộc sở hữu của chính phủ Pháp đang làm trò lắt léo với thời gian biểu của mình, khi đang phải ước tính chi phí và cam kết sản xuất / tìm nguồn cung ứng).

Tuy nhiên, những chiếc tàu ngầm này sẽ mang lại giá trị to lớn cho Hoa Kỳ và các lợi ích an ninh quốc tế rộng lớn hơn khi chúng được chế tạo cho Việt Nam. Loại  Shortfin Barracuda này sẽ rất êm khi vận hành và là mối đe dọa lớn đối với Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân.

Việt Nam vẫn nằm trong sự kiểm soát của một chính phủ độc tài cộng sản. Điều đó nói lên rằng, người dân của nước này mong muốn một mức độ tự do và một nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều từ chủ nghĩ tư bản. Năm 2021, Việt Nam được xác định là một thị trường xuất khẩu mạnh mẽ và một dân số trẻ được nối kết với quốc tế.

Người dân nước này cũng có thái độ thù địch với Trung Quốc – với nỗi tức giận trước tuyên bố ngạo mạn của Bắc Kinh rằng Biển Đông là bể bơi riêng của họ và càng tức giận hơn bởi kỳ vọng không che giấu của Bắc Kinh rằng Việt Nam tồn tại như một quốc gia mang mối cừu hận truyền kiếp ​​của họ.

Nhận thức được thách thức của Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam đang xích lại gần nhau hơn. Mặc dù chuyến đi của bà bị lu mờ bởi sự hỗn loạn ở Afghanistan, nhưng Phó Tổng thống Kamala Harris gần đây đã đến thăm Hà Nội. Điểm mấu chốt: Hoa Kỳ biết rằng tình cảm của Việt Nam, sự gần gũi của Việt Nam với Trung Quốc và việc sở hữu một cảng nước sâu tại Đà Nẵng (có khả năng làm căn cứ chuyển tiếp cho Hải quân Hoa Kỳ) khiến cựu thù trở thành đối tác an ninh lý tưởng cho tương lai.

Mối đe dọa của Trung Quốc ngày càng lớn: Hoa Kỳ cần các đối tác.

Trung Quốc nói rằng Biển Đông và tất cả nguồn lợi hải sản và tài nguyên khoáng sản ở đó đều thuộc về Bắc Kinh. Những vùng biển này có ít nhất 3,5 nghìn tỷ đô la trong dòng chảy thương mại hàng năm.

Bằng cách quân sự hóa quyền kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc có thể trục lợi chính trị từ các quốc gia trong khu vực và dần dần, các cường quốc quốc tế dựa vào vùng biển này để giao thương. Đây là một mối đe dọa sâu sắc đối với trật tự quốc tế của Hoa Kỳ sau Thế chiến II. Không thế cho phép Trung Quốc thành công ở đây.

Vì vậy, ngay cả khi Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ với Úc một cách đúng đắn, bằng thỏa thuận an ninh AUKUS mới, thì Washington cũng nên theo đuổi mối quan hệ bền chặt với Pháp.

Trong khi việc Pháp theo đuổi các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã làm suy giảm uy tín của tổng thống Macron, với tư cách là nhà lãnh đạo cho các giá trị dân chủ, ông đã thể hiện sự ủng hộ ngầm đối với việc duy trì vị thế quốc tế ở Biển Đông. Từ quan điểm của Hoa Kỳ, Macron chắc chắn thích hợp hơn Marine Le Pen vốn có tư tưởng độc lập và thân Trung Quốc, người dường như sẽ trở thành nhân vật thách thức tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới.

Thiếu vắng những nỗ lực của Hoa Kỳ để gia cố mối quan hệ với Macron, ông ta có nguy cơ bị kẹt giữa chủ nghĩa dân túy chống Mỹ trong nước (hiện đang được thúc đẩy bởi ngoại trưởng của ông) và những lời đề nghị đầu tư của Trung Quốc.

Tập Cận Bình không phải là kẻ ngốc. Ông ta sẽ cảm thấy rằng bây giờ là thời điểm để cung cấp cho Macron các khoản đầu tư lớn mới mẻ, để đổi lại việc ông sẽ từ chối các đề nghị của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh cũng duy trì vững chắc mối đe dọa đối với Australia. Thông điệp của Trung Quốc đối với các đồng minh của Hoa Kỳ: Hãy lựa chọn giữa sự thúc đẩy kinh tế thuận lợi và áp lực cưỡng chế khó chịu của họ.

Biden nên sử dụng cuộc điện đàm sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo để đề nghị mua một số tàu ngầm Shortfin Barracuda của Tập đoàn Hải quân Pháp – nhưng chỉ với điều kiện phần lớn tàu ngầm được chuyển giao cho Việt Nam (những chiếc khác có thể được sử dụng cho mục đích huấn luyện và hoạt động đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ).

Trung Quốc sẽ tức giận với một thỏa thuận như vậy, coi đây là một phương tiện tăng cường đáng kể cho Hải quân Việt Nam và do đó là tác động tới chiều sâu chiến lược của Hạm đội Nam Hải của PLA.

Macron sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn: chấp nhận một lợi ích kinh tế và ủng hộ các giá trị quốc tế mà ông rất hùng hồn chào đón, hoặc cho thấy rằng tài hùng biện của ông chỉ mỏng như tờ giấy.

Dù bằng cách nào, Biden cũng nên đưa ra lời đề nghị, sau đó hãy cho chúng ta biết Macron quyết định điều gì. Những khoản đặt cược ở Biển Đông đòi hỏi điều đó.

(*) Shortfin Barracuda (Wikipedia): Lớp Barracuda (hay lớp Suffren) là một loại tàu ngầm tấn công hạt nhân, được thiết kế bởi Tập đoàn đóng tàu Hải quân Pháp (trước đây gọi là DCNS và DCN) cho Hải quân Pháp. Nó được dùng để thay thế các tàu ngầm lớp Rubis. Việc đóng mới bắt đầu vào năm 2007 và chiếc tàu đầu tiên được đưa vào vận hành là ngày 6 tháng 11 năm 2020. Khả năng hoạt động đầy đủ không được dự đoán cho đến năm 2021…

2 comments

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.