
Phạm Đoan Trang phải đối mặt với 20 năm tù giam với tội danh phát tán thông tin ‘chống đối nhà nước’
ASIA TIMES by STEWART REES -OCTOBER 5, 2021
Ba Sàm lược dịch
Cách đây đúng một năm, vào ngày 6 tháng 10 năm 2020, các quan chức của chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã gặp nhau trực tuyến tại Đối thoại Nhân quyền Việt Nam – Hoa Kỳ thường niên lần thứ 24. Các quan chức đã thảo luận về quyền tự do tôn giáo, pháp quyền, hợp tác song phương, quyền của người lao động và quyền tự do ngôn luận trong phiên họp ảo kéo dài ba giờ.
Vậy mà chỉ vài giờ sau khi kết thúc cuộc họp, công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt nhà báo Phạm Đoan Trang, tác giả và nhà hoạt động nhân quyền từng đoạt giải thưởng, người hiện phải đối mặt với án tù 20 năm sau khi bị buộc tội phát tán thông tin “chống đối nhà nước.”
Nếu lời buộc tội đó nghe có vẻ không rõ ràng, đó là vì nó là như vậy. Điều 117, của bộ luật mà Trang bị buộc tội, được định nghĩa quá sơ sài, nó có thể bao hàm hầu như mọi lời chỉ trích đối với Đảng Cộng sản cầm quyền.
Thật vậy, đó chính xác là vấn đề. Năm nay, 8 người đã bị bắt với tội danh tương tự. Họ bao gồm các nhà báo độc lập, các ứng cử viên độc lập cho Quốc hội và những người sử dụng mạng xã hội đã chỉ trích chính phủ trên mạng trực tuyến.
Việc bắt giữ xảy ra không mấy ngạc nhiên đối với Trang. Ngày hôm sau, nhà hoạt động Will Nguyễn đã chia sẻ một lá thư mà Trang đã chuẩn bị vào năm 2019, để đăng lên trong trường hợp cô bị bắt. Trong thư, Trang kêu gọi các nhà hoạt động lợi dụng thời gian cô bị tù để thúc đẩy cải cách chính trị và luật pháp trong nước.
“Hãy ghi nhớ,” cô viết, “thời hạn tù càng dài, các bạn càng có nhiều đòn bẩy để đàm phán với chính phủ Việt Nam và gây áp lực buộc họ phải làm những gì chúng ta yêu cầu”.
Như đã chứng minh qua việc chuẩn bị bức thư, Trang thấy việc mình bị giam giữ là điều không thể tránh khỏi. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên nhất về vụ bắt giữ cô là thời gian để đi tới quyết định quá dài, vì Trang từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của các cơ quan an ninh do những quan điểm thẳng thắn của mình.
Trang, cựu phóng viên báo chí nhà nước, là người sáng lập trang Luật Khoa và The Vietnamese, chuyên cung cấp trực tuyến các bài phân tích độc lập về các vấn đề xã hội, chính trị và luật pháp ở Việt Nam. Cả hai trang web đều bị chặn bằng tường lửa bởi các cơ quan kiểm duyệt. Do đó, một chút ngạc nhiên là tổ chức Freedom House đã đánh giá Việt Nam là “không có tự do”, trong báo cáo thường niên gần đây nhất về tự do Internet.
Trang cũng bị cấm in sách từ năm 2015. Không nản lòng, cô đã xuất bản nhiều sách và cẩm nang miễn phí trên mạng. Chúng bao gồm “Politics of a Police State”, “Phản kháng phi bạo lực” và “Chính trị bình dân.”
Việc làm của cô đã không được (chính quyền) chấp nhận. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã trao cho cô Giải thưởng Tự do Báo chí về Tác động vào năm 2019.
Trang từ lâu đã phải đối mặt với các hành động sách nhiễu vì hoạt động tích cực của mình. Năm 2012, cô bị bắt trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. Năm 2015, Trang thành lập nhóm Green Trees, gây áp lực về môi trường để đối phó với kế hoạch chặt hạ hàng nghìn cây xanh có ý nghĩa lịch sử ở Hà Nội. Cô đã bị công an đánh đập trong các cuộc biểu tình ôn hòa sau đó.
Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama vào năm 2016, Trang đã bị công an tạm giữ để ngăn cản cô tham dự cuộc họp giữa ông và các tổ chức xã hội dân sự trong nước.
Vào năm 2018, cô đã bị quản thúc tại gia để ngăn cản không cho cô tham gia các cuộc biểu tình phản đối các dự thảo luật mới gây nhiều tranh cãi, liên quan đến an ninh mạng và việc thành lập các đặc khu kinh tế. Vào tháng 8 cùng năm, Trang bị công an mặc thường phục đánh, khi cô đang tham gia buổi biểu diễn của ca sĩ Nguyễn Tín và phải nhập viện do chấn thương.
Cơ sở cuối cùng cho các nhà chức trách Việt Nam là do Trang đưa tin và phân tích về vụ bạo lực giữa công an và dân làng ở xã Đồng Tâm, khiến 3 công an viên và vị bô lão của làng Lê Đình Kình chết vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Vào ngày 26 tháng 9 năm 2020, Trang và Will Nguyễn đã phát hành một bản báo cáo dài 65 trang, với nội dung mang tính thách thức những tường thuật chính thức của chính quyền về vụ bạo lực, nêu rõ các hành động của công an cảnh sát đã vi phạm luật pháp trong nước và quốc tế như thế nào, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực lên chính phủ Việt Nam, mở một cuộc điều tra “công bằng và khách quan” về các sự kiện của ngày 9 tháng 1.
Đối với những người mong chờ một bản án khoan dung cho Trang, thì hiện có những dấu hiệu chưa thuận lợi. Vào tháng Giêng năm nay, ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) đã nhận các mức án từ 11 đến 15 năm tù, trong khi vào tháng Bảy, người đồng sáng lập IJAVN, Phạm Chí Thành, đã bị tuyên phạt 5 năm rưỡi. Giống như Trang, bốn thành viên IJAVN bị buộc tội đã viết bài “chống lại nhà nước”.
Hiện tại có rất ít dấu hiệu tích cực đối với những người ủng hộ tự do ngôn luận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, vào tháng 2, Việt Nam đã công bố ý định ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2023-2025.
Nếu Việt Nam thực sự nghiêm túc với mong muốn đóng góp vào sự phát triển nhân quyền toàn cầu, thì Việt Nam nên trước hết xem xét việc cải thiện nhân quyền trong nước mình đi đã. Việc thả Phạm Đoan Trang một cách vô điều kiện sẽ là một khởi đầu tốt.
Liên quan:
[…] 2837. Phạm Đoan Trang – Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đánh dấu năm đầu t… […]
ThíchThích
[…] 2837. Phạm Đoan Trang – Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đánh dấu năm đầu t… […]
ThíchThích
[…] 2837. Phạm Đoan Trang – Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đánh dấu năm đầu t… […]
ThíchThích
[…] 2837. Phạm Đoan Trang – Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đánh dấu năm đầu t… […]
ThíchThích
[…] 2837. Phạm Đoan Trang – Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đánh dấu năm đầu t… […]
ThíchThích
Cho tớ được phép phản biện bài của Quỳnh Vi
– Đầu tiên, “làm báo không phải là tội” là 1 ngụy biện . Đúng, “làm báo” per se hổng có tội, nhưng hổng thiếu những nhà báo mắc nhìu tội và cũng đang bóc lịch . Cũng có (rất) nhìu nhà báo đã được/bị nhìu ngừ lên án, đáng lẽ phải bóc lịch . Ví dụ như bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn lên án NYT chẳng hạn . Chưa kể, như nhiều ngừ đã nhận xét, hổng thỉa áp dụng tiu chửn của nức ngòi cho Ziệc nàn . Mì Hảo Hảo bị nức ngòi cấm vì chứa chất ung thư quá liều lượng cho phép, nhưng ở Việt Nam, nó lại được danh hiệu cao quý “Hàng Việt Nam chất lượng (ung thư) cao”. Trí thức ở VN có thỉa được xem là cu li ngoài này hông, them can only wish. Phạm Đoan Trang có phải là nhà báo hông, nhìu ngừ cho là có, 1 số bảo là không, which means its debatable. Tớ thì nghiêng về phía Phạm Đoan Trang làm thơ . Làm thơ có thể xem là có tội hông, Tố Hữu is a case in point. Có nghĩa mọi thứ đều có làm đúng & làm sai, và ở đâu, 1 điều rất quan trọng . Làm báo cho Al Qaeda ở Mỹ, just to prove my point. Vì vậy, câu nói “làm báo không phải là tội” có giá trị là 1 ngụy biện .
– “tội của những người này lúc nào cũng là đã viết, đã nói”. Như đã mentioned above, tùy nơi . Ở chỗ khác có thể hổng có tội, nhưng Việt Nam thì khác . Ngay cả BBC cũng xem xúc phạm tới Chủ tịch Hồ Chí Minh là tội . Vấn đề là đã nói cái gì . Nếu nói “bậy” theo xì tăng đa Việt Nam nếu hổng bị rắc rối về pháp luật cũng bị nhiều ngừ lên án . Đầu vụ dịch, VNTB đã cổ động cho việc can dự của pháp luật đ/v những ngừ nhiễm covid nhưng hổng thành khẩn khai báo . Các trí thức nhà mềnh xem đó là tội phản quốc . The same accusation coong zai niu chọng nư lên án những cư dân gốc Việt từ Cambodia ráng trở về .
– Níu Phạm Đoan Trang bít mình sẽ end up được tạm giữ, có thỉa xem đây là lựa chọn của lịch sử . Có thỉa vì cô ta đã làm gì đó quá sớm hoặc quá trễ, quá nhìu hoặc quá ít, rùi ý chí của cổ nói chung hổng mạnh mẽ lém, nên bị lịch sử đào thải . Mà cái gì đã bị lịch sử đào thải thì nên khép lại quá khứ, put it 6ft under, hòa hợp hòa giải cùng hợp tác với Đảng để xây dựng đất nước . Đấu zanh chống lại Đảng tức là chống lại & phá hoại đất nước . Cũng (lại) coong zai niu chọng nư “dân tộc này như cụ Hồ nói, khi bị dồn đến nguy nan, lòng yêu nước (tớ thêm) cũng là yêu Đảng hơn bao giờ hết lại mạnh mẽ trào dâng … Dân tộc như thế phải xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Kẻ nào ngăn cản điều vô cùng xứng đáng ấy là tội đồ lịch sử!”. Lên án Đảng Cộng Sản zìa nhưn quèn, lên án Cụ Hồ của lũ trí thức cuồng Hồ tức là tội đồ lịch sử đấy, có bít hông ?
– Thui thì mọi ngừ trong nước cũng như hải ngoại cần khép lại quá khứ, dẹp nhưn quèn hay mấy thứ mịa rượt đó wa 1 bên để cùng nhao hòa hợp hòa giải dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam wang zinh . Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức … Dẹp, lộn, ta cần khép lại quá khứ . Vì níu cứ ăn mày quá khứ, bám víu vào những góc tối thía lày, thậm chí nếu xét cho kỹ, hổng thể không có chó, lôi mèo ra được, thì tới lúc nào người Việt mới có thỉa đoàn kết 1 lòng dưới lá cờ đỏ đầy sao vàng lấp lánh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được . Mà hổng đoàn kết thì làm gì cũng cà ịch cà đụi, lúc nào mới xây dựng chủ nghĩa xã hội đây .
– Cúng cùi, tớ chỉ mong mọi ngừ, vì mục đích hòa hợp hòa giải, nên dẹp nhưn quèn đi . Vả lại ngừ chong nước mình hổng bít nhưn quèn là con mịa gì . Níu hổng biết thì hổng thấy thiếu . Cứ để Phạm Đoan Trang được tạm giữ & đừng nhắc tới nữa . Dân ta có trí nhớ của con cá vàng, 3 tháng nữa là chả ai nhớ gì hít chơn hít chọi á . Let bygones be gone. Phạm Đoan Trang là 1 mất mát đã được tính trước & có thỉa chịu được được . Shes not gonna be missed. Và níu hổng bàn tới đạo đức, who the Phúc care about cô ta . i dont.
ThíchThích