
Ba Sàm
Hôm nay đã được hai tháng xảy ra vụ cô giáo Trần Thị Thơ, vì thẳng thắn, thương dân, bức xúc với chính quyền mà bị coi không đủ tiêu chuẩn dạy trò, trường Duy Tân sa thải.
Cô bức xúc trước tình trạng khốn khổ của người dân trong đại dịch và cách đối phó của các cơ quan chức năng.
Cô nói với trò: “… Cô cảm thấy nhục nhã khi đồng bào của cô chạy xe máy một ngàn rưỡi cây số về. Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó. Tại sao khi mà dịch đến, thì các quốc gia khác trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều, kể cả việc tiếp cận vaccine? Còn chúng ta thì như thế nào? …” (Mời xem video cuối bài).
Nhưng tại sao giờ đây cô lại có những “con nợ”?
Trường Duy Tân, nợ lời hứa sẽ “trở lại câu chuyện này sau khi Đà Nẵng hết cách ly”. Nghĩa là, khi bị nhà báo chất vấn vụ sa thải cô Thơ, ông Phó hiệu trưởng đã khất như vậy.
Dư luận tạm hiểu vì phải lo chống dịch ghê quá, nên nhà trường không đủ khả năng trả lời ngay.
Hôm nay, Đà Nẵng đã nới lỏng giãn cách được hơn tuần rồi, có phải là đã “hết cách ly” chưa, để trường Duy Tân được trả nợ? Chỉ có ông Phó hiệu trưởng mới trả lời nổi cho lời hứa nửa chừng xuân của mình.
Nhưng, đó mới là một món nợ, với báo, với độc giả. Còn một món nợ to không kém, là nợ với … Bộ Giáo dục và Đào tạo – suy cho cùng cũng đều là nợ với cô Thơ.
Vì ngày 17/8/2021, Bộ này có công văn cho trường, đề nghị “có văn bản báo cáo đầy đủ, chi tiết về sự việc trước ngày 23/8/2021”. Nghiêm túc nữa, Bộ cũng đã đưa cả văn bản này lên trang Facerbook.
Nay thì quá hạn tới tháng rưỡi rồi, sao không thấy báo nào thông tin về “văn bản báo cáo” Bộ của trường, hay là chưa có?
Tìm hết sức trên fanpage của trường này, từ ngày 17/8 đến nay, nhưng tuyệt nhiên không có, từ công văn của Bộ cho tới trả lời của trường. Tìm trên trang web của trường cũng vậy.
Nhân đây cũng xin nói thêm, có một thứ “NỢ ĐỜI” nó lưu mãi cho hậu thế, khi mà những hay/dở của nhà trường đã và sẽ được ghi lại trên trang Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở. Đọc trong đó, biết đâu độc giả sẽ có thêm cách lý giải về lối hành xử của trường trong vụ cô Thơ, khi mà trong mấy năm qua, nhiều chuyện quá ê chề cho trường, bôi lem hết một thời vang bóng – trường tư thục duy nhất được Chính phủ tặng cờ thi đua, 2012.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nợ. Đương nhiên là do chưa đòi được nợ, từ trường Duy Tân, nên Bộ cũng cứ phải im thin thít, không trả nợ được cho báo chí, và cô Thơ, với cả 47 nhà giáo, trí thức đã gửi bức thư tới Bộ trưởng về vụ này, họ đang chờ ý kiến của Bộ.
Để cho khách quan, công bằng cũng phải đoán mò rằng, phải chăng phía trường cũng đã có công văn báo cáo Bộ, nhưng vì những lý do nào đó, mà cả hai không cho báo chí biết?
Báo chí nợ. Chỉ có vài báo đưa tin về vụ việc, trong khi nó liên quan không chỉ một ngành.
Ví như với các báo về giáo dục, rất cần phải bàn tới mô hình mới, quan hệ thầy cô với nhà trường tư thục, là giữa người làm thuê với giới chủ; không còn đơn giản như các trường công.
Hay với các báo của công đoàn, là tranh chấp lao động cần phải bảo vệ.
Các báo pháp luật càng nhiều ý tứ cần phân tích trong vụ này. Thủ tục sa thải của họ đó đúng luật không. Cô Thơ có nên, có thể kiện nhà trường được không, chẳng hạn.
Và về quyền con người.
Hiếm hoi có một báo đưa ra bài phân tích khá hay, về “tự chủ đại học”. Trong đó cho rằng, “Tự chủ Đại học phải gắn với trách nhiệm giải trình”, nhưng […] dường như người ta mặc định, các trường chỉ cần “giải trình trách nhiệm” với cơ quan chủ quản. Liệu các trường có cần giải trình trách nhiệm trước thầy cô giáo, sinh viên, và đặc biệt là công chúng?”
Ngay cả đôi tờ báo đưa tin về bức thư của 47 nhân sĩ – trí thức gửi Bộ trưởng, hay về lời hứa của ông Phó hiệu trưởng, nhưng cũng không đeo bám tới cùng, nhắc nhở họ sao chưa có hồi âm.
Công an Đà Nẵng nợ gì? Một thông tin rất quan trọng trong vụ việc, là “lãnh đạo Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an TP Đà Nẵng cho biết, vẫn đang làm rõ các nội dung phát ngôn của nữ giảng viên trường Đại học Duy Tân, khi có kết quả điều tra sẽ thông tin đến báo chí.”
Hai tháng qua rồi mà vẫn chưa có được “kết quả điều tra” hay sao? Hay cũng như trường Duy Tân, họ quá bận vì Covid? Hay là có rồi nhưng … cứ để đó đã? Vậy cũng là mắc nợ.
Đây là vấn đề không thể không nói, về những cái gọi là “án vô hình” treo lơ lửng trên đầu ngày này qua tháng khác. Mặc dù không/chưa có khởi tố vụ án, hay xử phạt hành chính, nhưng một khi đã loan tin là có “điều tra”, thì cũng làm cho “đương sự” mất ăn mất ngủ, nhất là với loại việc có màu sắc “chính trị” (an ninh vào cuộc mà, đâu phải cảnh sát).
Và nhìn ngược lại, là liệu hai hiện tượng có vẻ rất trùng khớp – cơ quan an ninh cho biết đang điều tra (ngày 7/8), và quyết định sa thải của trường (ngày 9/8), có sự “liên thông” với nhau không?
Không thể không đặt dấu hỏi nữa, là việc có công bố ngưng điều tra hay không, còn tùy thuộc chuyện cô Thơ có … kiện trường Duy Tân hay không, có lên mạng phát biểu tiếp, hoặc trả lời đài báo nước ngoài hay không?
Chính quyền nợ. Trong suốt hai tháng qua, đã có tới 2-3 làn sóng chưa từng thấy những người dân khắp nơi rời thành phố về miền quê. Dù lúng túng, có những ứng phó trái ngược giữa các địa phương, giữa từng giai đoạn, làm dân khổ thêm, nhưng cho tới hôm nay, hầu như các tỉnh thành đó đều đã nhất loạt “nới lỏng”, bố trí đón rước bà con bằng đủ mọi cách. Đến cả Thủ đô mà cũng tham gia hỗ trợ bà con đi ngang qua địa giới mình.
Ngày 6/10, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Y tế “về việc tổ chức đưa đón người dân trở về địa phương sau thời gian giãn cách xã hội”. Cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã có công điện hỏa tốc hướng dẫn việc này.
Đó có phải là nhờ ít nhiều sự đóng góp tiếng nói phản biện của quần chúng khắp nơi, trong, ngoài nước, đặc biệt có cả những người dám mạnh miệng như cô Thơ hay không? Nó có giúp trả lời cho việc kết luận rằng cô Thơ đã không sai hay không?
Nếu đúng vậy, thì rõ là chính quyền đang “nợ” một cái ơn đã tư vấn cho mình. “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”.
Giờ thì cô Thơ vẫn phải chờ …
Cái nền giáo dục hổng cần văn mẫu của các bác sẽ đào tạo ra những sinh viên như ngừ sinh viên đã tung cờ líp cô giáo này lên mạng . Văn mẫu để cho những ai không nuốt nổi mấy bài văn của mấy bác, i bet Hoàng Thị Nhật Lệ, Trần Nhật Quang & sinh viên trong vụ cô giáo Trần Thị Thơ chả bao giờ cần văn mẫu, đơn giản vì họ đã nhập tâm giá trị thẩm mỹ & đạo đức xã hội chủ nghĩa, nên tự nhiên thấy những tác phẩm cách mạng là đỉnh của đỉnh . Mỗi bài văn, bài thơ là nguồn cảm hứng cho tình yêu Tổ quốc gắn liền với xã hội chủ nghĩa, mỗi bài học, nếu được những thầy cô nhiệt tình quá mức cần thiết thì chả cần học cũng thuộc nằm lòng, vì trở thành máu thịt, thành tố chất tạo thành bản chất của con người . Những người cảm được dư thía thì chả cần văn mẫu . Văn mẫu là để cho những ngừ nuốt hổng zô mớ văn học cách mạng của mí bác, họ cần văn mẫu vì thần khẩu hại xác phàm, níu hổng có văn mẫu họ more likely sẽ có những khoảnh khắc không kiểm tra được mình mà viết xuống những nhận định hổng được khách quan lắm về 1 tác phẩm các bác lấy làm tâm đắc từ khi đi học . Rất phiền, và có thể sẽ dẫn tới lôi thôi to . Các bác đòi dẹp văn mẫu tức là cánh cửa cuộc đời của những ngừ hổng nuốt trôi nền văn học của các bác vốn chưa bao giờ rộng mở vừa được/bị làm cho hẹp bớt lại . Và Darwinism, họ sẽ phải trở thành ngừ sinh viên trong vụ cô giáo này, hoặc tỵ nạn giáo dục bằng mọi cách if they havent done so. In turn, những sinh viên gồm toàn những Hoàng Thị Nhật Lệ sẽ thẳng thừng loại bỏ những thầy cô giáo có tư tưởng khác chúng . Voilà, xã hội lý tưởng của các bác takin shape, ai cũng tôn thờ các giá trị mà các bác đã từng tôn thờ .
Níu đây là những gì các bác mún … i mean đất nước này đang trong tay các bác, cứ tha hồ mà bĩnh thui . Ai hổng ngửi được thì cút, which they willingly oblige. Cần tặng thêm vài chục giải thưởng Fan Chou-Ching zìa văn hóa, vì ở ngoài này nó định nghĩa chiện các bác làm là thanh trừng văn hóa, which guarantee at least 1 giải thưởng văn hóa mang tên Fan Chou-Ching. Cũng phù hợp với chiền thống mặc áo thụng ca tụng nhao của trí thức xã hội chủ nghĩa nhà các bác .
Ngừ sv tung clip dẫn tới Duy Tân xa thải cô giáo này có thể được xem là prototype của con ngừ mà các bác mún tạo ra . Hay nói theo ngôn ngữ của Võ Văn Quản, lịch sử đã chọn lựa anh ta, mà đào thải những hiện tượng khác .
ThíchThích