
ASEAN vật lộn với nợ nần của Trung Quốc và các kế hoạch phục hồi sau đại dịch.
THE DIPLOMAT by Luke Hunt – October 08, 2021
Ba Sàm lược dịch
Sáu năm trước, nhiều người theo dõi Trung Quốc, trong đó có tôi, đã dự báo rằng Trung Quốc và nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đóng cửa của nó đang gặp nguy hiểm. Các khoản vay quá cao và các dự án lớn mà nước này đã công bố trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là quá nhiều.
Vào thời điểm đó, các quan chức Việt Nam đã cảnh báo rằng “bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế toàn cầu cũng sẽ có những tác động lớn đến các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar”.
Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã không tự sụp đổ. Câu trả lời của Bắc Kinh – mặc dù hầu như không phải như lần đầu – là vay nhiều hơn, cho vay nhiều hơn, và in nhiều tiền hơn và với một quy mô ngoạn mục.
Cung tiền M2, hay còn gọi là lưu thông tiền tệ, bắt đầu tăng đáng kể vào năm 2015, khi chính phủ bơm một khoản tiền khổng lồ vào nền kinh tế thông qua các khoản vay bằng đồng nhân dân tệ, khiến ngân hàng Deutsche Bank phải gửi tới các khách hàng một cảnh báo, rằng tình trạng đó là “không bền vững” và đe dọa “sự ổn định tài chính.”
- 1426. Lào đối mặt nguy cơ vỡ nợ
- 1461. Rơi vào ‘bẫy nợ Bắc Kinh’, Lào gán nợ quyền vận hành lưới điện cho công ty Trung Quốc
Phần lớn trong số các khoản cho vay đó đã đi vào các dự án cơ sở hạ tầng BRI, từ những đường cao tốc và các cảng đến những đường sắt và những con đập, nhưng các hợp đồng và các điều khoản trong đó nổi tiếng là có thủ đoạn không công bằng, dẫn đến cáo buộc về bẫy nợ của Trung Quốc được đặt ở nước ngoài, điều này có thể cho phép Bắc Kinh tịch biên những tài sản quan trọng có tính chiến lược.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, các hợp đồng BRI đã ký kết có giá trị 46,54 tỷ đô la vào năm 2020, với việc thâu tóm 36% thị phần của những con hổ ASEAN.
Tuy nhiên, những số liệu độc lập mới nhất có lẽ cung cấp hình ảnh rõ nét hơn.
Một báo cáo của AidData, một trung tâm nghiên cứu tại đại học William and Mary, nhận thấy Trung Quốc đã cho vay 843 tỷ đô la, để tài trợ cho hơn 13.000 dự án trên 165 quốc gia trong vòng 18 năm.
Trong số các nước nhận, 42 quốc gia mang nợ Trung Quốc vượt quá 10% GDP, bao gồm Campuchia và Lào.
Hầu hết các khoản vay đều gắn liền với BRI, và thực tế đó đang diễn ra đã cho nhiều nhà phân tích, bao gồm cả những người cổ vũ nó, nói lên rằng những ngày tháng vinh quang của sáng kiến đã qua rồi.
Mà đỉnh cao của nó đã dội ngược trở lại trong nước, bởi công ty bất động sản đầy nợ nần Evergrande, doanh nghiệp nắm giữ khoản nợ phải trả trị giá 305 tỷ đô la.
Các cơ quan quản lý đang cảnh báo về rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế Trung Quốc, nếu nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai đất nước không trả được các nghĩa vụ nợ của mình.
Một vấn đề đau đầu khác là quyết định của Bắc Kinh cắt giảm xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, đã tác động đến khoảng 600 nhà máy nhiện điện than đã được lên kế hoạch. Loan báo này là xứng đáng được tất cả những người quan tâm đến biến đổi khí hậu hoan nghênh. Tuy nhiên, đó cũng là một động thái đột ngột và sẽ làm đảo lộn nhu cầu năng lượng trong ngắn hạn cho đến trung hạn của khu vực.
Trung Quốc dự kiến sẽ đáp ứng các nghĩa vụ BRI của mình, một sáng kiến sẽ vẫn là nền tảng của Chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Nhưng như Kaho Yu, nhà phân tích hàng đầu về chính trị và năng lượng Châu Á tại Verisk Maplecroft ở Singapore, được ghi nhận gần đây, thì chi tiêu cho BRI đã chậm lại kể từ năm 2018.
Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn do sự chậm trễ đáng kể trong các dự án cơ sở hạ tầng BRI do đại dịch COVID-19 gây ra, tất cả đều làm tăng thêm căng thẳng địa chính trị.
Điều đó đã gây căng thẳng cho những chính phủ ASEAN đang thiếu tiền mặt, những nước vẫn muốn Trung Quốc và BRI làm bệ đỡ cho sự phục hồi của các nền kinh tế trong những năm tới do bị đại dịch tàn phá.
Vào đầu tháng 9, các bộ trưởng ASEAN đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRI trực tuyến để thảo luận về các sáng kiến mới cần thiết, nhằm thúc đẩy tăng trưởng sau đại dịch, và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến công du Đông Dương vào giữa tháng Chín.
Sau đó là một cuộc họp hiếm hoi của các nhà lãnh đạo từ Campuchia, Lào và Việt Nam tại Hà Nội, một hội nghị thượng đỉnh nhỏ được nhiều người coi là nỗ lực của người Việt Nam để nâng cao tuổi thọ cho liên minh, vốn đã bị phá vỡ bởi Trung Quốc trong vai trò quyền lực kinh tế và chính trị của khu vực.
Các hiệp định thương mại tự do với Bắc Kinh đang được thảo luận và phê chuẩn, và điều này có thể hữu ích ở một điểm nào đó, nhưng kết cục, thì đây vẫn là nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã tác động tới tất cả, thì nó sẽ đi ngược với những gì được coi là sự trợ giúp, khích lệ.
[…] 2850. Những ngày tháng huy hoàng cho Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã qua c… […]
ThíchThích
[…] 2850. Những ngày tháng huy hoàng cho Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã qua c… […]
ThíchThích