
Lần cuối cùng các đảng viên Đảng Dân chủ hoàn toàn chấp nhận tính hợp pháp của một cuộc bầu cử tổng thống mà họ đã thua là vào năm 1988
FOX NEWS by Mollie Hemingway – Published 21 hours ago
Ba Sàm lược dịch
Ghi chú của người biên tập: Bài viết dưới đây được trích từ cuốn sách mới của tác giả Mollie Hemingway , “Rigged“.
Nếu nghi ngờ kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống là một tội ác, như nhiều người đã khẳng định sau cuộc bầu cử năm 2020 gây tranh cãi và hậu quả của nó, thì phần lớn Đảng Dân chủ và các cơ sở truyền thông đáng lẽ phải bị truy tố vì hành vi của họ sau cuộc bầu cử năm 2016. Trên thực tế, lần cuối cùng đảng Dân chủ hoàn toàn chấp nhận tính hợp pháp của một cuộc bầu cử tổng thống mà họ thua là vào năm 1988.
Sau cuộc bầu cử năm 2000, dựa trên kết quả của một cuộc kiểm phiếu lại ở bang Florida, các đảng viên Dân chủ đã bôi nhọ Tổng thống George W. Bush là “được chọn chứ không phải được bầu“. Khi Bush tái đắc cử trước thượng nghị sĩ John Kerry vào năm 2004, nhiều người ở phe cánh tả cho rằng các máy bỏ phiếu ở Ohio đã bị gian lận để chuyển những lá phiếu gian lận cho Bush.
Đài HBO thậm chí còn sản xuất và phát sóng bộ phim tài liệu “Hacking Democracy”, sau này được đề cử giải Emmy, trong đó tuyên bố rằng “các phiếu bầu có thể bị đánh cắp mà không có dấu vết”, đổ thêm dầu vào thuyết âm mưu cho rằng kết quả của cuộc bầu cử năm 2004 là không hợp pháp.
Thế rồi, sau chiến thắng đáng ngạc nhiên của Donald Trump trước cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, cũng không có gì khác hơn so với hành động trước đây của họ qua những diễn biến đã xảy ra vào năm 2016.
Thay vì chấp nhận rằng Trump đã thắng và Clinton đã đánh mất tính công bằng và sòng phẳng, các cơ sở chính trị và truyền thông (cánh tả) đã tuyệt vọng tìm cách thanh minh về chiến thắng của Trump. Họ chấp nhận một thuyết âm mưu phá hoại nhằm làm tê liệt chính phủ, trao quyền cho các đối thủ của nước Mỹ và nhắm mục tiêu một cách bất hợp pháp vào những công dân tư nhân vô tội, mà tội duy nhất là không ủng hộ Hillary Clinton.
Trò lừa bịp (là Trump) thông đồng với Nga có tất cả các yếu tố của một thuyết âm mưu trong bầu cử, bao gồm những tuyên bố vô căn cứ về tổng số phiếu bầu bị hack, hành động bất hợp pháp đàn áp cử tri và hành động phản quốc hợp tác với một thế lực nước ngoài. Các chuyên gia và các quan chức đã công khai suy đoán rằng Tổng thống Trump là một tài sản của nước ngoài và rằng các thành viên vây quanh ông nằm dưới quyền kiểm soát của Điện Kremlin.
Nhưng bất chấp sự vô lý được sáng chế trong những tuyên bố đó, niềm tin rằng Trump đã đánh cắp cuộc bầu cử năm 2016 đã có sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân quyền lực nhất và thậm chí cả các cơ quan chính phủ trong nước. Nghi vấn về tính hợp pháp của cuộc bầu cử năm 2016 không phải là để làm suy yếu nền dân chủ; mà nó được một số nhân vật được đề cao nhất trong công chúng của chúng ta coi là nghĩa vụ yêu nước.
“Bạn có thể điều hành chiến dịch tranh cử tốt nhất, bạn thậm chí có thể trở thành ứng cử viên, và bạn có thể bị đánh cắp cuộc bầu cử”, Clinton nói với những người theo dõi của bà vào năm 2019.
“Tôi biết ông ấy là một tổng thống bất hợp pháp”, Clinton tuyên bố về Trump vài tháng sau đó. Bà thậm chí còn nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình”CBS Sunday Morning”, rằng “sự đàn áp cử tri và sự thanh trừng và hack phiếu cử tri” là những lý do khiến bà thất bại.
Cựu tổng thống Jimmy Carter cũng đồng ý như vậy. Ông nói với đài NPR vào năm 2019. “[Trump] đã thua trong cuộc bầu cử và được đưa vào chức vụ vì người Nga can thiệp thay cho ông ấy”.
Quan điểm của họ đã được chia sẻ bởi hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ nổi tiếng trong Quốc hội. Như trường hợp đại diện John Lewis của bang Georgia, nói rằng ông đã bỏ qua lễ nhậm chức của Trump vào năm 2016 vì ông tin rằng Trump là bất hợp pháp: “Người Nga đã tham gia giúp người đàn ông này đắc cử …. Điều đó là sai trái. Điều đó không công bằng. Điều đó không phải là một quá trình dân chủ mở.” Lewis cũng từng không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống George W. Bush, cho rằng Bush cũng là một tổng thống bất hợp pháp.
Một số thành viên của Quốc hội đã tham gia cùng ông vào năm 2001. Đến năm 2017, một trong số ba thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ đã tẩy chay lễ nhậm chức của Trump. Nhiều người nói rằng họ từ chối tham gia vào việc sắp đặt một tổng thống “bất hợp pháp”.
Các báo đài của các tập đoàn truyền thông đã không lên án việc các đảng viên Dân chủ hàng đầu từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2016. Trên thực tế, các phương tiện truyền thông đó đã thổi phồng những tuyên bố mang tính phỏng đoán nhất cho là Trump và Nga đã thông đồng để cướp cuộc bầu cử từ tay Clinton.
Họ mẫn cán nhai lại những thông tin rò rỉ không chính xác từ các quan chức tình báo hủ bại, cho là Trump và các nhân viên của ông đã phạm tội phản quốc.
Họ đưa lên mặt báo những câu chuyện cãi lý rằng những người Cộng hòa không ủng hộ thuyết âm mưu của họ là không đủ trung thành với đất nước hoặc bằng cách nào đó đã tự thỏa hiệp.
Tất cả đều vô nghĩa. Ngay cả Cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người đã điều hành một cuộc điều tra của chính phủ, kéo dài nhiều năm và tốn kém hàng triệu đô la, về những cáo buộc rằng cá nhân Trump thông đồng với Tổng thống Nga Vladimir Putin để đánh cắp cuộc bầu cử từ Clinton, cũng đã không tìm thấy bằng chứng nào để hỗ trợ cho những cáo buộc đang gây sốt.
Những phóng viên đã thúc đẩy thuyết âm mưu này không bao giờ bị đồng nghiệp của họ quy trách nhiệm về trò ngồi lê đôi mách và dối trá đó. Họ được tăng lương và thăng chức, danh hiệu và giải thưởng, và những tràng pháo tay của đồng nghiệp. Một số được trao Giải thưởng giải báo chí Pulitzer vì việc “đưa tin” gần với thứ tiểu thuyết ăn theo (fan fiction) của người hâm mộ hơn là mô tả chính xác về các sự kiện.
Từ năm 2016 đến năm 2020, cách dễ nhất để đạt được là ngôi sao trong cánh tả chính trị là lớn tiếng tuyên bố niềm tin của một người rằng cuộc bầu cử năm 2016 là bất hợp pháp — bị người Nga đánh cắp nhân danh một kẻ tham nhũng phản bội. Mưu đồ được coi là hình thức cao nhất của lòng yêu nước, là khẳng định rằng Tổng thống Hoa Kỳ là một điệp viên bí mật của Nga.
Và rồi đã xảy ra sự kiện năm 2020.
Tức thì, hệ thống bầu cử của Mỹ đã đi từ chỗ hủ bại và đổ vỡ một cách không thể nghi ngờ vào năm 2016 (như đảng Dân chủ, truyền thông cánh tả đánh giá – ND) đến mức an toàn không thể nghi ngờ vào năm 2020.
Các phương thức bỏ phiếu được cho là được sử dụng để đánh cắp các cuộc bầu cử vào năm 2004 và 2016, nay đột nhiên trở thành bất khả xâm phạm và không thể nghi ngờ vào năm 2020.
Trong khi những người được gọi là chuyên gia bầu cử đã liên tục cảnh báo trước năm 2020 về những cạm bẫy của cách bỏ phiếu điện tử và bỏ phiếu gửi qua thư trên diện rộng, thì đến tháng 11 năm 2020, bất kỳ cuộc thảo luận nào về lỗ hổng của những phương pháp đó đều bị xóa sổ, bị coi như câu chuyện của những kẻ chuyên chế cánh hữu và những kẻ theo chủ nghĩa âm mưu.
Việc phủ nhận sự thực như vậy đòi hỏi phải bỏ qua các vấn đề khá thực tế về tính liêm chính của bầu cử, vốn ảnh hưởng đến hàng trăm cuộc bầu cử ở cấp tiểu bang và địa phương của Hoa Kỳ, và thậm chí cả cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, khi John F. Kennedy chỉ giành được hơn Richard Nixon có 118.574 phiếu.
Nếu những lo ngại về tính toàn vẹn của bầu cử đã được công nhận ít nhất từ năm 1960 đến năm 2016, thì chắc chắn những lo ngại đó thậm chí còn có giá trị hơn vào năm 2020, một năm bầu cử không giống bất kỳ năm nào trong lịch sử nước Mỹ.
Trước cuộc bầu cử, một phần nhờ vào đại dịch coronavirus bao trùm thế giới, các cải cách bầu cử trên phạm vi rộng đã được thực hiện. Trên khắp đất nước ở cấp tiểu bang, địa phương và liên bang, các chủ thể chính trị đã trải qua hàng trăm thay đổi cơ cấu đối với cách thức và sự giám sát các cuộc bầu cử, dẫn đến điều mà tạp chí Time sau này gọi là “một cuộc cách mạng về cách mọi người bỏ phiếu”.
Một số thay đổi này được ban hành bởi các cơ quan lập pháp tiểu bang, một số do tòa án, và những thay đổi khác do các quan chức bầu cử của tiểu bang và quận. Nhiều thay đổi, được cho là hợp lý bởi đại dịch toàn cầu, là những cải cách rộng rãi mà đảng Dân chủ mong muốn từ lâu. Cuộc khủng hoảng là cơ hội để họ lén lút thực hiện các chính sách gây tranh cãi thông qua cửa sau.
Nền tảng của chế độ cộng hòa Hoa Kỳ là các cuộc bầu cử phải được tự do, công bằng, chính xác và đáng tin cậy. Các luật sư bầu cử sẽ cho bạn biết rằng gian lận hầu như không thể được tìm thấy một cách chính xác sau khi hành động vi phạm xảy ra, và để chống lại nó, cần có các quy tắc và quy định mạnh mẽ ngay từ ban đầu. Đó là lý do tại sao Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đấu tranh gay gắt về các quy tắc và quy định chi phối quá trình này.
Những gì đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020 phải được điều tra và thảo luận. Người dân Mỹ xứng đáng được biết những gì đã xảy ra.
Họ xứng đáng được trả lời, ngay cả khi những câu trả lời đó là bất tiện.
Họ xứng đáng được biết làm thế nào và tại sao Big Tech (bốn công ty công nghệ lớn) và các phương tiện báo chí chính trị của các tập đoàn truyền thông đã thao túng tin tức, để hỗ trợ một số câu chuyện chính trị nhất định, trong khi kiểm duyệt những câu chuyện mà họ phải thừa nhận là đúng.
Họ xứng đáng được biết tại sao các tòa án được phép đơn phương viết lại các quy tắc ở giữa cuộc bầu cử, thường không có sự chuẩn thuận của các cơ quan lập pháp có trách nhiệm soạn thảo thông qua luật bầu cử.
—
Mollie Ziegler Hemingway là cộng tác viên của Fox News và là biên tập viên cấp cao của The Federalist. Cuốn sách mới của bà là “Rigged: How the Media, Big Tech, and the Democrats Seised Our Elections” (Regnery, 12/10/2021). Là một nhà báo lâu năm, tác phẩm của bà đã xuất hiện trên Wall Street Journal, USA Today, Los Angeles Times, và nhiều ấn phẩm khác.
Liên quan:
- 1329. Truyền thông cánh tả Mỹ cố ‘đánh bóng’ Joe Biden minh mẫn, thực tế hoàn toàn ngược lại
- 652. Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?
- 824. 5 cựu nhân viên của CNN đang tuyên truyền cho Đảng cộng sản Trung Quốc
- 1116. Tìm hiểu về truyền thông nước Mỹ
- 1156. New York Times đã gỡ bỏ quảng cáo tuyên truyền của Trung Quốc
- 1290. Mỹ: Truyền thông đưa tin tiêu cực về Trump nhiều hơn Biden 150 lần
- 1291. Hãng tin AP kiểm chứng cáo buộc sai của bà Michelle Obama về chính quyền TT Trump
- 1339. Quyền lực của Big Media: Đưa tin tiêu cực về Tổng thống Trump nhiều gấp 150 lần so với Joe Biden
- 1813. Người dẫn chương trình CNN xin lỗi vì những phát biểu chống TT Trump, nhưng không được cư dân mạng chấp nhận
- 1852. Thống đốc New York chỉ trích báo giới ‘thiếu tôn trọng’ ông Trump
- 1880. Chủ tịch CNN bị nghe lén, lộ thiên kiến chính trị với ông Trump
- 1921. Báo chí Huê Kỳ có nói dối và xuyên tạc không?
- 1997. Các kênh truyền thông bị tình nghi là đại diện cho ĐCS Trung Quốc tại Mỹ
- 2105. New York Times sa thải nữ biên tập viên ‘móc méo’ chính quyền Donald Trump