2858. Cựu Chủ tịch Công đoàn Đặng Ngọc Tùng lại nhắc tới Khu tưởng niệm Hoàng Sa (còn dang dở): các vị đương nhiệm nghĩ sao?

Đôi lời: một công trình hết sức quan trọng – Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa, bắt đầu dự án từ 6 năm trước, 1 năm sau thì “đặt đá” khởi công xây, năm kia thì “đẩy nhanh tiến độ”, … Thế rồi bao nhiêu “thăng trầm” khó hiểu cứ khi nổi, khi chìm, giờ thì như … chìm nghỉm.

Đóng góp lớn và tích cực nhất cho dự án này, là cựu Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng. Nay về hưu rồi, nhưng ông vẫn không thôi “nhắc khéo” tới nó.

Vậy các vị đương nhiệm, của tổ chức này và cả các “ban ngành” liên quan, nghĩ sao?

Mời xem thêm: + 115. Sẽ hoàn tất xây dựng Khu Nghĩa sĩ Hoàng Sa trong năm 2020; + 823. Khu tưởng niệm Hoàng Sa, nỗi đau và chiếc “bánh vẽ” lòng yêu nước…; + 2293. Khu tưởng niệm: “Tháng 3 … Gạc Ma”, năm nào thì Hoàng Sa?; + 2593. Khu tưởng niệm Hoàng Sa khởi công 5 năm rồi vẫn … còn xa; Khu lưu niệm “con tàu tập kết” gần 300 tỉ thì lại quá gần.

BS

Bổ sung, 15/10: hôm qua vừa nhắc các “đương nhiệm”, thì sáng nay có ngay một vị lên tiếng: Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang: Các chương trình của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội. ” … khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Khánh Hoà hay tới đây là khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.” Một bài trả lời phỏng vấn cực ngắn, nhưng “sức nặng” có lẽ ở câu này.

Có điều, ông bảo là “tới đây” thì không biết là khi nào, hay là tới … kiếp sau?


Nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quỹ XHTT Tấm Lòng Vàng Đặng Ngọc Tùng: Nơi nào có nhân dân, người lao động gặp khó khăn, nơi đó có dấu ấn của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng

Lao động

 14/10/2021 

Đồng chí Đặng Ngọc Tùng – nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nguyên Chủ tịch Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng – đã dành nhiều năm tâm huyết xây dựng và góp phần phát triển quỹ lớn mạnh, trở thành một cái tên quen thuộc về hoạt động xã hội từ thiện, là địa chỉ tin cậy của hàng trăm doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm Quỹ Tấm lòng Vàng, đồng chí Đặng Ngọc Tùng đã có những hàn huyên, chia sẻ xung quanh chặng đường hoạt động của quỹ.

Là một người gắn bó với Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng ngay từ những ngày đầu tiên và là người đưa ra sáng kiến tâm huyết, có đóng góp lớn trong các chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”, “Tấm lưới nghĩa tình”… Đây là những chương trình gây tiếng vang và huy động nguồn lực lớn của xã hội. Đồng chí có thể chia sẻ về quá trình kêu gọi quyên góp của những chương trình đặc biệt nhân văn này?

– Với trách nhiệm là Chủ tịch Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng hơn 10 năm, Quỹ Tấm lòng Vàng đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỷ niệm không thể nào quên được. Và có lẽ đặc biệt nhất là chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”, “Tấm lưới nghĩa tình”. Những chương trình này nhận được sự ủng hộ, đồng tình, động viên rất lớn của nhân dân và người lao động khắp nơi trên cả nước. Nhiều nhà hảo tâm đã đóng góp công sức, vật chất để thực hiện chương trình.

Tôi nghĩ rằng thời điểm ra đời chương trình này là trong giai đoạn ngư dân của chúng ta đi đánh bắt cá ngoài Biển Đông gặp vô vàn khó khăn. Ngoài việc chịu tác động từ thiên tai do bão thì việc các tàu Trung Quốc thu lưới, thu cá khiến nhân dân vô cùng cực khổ. Trong giai đoạn đó chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” của chúng ta đã vận động được đoàn viên, người dân ủng hộ cho ngư dân của chúng ta ra khơi, bám biển, đánh bắt cá, nuôi sống bản thân gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội và đồng thời giữ vững biển đảo quê hương của chúng ta – nơi mà tổ tiên chúng ta đã khám phá, phát hiện và xác lập chủ quyền cho đến ngày hôm nay.

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển của chúng ta, Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” ra đời chẳng những giúp cho ngư dân mà còn giúp cho người làm công tác ngoài biển như cảnh sát biển, những gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt chương trình này còn tri ân thân nhân của 64 anh hùng, liệt sĩ của chúng ta đã hy sinh tại Gạc Ma năm 1988. Chẳng những vậy mà còn giúp cho thân nhân của 74 chiến sĩ đã ngã xuống ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 nếu gia đình gặp khó khăn.

Những sự chia sẻ, hỗ trợ dành cho cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất. Đó còn là sự bày tỏ thái độ của nhân dân cả nước, là sự tri ân thật sự với những hy sinh của người lính Hoàng Sa – Trường Sa. Và hơn cả sự tri ân, đó cũng là biểu hiện cụ thể của tình yêu nước, tình yêu biển đảo. Chương trình này đã thu hút được rất đông người dân, doanh nghiệp tham gia ủng hộ.

Ngoài giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thì Quỹ XHTT  Tấm lòng Vàng còn xây dựng được những công trình sống mãi với thời gian, tri ân chiến sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ tổ quốc như Khu tưởng niệm Gạc Ma hay Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa… đồng chí đánh giá những công trình này có sức lan toả như thế nào?

– Có thể nói chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường sa có ý nghĩa rất lớn. Thân nhân có nguyện vọng, mong mỏi làm sao để đưa hài cốt con em mình trở về đất liền, về quê hương để hằng năm có thể đến thắp nén hương tưởng nhớ người thân. Tôi nghĩ rằng đây là mong muốn rất chính đáng. Thế nên chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” mới tổ chức xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Ranh, Khánh Hoà, là nơi thân nhân của những người ngã xuống đến viếng thăm con em của mình, cũng như là nơi nhân dân cả nước khi nhớ đến những người chiến sĩ đã hy sinh vì biển đảo Tổ quốc, vì Gạc Ma thân yêu đến đây đốt một nén nhang. Khu tưởng niệm cũng giống như bảo tàng sống để giáo dục cho các thế hệ sau đặc biệt là học sinh, sinh viên đến đây để tìm hiểu quá trình chiến đấu của hải quân, của nhân dân Việt Nam để bảo vệ biển đảo.

Chẳng những chương trình này xây dựng ở Cam Ranh mà còn xây dựng ở Lý Sơn Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa để tưởng nhớ tổ tiên của chúng ta, những người đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, những hùng binh đã thực hiện bảo vệ chủ quyền vùng đảo không trở về và để tưởng nhớ cả những ngư dân của chúng ta đã nằm xuống ở khu vực này do đi đánh bắt đá chẳng may gặp nạn…

Những công trình sống mãi với thời gian này sẽ là nơi để tên tuổi những chiến sĩ, những người dân Việt Nam không còn “lênh đênh”.

Quỹ XHTT Tấm Lòng Vàng đã trải qua 25 năm thành lập và hoạt động, đồng chí có cảm nghĩ ra sao về dấu ấn của Quỹ Tấm lòng Vàng 25 năm qua và kỳ vọng cho chặng đường sắp tới?

– Nếu hỏi tôi cảm nghĩ như thế nào về hoạt động của Quỹ XHTT  Tấm lòng Vàng thì đến tận giờ này tôi vẫn còn xúc động dâng trào. Hoạt động của Quỹ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Quỹ không phân biệt bất kể đối tượng có phải là công nhân hay không phải công nhân mà chỉ cần là nhân dân Việt Nam khi gặp khó khăn, thiên tai hoạn nạn thì Quỹ của chúng ta đã đến chia sẻ khó khăn đó.

Đặc biệt là khi bão lũ miền Trung chìm trong biển nước, nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất hay những tai nạn lao động tại các hầm lò, cháy nhà, Quỹ XHTT  Tấm lòng Vàng đều đến kịp thời chia sẻ động viên.

Có thể nói rằng, nơi nào có nhân dân, người lao động gặp khó khăn, nơi đó có dấu ấn của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng, có phóng viên Báo Lao Động giúp đỡ, chia sẻ, động viên. Khi nhắc đến hoạt động của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, tôi luôn cảm thấy xúc động, trân trọng, đánh giá cao, nhớ đến những người tích cực hoạt động cho quỹ này.

Chúng tôi mong muốn tổ chức Công đoàn Việt Nam cố gắng duy trì, phát triển Quỹ Tấm lòng Vàng của chúng ta. Để Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng mãi mãi nằm trong lòng, trong sự mến yêu của người lao động và nhân dân cả nước.

Trân trọng cảm ơn về những chia sẻ vừa rồi và vì những cống hiến cao cả mà đồng chí đã dành cho Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm lòng Vàng 25 năm qua!


THẢO ANH – HOÀI ANH (THỰC HIỆN)

2 comments

  1. Coong zai niu chọng nư vừa cho biết Đảng các bác đã bắt đầu xây khu tưởng niệm cho các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc nội chiến 79-88 tại địa điểm do bọn phản động khui ra là Lão Sơn . Đọc tin này chợt dậy lên nỗi buồn mang mác, xen lẫn 1 chút hy vọng . Buồn vì chợt nhớ tới cuộc nội chiến ở Mỹ, bao giờ mới tới ngày quân lính cả 2 bên được chôn chung 1 chỗ như nghĩa trang quốc gia Arlington bên này ? Dù sao thì họ cũng hy sinh dưới lá cờ đỏ sao vàng . Đúng, cờ bên kia nhiều sao hơn nhưng hổng nên so bì những chiện nhỏ nhoi đó . Sau này lá cờ chung sẽ bằng số sao, no star where. Buồn vì 1 bên đã cố tình khơi dậy những vết thương tưởng đã liền da . Có nhiều cách để tưởng niệm, và Việt Nam somehow manage to find the worst way possible. Lòng người còn phân tán, trong khi ngoài khơi tàu giặc đang lượn lờ, và quân đội giải phóng đang ngày đêm căng mắt theo dõi đối phương, canh giữ biển trời của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa . Tưởng niệm kiểu đó có khác gì đâm sau lưng chiến sĩ, có khác gì ăn cơm Cộng Sản thờ ma tư bửn thúi nát . Tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu mong mỏi đến đứt ruột Đảng làm theo di chúc của Bát Hồ, tưởng niệm kiểu đó có khác gì bôi gio giát trấu vào bản di chúc thiêng liêng của Bát Hồ không ?

    Tia hy vọng là đã nắm bắt được tư tưởng bố của nhà báo Lưu Trọng Văn, đó là không để tên cụ thể . Ý tại ngôn ngoại là xì tai trí thức nhà mềnh, và đây là hy vọng cho một ngày mai bộ đội Cụ Hồ khi hy sinh sẽ được nằm cạnh bộ đội Cụ Mao . Granted, Bát Hồ chỉ là đại tá của Bát Mao, nhưng trí thức nhà mềnh thấy người sang bắt quàng làm họ . Thui thì lùn thì bắc ghế lên cho bằng chị bằng em, vả lại Bát Hồ của chúng ta nhổ giò năm 40, cao thêm gần 20 phân . Cũng bằng vai phải lứa lắm níu tính zìa hình dáng sau khi dậy thì muộn . Không ghi rõ chính là tia hy vọng cho hòa hợp hòa giải, không ghi rõ chính là ôn hòa & có học, là khép lại quá khứ là hướng tới tương lai sáng ngời á, là chiến đấu cho quê nhà Việt Nam-Bắc Kinh hòa lời ca .

    Chỉ hy vọng Đảng Cộng Sản của các bác còn nhớ mình là 1 đảng Cộng Sản -cái đã, có chân chính hay không tính sau- & hành xử như 1 đảng có-thể-gọi-là Cộng Sản, aka sao cho coi được . Chứ mang danh Đảng Cộng Sản nhưng hành xử như Ngụy thì chỉ đi theo vết xe đổ dẫn tới diệt vong của chúng mà thui . Con cháu Võ Văn Quản lại bình rằng Đảng Cộng Sản làm gì cũng quá sớm hoặc quá trễ, quá nhiều hoặc quá ít nên bị lịch sử đào thải . Riêng zìa tính chiếu đấu của “quân đội nhân dân Việt Nam” -as opposed to những quân đội khác vừa phi Việt Nam cũng phi nhân dân lun- qua mùa dịch vừa wa … Chỉ xứng danh quân lụi . Nói thiệt, đem cái “quân đội nhân dân Việt Nam” này trở zìa thời đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, chưa chắc làm nên trò trống gì .

    Thích

    • Chỉ mong 1 ngày đẹp trời nào đó, những người đã hy sinh tại địa điểm do bọn phản động khui ra, bất kể phe nào, cũng đều được chôn trong cùng 1 khu tưởng niệm . Lúc đó tớ sẽ nguyện làm chiếc cầu hiền lương -hổng phải bất lương như những kẻ xâm đầy mình- để 2 bên nhận lại anh em, đồng chí .

      Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.