
THE NEW YORK POST by Peter Navarro – October 14, 2021
(Peter Navarro, người từng là trợ lý cho tổng thống về chính sách thương mại và sản xuất tại Nhà Trắng của Trump, là tác giả của cuốn sách sẽ xuất bản vào 2/11/2021 “In Trump Time: A Journal of America’s Plague Year”.)
Ba Sàm lược dịch
Một Biden cùng đội ngũ bất tài và thiếu trách nhiệm đã tạo dựng nên một chu trình lạm phát đình trệ (stagflation – *) mới cho nước Mỹ, theo phong cách của những năm 1970.
Những điểm tương đồng giữa lúc đó và bây giờ thật kỳ lạ.
Lạm phát đình trệ những năm 70’ là hậu quả của chính sách tài khóa sai lệch, chính sách tiền tệ bị chính trị hóa và các cú sốc về lương thực thực phẩm và năng lượng. Quyết định theo kiểu vừa đấm vừa xoa (guns-and-butter) của Tổng thống Lyndon Johnson – đồng thời vừa tài trợ cho cả Chiến tranh Việt Nam và cả các chương trình Đại Xã hội của ông đã gây ra một làn sóng lạm phát do cầu kéo (**).
Sau khi Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm Arthur Burns làm chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Burns đã cho Fed tăng cường in tiền để ủng hộ các nỗ lực tái tranh cử của Nixon. Kết quả là tiền tệ giảm giá đã buộc Nixon phải từ bỏ tiêu chuẩn bản vị đô la Mỹ, cốt lõi của hệ thống tiền tệ toàn cầu; đồng đô la giảm giá, làm tăng giá nhập khẩu và tiếp tục gây ra lạm phát.
Nền kinh tế Mỹ khi đó cũng phải trải qua hai cuộc khủng hoảng về nguồn cung làm cho tê liệt. Giá lương thực thực phẩm tăng cao do thời tiết xấu, việc phải mua ngũ cốc của Liên Xô và quản lý đất canh tác kém. Giá năng lượng tăng chóng mặt, do lệnh cấm vận dầu mỏ của khối Ả Rập. Khi Tổng thống Jimmy Carter chạy đua với Ronald Reagan để tái tranh cử, “chỉ số khốn khổ” của Mỹ – tỷ lệ thất nghiệp cộng với tỷ lệ lạm phát – đã cán mốc 20%.
Ngày nay, chính sách tài khóa đã ngông cuồng hơn. Năm 1979, chi tiêu liên bang chiếm hơn 19% tổng sản phẩm quốc nội. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, chi tiêu liên bang hiện sẽ là 30,6% vào năm 2021. Và các khoản chi tiêu được đề xuất hiện đang có trên bàn nghị sự, cho bữa tiệc hoang toàng cuồng loạn trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la và gói “cơ sở hạ tầng” giả dối 1 nghìn tỷ đô la, đe dọa sức chịu đựng trong tương lai của chính trò phá tán đó.
Tại Cục Dự trữ Liên bang, Chủ tịch Jerome Powell đã cam kết đáp ứng mọi mức độ chi tiêu tài chính mà đảng Dân chủ cấp tiến điên rồ có thể cố nhồi nhét để thông qua. Khi ông vận động cho việc tái bổ nhiệm mình, các máy in tiền của Fed đang quay rất nhanh, chúng sẽ khiến Arthur Burns già nua phải xấu hổ.

Về mặt ngoại cảnh, đại dịch đã tấn công vào ba trụ cột chính của sự thịnh vượng đô thị: các tòa nhà văn phòng cao tầng, các khu giao thông công cộng và khu vui chơi giải trí. Trước khi đại dịch xảy ra, tỷ lệ lấp đầy văn phòng tại các khu vực đô thị chính của Hoa Kỳ như New York và Chicago đều trên 90%. Ngày nay, những con số này dao động ở mức thấp nhất là 30%; phần lớn nhân viên văn phòng người Mỹ đã học cách làm việc từ xa.
Cú sốc về cơ cấu này đã đẩy tất cả những người làm dịch vụ có thu nhập thấp ra lề đường đô thị, từ những người làm công việc vệ sinh và dịch vụ ăn uống cho đến những người thợ cắt tóc, làm đẹp và đánh giày. Việc bồi thường thất nghiệp quá mức đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp mang tính cơ cấu này. Trong nhiều trường hợp, người lao động tiếp tục tận dụng lối phát chẩn “kích thích kinh tế” do COVID hơn là đi làm.
Thêm vào những tai ương từ giới lao động chân tay này, chính quyền Biden đã chấm dứt một cách tai họa các thỏa thuận “quốc gia thứ ba an toàn” của Trump với Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador, một chính sách giữ người nhập cư ở bên kia biên giới phía nam của chúng ta. Hơn 2 triệu ngoại kiều bất hợp pháp có trình độ học vấn kém, được dự kiến sẽ tràn vào Hoa Kỳ vào năm 2021 và họ sẽ gây áp lực giảm đáng kể lên những mức lương thực tế cho những người lao động có mức thu nhập thấp hơn.
Sau đó là điều này: Cho dù bạn ủng hộ một chính sách tiêm chủng phổ cập, thì chính sách “không tiêm chủng, sẽ không có việc làm” của Biden sẽ tiếp tục bóp méo thị trường lao động, vì một số lượng đáng kể người lao động có khả năng từ chối tuân thủ quy định này khi chính phủ liên bang hoàn tất quy định của mình. Kết quả là những đợt sa thải nhân viên tạm thời sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung hơn nữa trên thị trường lao động, thậm chí cả khi chúng tạo ra các nan đề trong các lĩnh vực thiết yếu vốn đã thiếu nhân lực (cứu hỏa, cảnh sát, y tế, quân đội và an ninh quốc gia).

Việc đánh giá lại chính sách tiêm chủng phổ cập của chính quyền có thể cho phép, một lượng tối thiểu những người lao động đã từng mắc COVID và những người nhờ đó mà có kháng thể mạnh, có được sự tiếp cận thị trường lao động đầy đủ. Trong khi đó, một nỗ lực phối hợp với các chuỗi cung ứng trong nước Mỹ có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các cú sốc bên ngoài.
Hiện tại, đại dịch và phản ứng phong tỏa quá mức đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Giờ đây, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt mọi thứ từ chip máy tính, thực phẩm đến đồ chơi cho Giáng sinh.
Đừng nhầm là ông thần lạm phát đã ra khỏi bình rồi. Nhưng nếu Quốc hội cứ đổ thêm dầu vào lửa với hàng nghìn tỷ USD chi tiêu nhiều hơn, thì những năm 70’ sẽ là một kỷ niệm vui khi đem ra so sánh.
—
(*) Lạm phát đình trệ (Wikipedia): “Trong kinh tế học , lạm phát đình trệ hay lạm phát suy thoái là tình trạng lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Nó đưa ra một tình thế khó xử đối với chính sách kinh tế , vì các hành động nhằm giảm lạm phát có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.
Thuật ngữ này, một từ ghép của trì trệ và lạm phát , thường được gán cho Iain Macleod , một chính trị gia thuộc Đảng Bảo thủ người Anh , người trở thành Thủ tướng của Exchequer vào năm 1970. Macleod đã sử dụng từ này trong một bài phát biểu năm 1965 trước Quốc hội trong thời kỳ đồng thời lạm phát và thất nghiệp cao. ở vương quốc Anh. Cảnh báo với Hạ viện về mức độ nghiêm trọng của tình hình, ông nói: “Chúng ta hiện đang có tình trạng tồi tệ nhất của cả hai thế giới – không chỉ lạm phát ở một bên hay trì trệ ở bên kia, mà cả hai điều này cùng nhau. Chúng ta có một loại ‘ tình trạng lạm phát đình trệ. Và lịch sử, theo thuật ngữ hiện đại, đang thực sự được tạo nên.”
(**) Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation): “Lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation) là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng tổng sản phẩm trong nước tiềm năng), tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên nhân ở sự gia tăng cung tiền lên trên mức tăng của tổng sản phẩm quốc dân.”
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
[…] 2860. Chào mừng bạn trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo … […]
ThíchThích
In other news, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người đầu tiên lên không gian
China’s three-person crew arrived at its new space station Saturday morning — a major step for the country’s young space program, which is rapidly becoming one of the world’s most advanced.
The three astronauts had lifted off on the Shenzhou-13 spacecraft just past midnight local time, launched by a Long March 2F rocket from the Jiuquan Satellite Launch Center in the Gobi Desert, located in Inner Mongolia.
ThíchThích