
Đôi lời: bài viết của Nhà sử học Dương Trung Quốc, gửi đăng trên hai tạp chí Người đô thị và Văn hóa. Người đô thị, bản in giấy đã đăng ngày 28/10/2021 (cùng với 4 bài khác cùng chủ đề này, trong đó có bài của Điêu khắc gia nổi tiếng Phạm Văn Hạng), chưa đưa lên bản điện tử. Còn Văn hóa cũng đã đăng, nhưng lược bớt nhiều đoạn. Dưới đây là nguyên bản bài của tác giả, có được sửa tựa và biên tập chút ít. BS
Thành phố HCM đang dự kiến chỉnh trang khu vực Quảng trường Mê Linh, nơi đặt bức tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được dựng từ năm 1967.
Gắn với công trình này, đã có một chiếc lư hương bằng đồng để người dân bày tỏ lòng thành bằng hương khói. Cách đây vài năm (2019), vì lý do nào đó có phần khó hiểu, chiếc lư hương đó bị chuyển đi nơi khác khiến người dân bức xúc vì không có chỗ để thắp nén nhang cầu Đức Thánh Trần phù hộ cho quốc thái dân an, bờ cõi vững vàng, gia đình hạnh phúc.
Sau mấy tháng vật vã với dịch bệnh, vào dịp Giỗ Đức Thánh Trần năm nay, nỗi bức xúc đó được người dân bày tỏ bằng nhiều cách khác nhau.
Với chủ trương chỉnh trang của thành phố, một câu hỏi đặt ra là chiếc lư hương vốn gắn với tượng Đức Thánh liệu có được đặt trở về chốn cũ hay không? Bạn đồng nghiệp của tôi ở thành phố (HCM), tờ “Người Đô Thị”, hỏi ý kiến, tôi có viết đôi lời, nay chia sẻ với các fây hữu (bạn bè trên Facebook).
Tượng đài dựng lên để tưởng niệm các nhân vật hay sự kiện lịch sử, đặt tại những không gian công cộng, đúng là loại hình nghệ thuật kiến trúc và tạo hình của người phương Tây (trực tiếp là người Pháp thời thuộc địa, du nhập vào nước ta).

Ở Hà Nội sớm nhất là bức tượng Tổng trú sứ Bắc và Trung Kỳ Paul Bert đặt tại trung tâm thành phố, bên bờ Hồ Gươm (nay gần không gian đặt tượng Đức Lý Thái Tổ).
Tiếp đó là nhiều tượng đài khác rải rác trên nhiều công viên, quảng trường của Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng … Vì theo phong cách của người Phương Tây nên tượng đài chỉ mang ý nghĩa tôn vinh những biểu tượng thời thuộc địa. Hình thức tưởng niệm là những cuộc tập trung đông người đặt hoa hay đọc diễn văn (theo kiểu Tây) nên không có lư hương.

Tuy nhiên chúng ta cũng sớm ghi nhận, ban đầu là sự bắt chước (hay cũng có thể gọi là sự tiếp thu) của một số người Việt Nam dựng tượng để tưởng niệm những giá trị của riêng mình theo quan niệm và tập quán của dân tộc mình.
Tiêu biểu nhất là bức tượng Đức Lê Thái Tổ (cũng) dựng bên bờ Hồ Gươm, gần như đối mặt với tượng Paul Bert ở phía bên kia hồ. Thuở đó, phải có quyền lực nhất định mới làm được việc đó nên chủ trương dựng tượng này phải có những người như Tổng đốc Hoàng Cao Khải. Tượng được thiết kế hoàn toàn theo phong cách phương Tây. Nhận vật có thể khối nhỏ nhưng đặt trên đỉnh của một cây cột cao (colone).
Hơn thế , tượng đài lại dựng ngay kề một ngôi đền cổ và đương nhiên việc tưởng niệm nhân vật tôn vinh (một anh hùng cứu nước) không thể thiếu những nghi thức truyền thống, trong đó có việc thắp nhang, đôi dịp còn có cả tế lễ, nên có đặt lư hương.

Quanh sự việc này, dân gian cũng ghi nhận tấm lòng của những người chủ trương gìn giữ truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với nước khi nhìn nhận bức tượng như ẩn ý: vị Anh hùng Dân tộc thời Lê đang chỉ lưỡi gươm, không phải xuống lòng hồ để trả gươm báu cho Rùa Thần như sự tích, mà chĩa mũi kiếm vào kẻ đô hộ Phương Tây đang ngự trị … bên kia hồ.
Kể lể chuyện cũ như vậy là để thấy được sức sống của người Việt Nam chúng ta khi tiếp cận với một nền văn minh mới mẻ và trong bối cảnh bị đô hộ nhưng vẫn biết cách tiếp thu cái hay của thiên hạ mà vẫn giữ được cái bản sắc, tập quán riêng của mình một cách sinh động.
Do vậy bên cạnh việc xóa bỏ những dấu tích của chế độ thực dân bằng việc hạ bệ những tượng của chế độ thuộc địa ngay từ thời Chính Phủ Trần Trọng Kim mới lập, thì về sau này, trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa đã bị xóa bỏ, mọi chính thể của người Việt Nam đều học hỏi cách dựng tượng đài vốn của người Phương Tây, để tôn vinh những giá trị bản địa và dân tộc theo cách thể hiện của mình.

Vì thế mà những tượng đài, nhất là các công trình gắn với các nhân vật có công với dân tộc dưới chính thể nào cũng đều có đặt thêm một lư hương để người dân thể hiện được tâm thành theo tập quán.
Đương nhiên, với những tượng đài tôn vinh người nước ngoài như Pasteur hay Lénine thì không hương khói nên cũng chẳng cần đặt lư hương.
Nói điều đó để thấy rằng, cái gì dân ta đã chọn, đã làm, đã có trải nghiệm thử thách, thì nên tôn trọng và phát huy. Nhà nước càng không nên can thiệp thay đổi hay tước bỏ những tập quán tốt đẹp mà chỉ nên làm cho tốt hơn, đẹp hơn. Câu chuyện liên quan đến chiếc lư hương gắn với Tượng Đức Trần Hưng Đạo tại TPHCM cũng nên như vậy và càng nên như vậy.
Xin kể thêm một sự việc mà có thể nhiều người cũng biết, năm 2016, tỉnh Bình Định chủ trương chỉnh trang lại quảng trường và bức tượng Anh hùng Hoàng đế Quang Trung tại trung tâm Thành phố Quy Nhơn. Đây là bức tượng được chính thể ta dựng ngay sau ngày Giải phóng (1976) bằng bê tông.
40 năm sau, tỉnh chủ trương (với sự đóng góp xã hội hóa) nâng cấp tượng, đúc lại bằng đồng cho bền và đẹp hơn, cũng do tác giả (nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh) tạo tác.
Mọi việc làm rất cẩn trọng, kể cả nguyên tắc là chỉ khi nào có tượng đồng thì mới nhấc tượng cũ ra thay thế một cách nhanh chóng, kín đáo và nghiêm cẩn.
Vậy mà chỉ do sự bất cẩn khi tượng mới đúc tại Hà Nội chưa kịp đưa vào đến nơi đã nhấc tượng cũ xuống để tu sửa phần đế thì xảy ra vụ Chợ Quy Nhơn bị cháy rất lớn.
Nguyên nhân vụ cháy thì chắc các cơ quan điều tra có thể tìm ra chính xác, nhưng trong tâm thức của dân vẫn có thể cho là do sự thiếu cung kính với tiền nhân mà gây nên chuyện.
Người dân là như vậy, nên người cầm quyền cũng cần biết chiều thuận lòng dân mới nên nghiệp lớn.
Liên quan:
[…] 2899. Dương Trung Quốc: Chuyện về cái lư hương trước Tượng Trần Hưng Đạo, TP… […]
ThíchThích
Trùng tu tượng Trần Hưng Đạo để bọn dân gian chúng lợi dụng, lấy cớ biểu tình, và không trang bị máy bay cho công an .
Why dont you trói nghiến Đảng mình rùi nộp luôn cho tụi phản động cho nó gọn . Cứ xàng wa xàng lại, ca hoài 6 câu nhức óc quá .
ThíchThích
“cái gì dân ta đã chọn, đã làm, đã có trải nghiệm thử thách, thì nên tôn trọng và phát huy. Nhà nước càng không nên can thiệp thay đổi hay tước bỏ những tập quán tốt đẹp mà chỉ nên làm cho tốt hơn, đẹp hơn. Câu chuyện liên quan đến chiếc lư hương gắn với Tượng Đức Trần Hưng Đạo tại TPHCM cũng nên như vậy và càng nên như vậy”
Tượng Đức Trần Hưng Đạo là do dân Ngụy đã chọn, đã làm thì ta có cần phát huy không ? Nếu cái gì dân Ngụy đã chọn & đã làm thế là ta cần phát huy thì ta cần dựng lại cờ vàng ?
“xóa bỏ những dấu tích của chế độ thực dân bằng việc hạ bệ những tượng của chế độ thuộc địa”
Ta có muốn xóa bỏ những dấu tích của chế độ Ngụy không ? Hay những gì của Ngụy cần trân trọng & phát huy ? Thía thì giải phóng miền Nam làm cái quái gì ?
“bức tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, được (tớ thêm) bọn Ngụy dựng từ năm 1967″
Whoa, tới ông Dương Trung Quốc mà cũng thoái hóa quá thỉa . Lạ, khi có chức có quyền, ai cũng giữ vững đạo đức cách mạng . Về hiu 1 cái, half of them trở cờ ngay tắp lự .
“trong tâm thức của dân vẫn có thể cho là do sự thiếu cung kính với tiền nhân mà gây nên chuyện”
Tiền nhân của dân xã hội chủ nghĩa ta bây giờ là Chủ tịch Hồ Chí Minh . Hổng tin mở ví ra mà check. Những ngừ khác, có cũng được, hổng có cũng chả sao . Tớ đã đề nghị dựng tượng Đại Tướng Trần Canh thế vào . Rất nhân văn, if you ask me.
“Hình thức tưởng niệm là những cuộc tập trung đông người đặt hoa hay đọc diễn văn (theo kiểu Tây)”
Nói nôm na là biểu tình . Thành phố mang tên Bác cần có 1 chỗ dành riêng cho biểu tình chống Đảng, chống chính phủ . Nghe nói #ĐMCS cũng từ thành phố mang tên Bác mà ra . Xây thêm 1 chỗ để mọi người hiện thực hóa bằng hành động tinh thần #ĐMCS cũng tốt lắm .
ThíchThích