
+ Trường Cao đẳng Linacre của Đại học Oxford được đổi tên thành Thao College (Cao đẳng Thảo)
+ Vinh danh tỷ phú Việt Nam sáng lập hãng hàng không giá rẻ VietJet Air
+ Nguyễn Thị Phương Thảo từng bị phạt vì sử dụng tiếp viên bán khỏa thân
+ Bà đã tặng cho Linacre 155 triệu bảng Anh, một trong những khoản quyên góp lớn nhất cho một trường cao đẳng thuộc Oxford
DAILY MAIL by JANE FRYER – 3 November 2021
Ba Sàm lược dịch
Thật là một thế giới kỳ lạ nơi chúng ta đang sống.
Hoạt động học tập vẫn diễn ra như thường lệ tại ngôi trường Cao đẳng Linacre thuộc Đại học Oxford, được đặt theo tên nhà nhân văn và bác sĩ Thomas Linacre (1460-1524), người từng là bác sĩ riêng cho vua Henry VIII và các học trò của ông, bao gồm Erasmus và Ngài Thomas More .
Tiếp theo, tất cả đều thay đổi.
Trong tuần này, có thông báo rằng tên khắc trên đá ở cổng vào ‘một trong những trường cao đẳng xanh nhất ở Oxford’ sẽ được đổi thành Cao đẳng Thảo để vinh danh một tỷ phú Việt Nam, người sáng lập hãng hàng không giá rẻ VietJet Air và đã từng bị phạt vài lần do câu khách trên các chuyên bay của bà bằng các nữ tiếp viên bán khỏa thân.
Gần đây, bà đã tặng trường Linacre 155 triệu bảng Anh, một trong những khoản quyên góp lớn nhất từ trước đến nay cho một trường cao đẳng thuộc Oxford.
Nguyễn Thị Phương Thảo, được biết đến với cái tên Madam Thảo, là bà mẹ hai con với khối tài sản Việt tự lập.
Bà là chủ tịch của Tập đoàn Sovico, có các lợi ích bao gồm khai thác dầu khí ngoài khơi và tài trợ nhiên liệu hóa thạch. Không thể không kể đến VietJet Air, hay còn gọi là Hãng hàng không Bikini nhờ sự nhiệt tình của Madam Thảo dành cho những người đẹp ăn mặc thiếu vải trên lối đi trong khoang hành khách.
Đôi khi họ mặc đồ bơi. Trong những dịp khác, họ chưng diện đồng phục hai mảnh màu đỏ và vàng và tất ren màu đỏ. Họ thậm chí còn bất ngờ xuất hiện với nụ cười rạng rỡ cùng những chiếc phao bơi của mình trong bìa lịch của công ty.
Với tất cả những điều đó, Madam Thao hoàn toàn thoải mái.
“Bạn có quyền mặc bất cứ thứ gì bạn thích, bikini hoặc áo dài truyền thống”, bà nói khi đề cập đến chiếc áo dài khiêm tốn của Việt Nam mặc ngoài quần tây.
“Chúng tôi không ngại mọi người liên tưởng hãng hàng không với hình ảnh bikini. Nếu điều đó làm cho mọi người hạnh phúc, thì chúng tôi hạnh phúc.”
Mặc dù chính sách đồ bơi trên máy bay đã thúc đẩy hành khách dễ bị kích động và chỉ trong vòng một thập kỷ, đã giúp biến VietJet mới thành lập trở thành đối thủ cạnh tranh với hãng hàng không quốc gia, nhưng nó đã gây xôn xao cả giới bình luận kinh doanh và giới nữ quyền, những người không thể hoàn toàn tin rằng điều này đang xảy ra trong thế kỷ 21.

Tôi không chắc ngay cả Ngài Richard Branson cũng dám làm vậy, vào thời đó.
Nhưng Chúa thì biết những gì mà 550 sinh viên sau đại học của Cao đẳng Linacre sẽ làm được. Rốt cuộc, đây là một trường đại học nơi mà thứ ‘văn hóa xóa sổ’ (*) tràn lan và nơi các sinh viên trường Magdalen College đã bỏ phiếu vào mùa hè này để xóa đi bức chân dung của Nữ hoàng khỏi phòng sinh hoạt chung của họ, vì ‘mối liên hệ với chế độ thực dân hóa‘ của bà. Họ có thực sự sẽ chịu chấp nhận Bikini Airlines hay không?
Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1970, là giáo viên, dược sĩ tại Hà Nội, Việt Nam.
Bà cho biết về ‘một tuổi thơ hạnh phúc, êm đềm, được bao bọc bởi những người thân’ đã trang bị cho bà những kỹ năng sống cần thiết: ‘Biết hy sinh và cẩn thận, tỉ mỉ, duyên dáng và hào phóng, cho đi mà không đòi hỏi’.
Ngay sau khi đến Moscow để lấy bằng tài chính và kinh tế tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, bà bắt đầu kinh doanh máy fax và cao su latex.
Bà làm việc như một nhà phân phối thương mại, nhận quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ các nhà cung cấp ở Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản, và bán chúng cho những khách hàng khao khát hàng hóa phương Tây trước khi Liên Xô sụp đổ.
“Tôi đã giành được sự tin tưởng của các nhà cung cấp bằng cách luôn trung thực với họ,” bà nói. ‘Họ đã cung cấp cho tôi ngày càng nhiều sản phẩm với thời hạn tín dụng dài hơn.’ Đến năm 21 tuổi, bà đã kiếm được một triệu USD đầu tiên.
Sau khi lấy bằng thạc sĩ quản lý kinh tế tại một trường đại học khác của Nga, bà trở về Việt Nam và dấn thân vào lĩnh vực ngân hàng và bất động sản.

Và khi con trai lớn của bà, Tommy – đã nhập học tại Đại học Oxford – mới chỉ là một đứa trẻ, bà đã phát hiện ra một lỗ hổng khác trên thị trường: dành cho việc đi lại bằng máy bay giá rẻ cho tầng lớp trung lưu ngày càng hay đi lại của Việt Nam.
Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, năm 2007, bà đã khai trương hãng hàng không giá rẻ do tư nhân điều hành đầu tiên tại Việt Nam. Một thập kỷ sau, bà trở thành nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á.
Ngày nay, VietJet vận chuyển nhiều hành khách hơn hãng hàng không quốc gia Việt Nam là Vietnam Air trong mỗi năm. Tinh thần làm việc của Thảo rất phi thường: bà thường làm việc đến 2 giờ sáng, sau đó lại dậy lúc 5 giờ sáng. Chồng bà, ông Nguyễn Thanh Hùng, cũng là một doanh nhân thành đạt.
Bà cho rằng thành công của mình là thế mạnh của phụ nữ, bởi vì ‘phụ nữ có đức tính hy sinh, kiên nhẫn và kiên cường để vượt qua khó khăn và đạt được sự hài lòng từ cuộc sống’.
Trong nhiều năm, bà thường xuyên góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes. Đầu năm nay, tài sản ròng của bà ước tính khoảng 2,1 tỷ đô la (1,53 tỷ bảng Anh).
Nhưng bà cũng chấp nhận rủi ro và thích công khai lợi nhuận.
Chẳng hạn như một lần, giữa chuyến bay khai trương từ TP HCM đến Nha Trang, 5 nữ tiếp viên hàng không tung ra một điệu nhảy bất ngờ trong trang phục bikini. Hãng hàng không đã bị phạt nặng – và doanh số bán hàng tăng vọt.
Và vào năm 2018, khi đội tuyển bóng đá nam U23 Việt Nam trở về sau màn bị Uzbekistan vùi dập tại một giải đấu ở Trung Quốc, và cũng là những người nhận được màn trình diễn ngẫu hứng (và được cho là khá hòa điệu) của các nữ tiếp viên VietJet.

Nhưng Madam Thảo tuy có thể mạnh dạn trong kinh doanh nhưng về cá tính thì bà lại nhẹ nhàng, trò chuyện vui vẻ với tất cả nhân viên và thích được gọi là ‘chị’ hơn là ‘Madam’. Bà vô cùng nhã nhặn và sống một cuộc sống bình dị.
Vậy tại sao bà làm điều đó?
‘Nhiều tiền để làm gì?’ bà nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây. ‘Nhiều tiền là để thực hiện những ước mơ lớn lao và giúp đỡ được nhiều người hơn.‘
Dưới sự lãnh đạo của bà, Tập đoàn Sovico đã trở thành đối tác chính thức của Liên hợp quốc và UNESCO. Bà đã có nhiều giải thưởng về hoạt động từ thiện và năm nay chính phủ Pháp đã trao tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Điều này đưa chúng ta trở lại Cao đẳng Linacre. Từ thành viên ban đầu của trường đại học đã đi đến tiếng kêu thảm thiết về truyền thống và sự soán ngôi một trong những ‘học giả vĩ đại của thời đại ông ta’.
Từ các sinh viên đã râm ran thêm về các chứng chỉ kinh tế của Madam Thao và tất nhiên, về những cô gái mặc bikini khiêu vũ đó.
Cả hai phe đều hỏi tại sao tên của bà ấy trên một thư viện đại học hoặc nhà thi đấu thể thao là không đủ.
Thật là một sự ồn ào vô ơn. Hãy chỉ hy vọng họ dừng lại một phút, nhận ra tất cả họ có thể được lợi bao nhiêu và cầu nguyện rằng đội quân văn hóa thức tỉnh (cánh tả/cấp tiến) của trường đại học không quá đúng khi ôm chặt lấy bà tiên đỡ đầu rất hiện đại của họ.
–
(*) Văn hóa xóa sổ: + Làm người khác phải mất hẳn sự nghiệp, sự tai hại của văn hóa ‘xóa sổ’; + Thư từ nước Mỹ: Văn hoá “xoá sổ” đang tấn công từ Donald Trump đến chuột Mickey
[…] 2918. Các nữ sĩ của Oxford nói gì về những đôi tất dài màu đỏ? Một nữ tài … […]
ThíchThích
[…] 2918. Các nữ sĩ của Oxford nói gì về những đôi tất dài màu đỏ? Một nữ tài … […]
ThíchThích