2943. Vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ: Liệu bạn có quyền lấy nhà làm chùa?

Luật khoa tạp chí

13/11/2021

VĂN TÂM

Một nhu cầu thực tế nhưng vấp phải nhiều rào cản vô lý.

Vào đầu tháng 11/2021, Tịnh thất Bồng Lai với tên gọi mới Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ tiếp tục xuất hiện trên mặt báo khi Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng đây là cơ sở thờ tự bất hợp pháp. [1]

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng góp mặt trong vụ việc này với lời khẳng định thiền am này bất hợp pháp, yêu cầu chính quyền tỉnh Long An xử lý. [2]

Bỏ qua các cáo buộc về trục lợi từ thiện vẫn còn đang được chính quyền làm rõ, việc chính quyền khẳng định thiền am này không hợp pháp làm dấy lên một câu hỏi: liệu bạn có thể lấy ngôi nhà của mình làm chùa? 

Câu trả lời là vừa có vừa không.

Lấy nhà làm chùa là nhu cầu thực tế

Năm 2012, Sư cô Thích nữ Giới Trung đã gửi thư xin Ban Trị sự Phật giáo và Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định cho phép chuyển đổi ngôi nhà được thừa kế của mình thành một ngôi chùa. [3]

Năm 2019, Ủy ban Nhân dân thị trấn Sịa, tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo cán bộ phải ngăn ngừa người dân lấy nhà làm chùa khi chưa được chính quyền cho phép. [4]

Trong vụ việc của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, chính quyền đang tìm cách chứng minh đây là cơ sở tôn giáo chưa được chính quyền cấp phép hoạt động. [5]

Tuy nhiên, các thành viên của thiền am vẫn có cách né cáo buộc trên của chính quyền. Các thành viên cho rằng thiền am này không phải là cơ sở tôn giáo mà chỉ là nhà riêng để tu tại gia. [6]

Trên thực tế, việc lấy nhà làm chùa hoặc địa điểm tụ họp hoạt động tôn giáo là nhu cầu thực tế của người dân. Rất nhiều nhà riêng đã trở thành các cơ sở sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, những quy định quản lý về tôn giáo hiện nay khiến người dân dù muốn cũng không thể công khai cơ sở của mình cho công chúng tự do đến sinh hoạt.

Những quy định nào cản trở bạn lấy nhà làm chùa?

Nếu bạn muốn lấy ngôi nhà của mình làm chùa một cách chính thức, những quy định quản lý về tôn giáo của chính quyền có thể làm bạn nản chí.

Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định “cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo”. Những cơ sở này đều phải được chính quyền địa phương cho phép thành lập. Nếu như bạn muốn lấy nhà làm chùa thì còn cần thêm sự đồng ý của tổ chức Phật giáo được công nhận như Giáo hội Phật giáo Việt Nam. [7]

Các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (như các điểm nhóm theo đạo Tin Lành) cũng phải đăng ký với chính quyền cấp xã để hoạt động công khai.

Hơn nữa, nhà nước quản lý rất chặt chẽ về đất đai tôn giáo. Đất tôn giáo phải được nhà nước giao và cấp phép sử dụng đất. Nếu bạn muốn biến nhà của mình thành chùa, bạn có thể phải giao đất cho nhà nước trước, rồi nhà nước cấp lại đất cho bạn dưới danh nghĩa là đất tôn giáo. [8]

Ngoài các quy định về đất đai, việc xây dựng chùa hay các cơ sở tôn giáo phải được sự cho phép của ban tôn giáo trực thuộc sở nội vụ các tỉnh, thành. Cơ quan này sẽ đánh giá về sự cần thiết và quy mô của công trình tôn giáo mà bạn muốn xây dựng (xem Khoản 4, Điều 95, Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020). [9][10]

Vào tháng 1/2019, trụ trì chùa Sơn Linh, một ngôi chùa tự phát tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cho biết chính quyền đã cưỡng chế ngôi chùa này sau nhiều lần yêu cầu ông tháo dỡ cơ sở. Vị trụ trì cho biết chính quyền đề nghị ông nên gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. [11]

Trên thực tế, người dân vẫn có cách lách qua những hàng rào vừa kể trên.

Theo tác giả Minh Thạnh trong một bài viết trên Phật tử Việt Nam, tín đồ Phật giáo trong nhiều năm qua đã lấy ngôi nhà của mình làm các cơ sở tôn giáo dưới tên gọi là “am”, “thất”, “a lan nhã”, “đường”, “cốc”, “viên”,v.v. để hoạt động tôn giáo một cách kín đáo. [12]

Cách đặt tên trên có thể giúp họ vừa tránh khỏi sự kiểm soát của nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa duy trì quyền sở hữu cá nhân đối với cơ sở tôn giáo của mình.

Cũng theo Minh Thạnh, Phật giáo miền Nam trước năm 1975 rất khuyến khích việc lấy nhà làm các niệm phật đường, trực thuộc giáo hội hoặc không thì cũng đều được cả. Các niệm phật đường này qua một thời gian đã phát triển lên thành chùa. [13]

Tuy nhiên, sau năm 1975, nhà nước đã lập ra các quy định phức tạp để kiềm chế việc phát triển chùa chiền cũng như các cơ sở tôn giáo khác.

Đối với Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếp tay cho chính quyền để hạn chế các ngôi chùa tự phát, như khẳng định chắc nịch của cơ quan trung ương giáo hội rằng Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ là bất hợp pháp, cần bị xử lý.

Kiểm soát việc người dân lấy nhà làm chùa: Độc quyền tôn giáo và cản trở quyền tự do tôn giáo

Việc kiểm soát người dân lấy nhà làm chùa được xem là các biện pháp để đảm bảo an ninh trật tự, ổn định hoạt động tôn giáo, tránh các hiện tượng như “chùa giả” nhằm trục lợi, lừa đảo người dân. Tuy nhiên, nếu so sánh hoạt động tôn giáo với các hoạt động dân sự khác, bạn sẽ thấy những quy định về việc mở cơ sở tôn giáo là rất bất hợp lý.

Bạn có thể lấy ngôi nhà của mình làm văn phòng công ty, tụ tập nhiều người đến làm việc. Bạn cũng có thể thoải mái mời gọi mọi người đến nhà trong các đám giỗ, đám ma, đám cưới, sinh hoạt hội nhóm, v.v. Vậy vì sao chính quyền lại tìm cách khống chế khi bạn muốn lấy nhà làm chùa hay nơi sinh hoạt tôn giáo công khai?

So với các hoạt động dân sự khác, chính quyền hiện đang phân biệt đối xử một cách nghiêm trọng đối với tôn giáo. Một tổ chức như công ty cũng có thể gây ra những vụ việc như lừa đảo, mất an ninh trật tự (như gây gổ, đánh nhau) nhưng nó vẫn được thành lập mà không bị ai ngăn chặn hay áp lên một thủ tục cấp phép phức tạp ngay từ ban đầu.

Ở một số quốc gia, nơi quyền tự do tôn giáo được tôn trọng, bạn có thể tổ chức hoạt động tôn giáo tại nhà mà không cần phải đăng ký với chính quyền. Việc đăng ký thông thường chỉ để giúp bạn được miễn thuế thu nhập, hoặc hoạt động từ thiện một cách dễ dàng hơn như khấu trừ thuế đối với người đóng góp từ thiện. [14]

Trong vụ việc Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã trao đổi với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhận được khẳng định rằng thiền am này bất hợp pháp. [15]

Tuy nhiên, việc yêu cầu cơ sở tôn giáo của bạn phải được một giáo hội công nhận thì mới được hoạt động là không hợp lý. Mối quan hệ này chỉ đơn giản là tư cách thành viên giữa tổ chức tôn giáo của bạn với một tổ chức tôn giáo lớn hơn. Bạn có thể nhờ thanh thế của tổ chức tôn giáo lớn hơn tạo dựng uy tín cho mình, hoặc bạn có thể được hỗ trợ tài chính nhưng nó không nên là điều kiện quyết định bạn có được tự thành lập cơ sở của riêng mình hay không. Tương tự như việc bạn có thể mở một công ty riêng mà không cần phải là thành viên của bất kỳ công ty nào khác, vậy vì sao bạn không thể mở một ngôi chùa riêng của mình?

Đối với Phật giáo, “chùa”, “giáo lý”, “kinh sách”, “nghi lễ” hoàn toàn không phải là một sáng tạo riêng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước khi giáo hội này thành lập, đã có biết bao ngôi chùa được thành lập, biết bao nhà sư đã hành đạo.

Chính quyền hỗ trợ các thành viên Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh (được chính quyền công nhận) đến giành quyền kiểm soát Thánh thất Phú Lâm, một thánh thất độc lập tại TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, vào ngày 18/6/2020. Việc giành quyền này vấp phải sự phản đối của các thành viên nơi đây. Ảnh: Facebook Công Danhboy/ RFA.

Không chỉ riêng với Phật giáo, chính quyền vẫn áp dụng điều kiện cho bất cứ ai muốn mở cơ sở hoạt động tôn giáo là phải được tổ chức tôn giáo lớn hơn (giáo hội, hội thánh, v.v.) công nhận là thành viên, tổ chức trực thuộc. Đây là một lớp kiểm soát nữa của chính quyền đối với quyền tự do tôn giáo. Đồng thời, nó tạo ra thói quen độc quyền về hoạt động tôn giáo cho các tổ chức như Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nhưng sự phát triển tự nhiên của các tôn giáo vẫn không bị vùi dập, bất chấp quy định của chính quyền có nghiêm ngặt đến đâu. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất dù không được chính quyền công nhận vẫn tồn tại song song với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy vẫn hoạt động cùng với giáo hội duy nhất được chính quyền công nhận – Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo. Các thánh thất Cao Đài vẫn tồn tại dù chính quyền có buộc họ phải gia nhập các hội thánh khác. Các thành viên của các tôn giáo mới vẫn duy trì hoạt động một cách kín đáo, tránh khỏi sự truy đuổi của chính quyền.

4 comments

  1. Đọc phải cái này trên mạng

    “Không rõ chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nghĩ gì khi tại Mỹ – đất nước Dân chủ, ông vẫn thoải mái gặp lãnh đạo đảng Cộng sản Mỹ để gọi nhau đồng chí?

    Không rõ thủ tướng Phạm Minh Chính nghĩ gì khi tại Pháp – đất nước Dân chủ, ông thoải mái chuyện trò với lãnh đạo đảng Cộng sản Pháp?”

    Chỉ hy vọng cả 2 ông nhìn ra 2 đảng Cộng Sản đó hổng có quyền quéo gì hết . Tiền thì phần lớn do Trung Quốc đóng góp để nuôi, cơ sở thì thuộc loại èo uột xập xệ theo xì tăng đa ở bên đó . Hy vọng cả 2 ông đều nhìn thấy khi nước nào chấp thuận đa đảng, số phận của mấy đảng Cộng Sản nó chó má thế đấy .

    Các vị đã giành được quyền lãnh đạo quốc gia bằng (rất nhiều) máu & nước mắt, Lenin nói & Bác Hồ cũng OK ê cô lại “giành chính quyền đã khó, giữ được nó còn khó hơn”. Nên nhớ, truyền thống cách mạng vẻ vang của cả dân tộc phụ thuộc vào sự tồn vong của Đảng . Lê Học Lãnh Vân cũng đã nói rõ Yêu nước bao gồm yêu chế độ, yêu thể chế . Theo LHLV, yêu nước chính là yêu chủ nghĩa xã hội đấy .

    Thích

  2. Báo quân đội “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị đã lên đến đỉnh điểm khi ở nhiều cuộc mít tinh và trên báo chí, người ta công khai các khẩu hiệu … “tự do cho kinh doanh cá thể”, “không nên sợ có những người giàu và người nghèo”, “Hãy để cho con người kiếm tiền bằng mọi giá” … ông ta (Gọc ba chớp) gọi cải tổ là một cuộc cách mạng; các nước không can thiệp vào nội chính của nhau, “tư duy chính trị mới là đặt giá trị chung của nhân loại lên hàng đầu” … “không thể dừng lại trong sự giải thích hạn hẹp của chủ nghĩa Mác”

    “Nhưng trong Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó, đã có những người không im lặng. Ngày 13-3-1988, báo “Nước Nga Xô viết” đăng bức thư có nhan đề “Tôi không thể từ bỏ các nguyên tắc” của bà Nina Andreeva, giảng viên Trường Đại học công nghệ Leningrad mang tên Lensovet. Bức thư lên án các tài liệu xuất hiện trên báo chí sau khi công bố chính sách “cải tổ”, bởi những tài liệu này chỉ trích xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chính sách của Stalin. Bà còn phê phán trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược nhằm bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa”

    Trích tuần báo văn nghệ Tp Hồ Chí Minh -chớ hổng phải Saigon à nhe . “Trong mấy năm qua nổi lên xu hướng “đòi viết lại lịch sử”, “nhìn lại lịch sử”, “lấp những khoảng trống” … Từ quan điểm và phương pháp tự cho là “mới” đó, một số nhà sử học đòi phi chính trị hóa sử học, mượn cớ “đổi mới” để “lật ngược” nhiều vấn đề đã trở thành kết luận từ lâu trong chính sử.

    Với trách nhiệm là những người quan tâm đến lịch sử của đất nước và dân tộc, chúng tôi xin góp một số ý kiến nhằm làm sáng tỏ những lệch lạc nguy hiểm đang diễn ra trong sử học”

    The signs are all there. This is the beginning of the end. Điều kiện đủ là 1 Gọc ba chớp version Đông Lào . Người đó có đến sau bác Tổng không, we all have our fingers crossed, hoping hed never come.

    Thích

    • Quân đội ““Sự suy thoái về tư tưởng chính trị đã lên đến đỉnh điểm khi ở nhiều cuộc mít tinh và trên báo chí, người ta công khai các khẩu hiệu … “tự do cho kinh doanh cá thể”, “không nên sợ có những người giàu và người nghèo”, “Hãy để cho con người kiếm tiền bằng mọi giá”

      Lại trở lại với quân lụi “chấp nhận việc đảng viên làm kinh tế tư nhân là thành quả từ ý tưởng “xé rào” của những con người cụ thể nào đó”

      Trên là những dấu hiệu phát sinh thời Gọc ba chớp, ở dưới là Đảng hợp thức hóa những thứ mà báo quân đội đã gọi đúng tên “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị đã lên đến đỉnh điểm

      Thích

  3. “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếp tay cho chính quyền để hạn chế các ngôi chùa tự phát, như khẳng định chắc nịch của cơ quan trung ương giáo hội rằng Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ là bất hợp pháp, cần bị xử lý”

    Đại lão hòa thượng Thích Phở Tệ, chủ xị giáo hội phật giáo quốc doanh vừa viên tịch, có để lại mấy câu cải lương khá hấp dẫn . Nghĩa tử là nghĩa tận, luật khoa làm kiểu này thì táng tận lương tâm wá xá wà xa lun

    “Những quy định nào cản trở bạn lấy nhà làm chùa?”

    Hổng bít Việt Nam thía lào, nhưng Mỹ có gì chắc Việt Nam cũng ráng có ní . Zone planning, urban planning bên này đều nghiêm cấm bạn lấy nhà làm bất cứ 1 bu zi nẹc gì, kể cả chùa . Tớ hổng rõ details nhưng nghe phong phanh vì bác kinh . Commercial đòi hỏi appropriate & adequate parking spaces depending on bu zi nẹc, chong khi residential hổng đòi hỏi nhìu lém . Thứ nhìn là cảnh quan . Cứ thử tưởng tượng ở Mỹ nài, toàn bộ con đường residential nhà bạn mở bu zi nẹc hết! Xe tải, khách khứa tới đậu tá lả, do ya really wanna live there? Đúng, once in a while, nhà bạn có thể mở bạc ti hay mở Oprah’s book club, mời up to 50 pple, anymore than that, gotta ask for permit, most likely denied, & advised to find an adequate venue. Đó là Mỹ . Nhưng dân Việt ta cũng có thỉa lén mở chùa ở nhà . Chỉ niu ý là làm kheo khéo, cẩn trọng, hổng thui hàng xóm Mỹ nó tố giác . Đó là chiện ở Mỹ . Giáo hội quốc doanh có thỉa lấy ý tưởng của Đế quốc Mỹ, hợp tác với Đảng làm chiện này .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.