22/11/2021

Tại một hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức, ông Bill Hayton, một chuyên gia người Anh, đã kêu gọi Bộ Công an Việt Nam trả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang. Ông Hayton cho rằng việc chấp nhận các tiếng nói độc lập trong nước sẽ giúp tăng cường sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam.
Ông Hayton cho VOA biết rằng khi ông phát biểu trực tuyến hôm 18/11 tại Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 13, ông đã đăng chân dung của bà Phạm Đoan Trang sau phần trình bày của mình và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà.

Viết cho VOA qua email, ông Bill Hayton, chuyên gia cao cấp, Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Chatham House có trụ sở tại London, thuật lại lời kêu gọi của ông tại hội thảo:
“Tại thời điểm này, tôi muốn nói về tầm quan trọng của việc nghiên cứu độc lập và lý do tại sao các chính phủ nên bảo vệ quyền của người dân về các ý kiến khác biệt.
Tôi muốn Bộ Công an hiểu rằng Việt Nam sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ nhiều hơn nếu nước này ngừng bắt giam những người dũng cảm như Phạm Đoan Trang. Ông Bill Hayton
“Vào thời điểm này năm ngoái, tôi đã được mời tham gia hội nghị này, nhưng tôi từ chối tham dự vì Bộ Công an Việt Nam vừa bắt nhà báo dũng cảm của Việt Nam Phạm Đoan Trang. Một năm sau, bà Trang vẫn còn ở trong tù, đối mặt với những cáo buộc vô lý.
“Hôm nay tôi trình bày về vấn đề lịch sử, nhưng tôi muốn Bộ Công an hiểu rằng Việt Nam sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ nhiều hơn nếu nước này ngừng bắt giam những người dũng cảm như Phạm Đoan Trang.”

Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề: “Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn” được Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) tổ chức vào hai ngày ngày 18 và 19/11 tại Hà Nội, với sự tham dự của hơn 500 đại biểu, học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, cả trực tiếp và trực tuyến.
DAV trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nơi đào tạo, nghiên cứu chiến lược về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại, cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ ngoại giao Việt Nam.
VOA đã liên lạc DAV và Bộ Ngoại giao Việt Nam để xin ý kiến của hai cơ quan này về phát biểu của ông Hayton, nhưng chưa được phản hồi.
Kênh YouTube South China Sea Studies của DAV hôm 21/11 có đăng lại phần trình bày của chuyên gia Hayton ngày 18/11 với tựa đề “1899: Khi Trung Quốc từ chối trách nhiệm đối với Hoàng Sa”, trong đó ông nêu bằng chứng mới cho thấy triều đình nhà Thanh của Trung Quốc phủ nhận việc họ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông trước thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần ông nói về Phạm Đoan Trang đã bị kênh này cắt đi.
Trang South China Sea News, một tổ chức phi chính phủ ở Đức, viết trên Twitter cảm ơn ông Hayton vì “đã lên tiếng các nghiên cứu và tiếng nói độc lập”. Tổ chức này bày tỏ sự đồng tình với ông Hayton rằng “việc chấp nhận các ý kiến độc lập sẽ giúp tăng cường sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam”.
Bà Phạm Đoan Trang, tác giả của sách “Chính trị Bình dân”, bị bắt hồi tháng 10/2020 ở thành phố Hồ Chí Minh và hiện bị tạm giam ở Hà Nội với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 trong Bộ luật Hình sự 1999.
Ông Hayton, cựu phóng viên của BBC, từng lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang và các nhà báo độc lập khác.
Ngay sau khi bà Đoan Trang vừa bị bắt, ông Hayton quyết định không tham dự Hội thảo khoa học về Biển Đông của DAV lần thứ XII diễn ra vào tháng 11/2020, nhưng ông kêu gọi Đại sứ châu EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti nêu vấn đề Phạm Đoan Trang tại sự kiện này. Ông viết trên Twitter: “Xin Đại sứ trình bày với hội nghị rằng có mối liên hệ giữa cách đối xử của Việt Nam với những người như Phạm Đoan Trang và sự sẵn lòng của cộng đồng quốc tế để hỗ trợ Việt Nam.”
Tương tự, ông David Hutt, một ký giả tự do người Anh, cũng đề cập đến nhà báo Phạm Chí Dũng và Phạm Đoan Trang tại phiên thảo luận về vai trò của truyền thông và tranh chấp Biển Đông tại Hội thảo Biển Đông vào năm ngoái của DAV, theo trang Twitter của ông Hayton và ông Hutt.
Vào cuối tháng 10/2021, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền ra thông cáo nói rằng Điều 88 trong Bộ luật Hình sự 1999 mà Việt Nam áp dụng để truy tố bà Phạm Đoan Trang là điều luật “được định nghĩa một cách mơ hồ và vi phạm các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền”.
“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi chính quyền rút bỏ những điều luật vi phạm quyền tự do về bày tỏ ý kiến và biểu đạt như vậy”, các chuyên gia LHQ cho biết.
Liên quan:
- 453. Time: nhà báo Phạm Đoan Trang bị sách nhiễu là minh chứng tự do báo chí bị đe dọa
- 1556. BÁO CÁO ĐỒNG TÂM
- 1599. Vụ bắt nhà báo Phạm Đoan Trang: Phản ứng ban đầu từ quốc tế và Việt Nam
- 1602. Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt
- 1603. Vụ bắt Phạm Đoan Trang: Hoa Kỳ ‘đang theo dõi chặt chẽ sự việc’
- 1681. Dân biểu Mỹ kêu gọi ngoại trưởng yêu cầu thả bà Phạm Đoan Trang
- 2269. Một Liên minh Báo chí Tự do nêu ‘trường hợp khẩn cấp’ Phạm Đoan Trang
[…] 2961. Chuyên gia Anh kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang tại hội thảo Biển … […]
ThíchThích
[…] 2961. Chuyên gia Anh kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang tại hội thảo Biển … […]
ThíchThích
Tạp hí hí Cộng Sản & các báo khác bỗng dưng lên đồng, viết khá nhiều về 2 bài của đồng chí Trường Chinh “Đề cương văn hóa” & “Chủ nghĩa Mác & văn hóa VN”. Đọc wa các bài, có cảm tưởng như có vẻ Đảng “sợ” nhắc về tính giai cấp, về tính xã hội chủ nghĩa, tính cách mạng, chủ nghĩa Mác … là những nội dung chính của 2 bài đó . Nhưng nhắc nhìu zìa những điểm rườm ra nhìu hơn . Thui thì để tớ bót lợi .
Bài I
Công việc phải làm:
a- tranh đấu về học thuật, tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta; triết học Khổng, Mạnh, Đê-các-tơ (Descartes), Béc-son (Bergson), Căng (Kant), Nít-sờ (Nietzsche), v.v…; làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng.
b- tranh đấu về tông phái văn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng v.v… làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng).
Bài II
đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ lập trường văn hoá cách mạng nhất trên thế giới và nước ta hiện nay là: “Về xã hội lấy giai cấp công nhân làm gốc, về chính trị lấy độc lập, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc”
Nhân tiện, Đảng nên make available bản nguyên gốc của “Chủ nghĩa Mác & văn hóa VN”, tác phẩm Đảng kiu là “có giá trị như là Cương lĩnh văn hóa của Đảng thời kỳ kháng chiến, kiến quốc”
ThíchThích
Bin hay tơn đang cố vận động để có thỉa trở lại Việt Nam . If this is what you done, you can kiss that dream good-bye.
Lộn chuồng gòi . Đang buổi hội thảo zìa biển nam chung wa lại lòi chiện thúi rùm này lên .
“1899:Khi Trung Quốc từ chối trách nhiệm đối với Hoàng Sa”
Cái đó là Trung Quốc fong kiến . Bi giờ họ nhận lãnh toàn bộ chách nhiệm bảo vệ & phát chiển gòi . Việt Nam mình, giống như dân ta năm 1945 đã trao cho họ trách nhiệm bảo vệ biển trời Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gòi . Bi giờ quân đội lo bảo vệ Đảng cũng là bảo vệ đất nước í muh.
ThíchThích
Một số vấn đề trọng tâm trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Bác Hồ vạch ra con đường lên chủ nghĩa xã hội “lúc đầu là cải cách ruộng đất, sau tiến lên 1 bước là tổ chức tổ đổi công cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác xã cao hơn . Lúc bấy giờ mới có chủ nghĩa xã hội”
Cụ thỉa hơn 1 tẹo “Đại hội đã chỉ cho ta thấy ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội . Ta có thể làm như Trung Quốc: đối với bọn phản động ở lại phá hoại thì phải tiêu diệt, nhưng đ/v các nhà tư sản khác thì Trung Quốc giáo dục họ … Dần dần, như bên Trung Quốc, ta sẽ khuyên các nhà tư sản -không bắt ép mà giáo dục thuyết phục họ- chung vốn với Chính phủ . Các nhà tư sản sẽ hợp tác với Chính phủ để sản xuất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”
Về “hội nhập” kiểu Bác Hồ . “Nói tóm lại, giữa các nước anh em với chúng ta, mọi việc đều ý hợp tâm đầu, vì chúng ta ở trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, cùng phấn đấu dưới ngọn cờ vẻ vang của chủ nghĩa Mác-Lê, cùng phấn đấu cho 1 lý tưởng cao quý là chủ nghĩa xã hội”. So sánh với bài zìa hội nhập chên tạp hí hí Cộng Sản, nói là làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh .
More
Trong bài diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, Bác Hồ nói về Đảng
“Đảng ta là một Đảng Mác-Lê, đã được rèn luyện, thử thách lâu dài trong đấu tranh gian khổ, vì thế Đảng Ta có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như: trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê, với tinh thần quốc tế vô sản”
Cũng trong bài viết đó, Bác Hồ viết “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là 1 cuộc biến đổi khó khăn nhất & sâu sắc nhất … Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ & thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm . Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức . Muốn thế … Chúng ta phải dần dân tập thể hóa nông nghiệp . Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư nhân, đ/v thủ công nghiệp … Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đảng viên & cán bộ phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ về chủ nghĩa xã hội cao; đòi hỏi cán bộ & đảng viên phải rửa sạch ảnh hưởng của những tư tưởng của giai cấp bóc lột, rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện chủ nghĩa tập thể”
Tiếp “Trường Đảng là 1 trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản … nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lê; học tập lập trường quan điểm & phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lê để áp dụng lập trường, quan điểm & phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”
“Không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều . Nhưng nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại”
Just lettin ya know
ThíchThích