2969. Biến thể Covid mới được đặt tên là Omicron để tránh làm cho Bắc Kinh tức giận? WHO đã chọn bỏ qua hai chữ ‘Xi’ trong bảng chữ cái Hy Lạp tương tự tên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch Tập được cho là có ảnh hưởng đáng kể đối với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, một cựu bộ trưởng Ethiopia, quốc gia nhận nhiều đầu tư của Trung Quốc.

+ WHO đã chọn bỏ qua hai chữ ‘Xi’ trong bảng chữ cái Hy Lạp để tránh gọi biến thể mới là ‘Xi’ (Tập)

+ Cơ quan này của Liên hiệp quốc đặt tên cho virus đột biến là ‘Omicron’ thay vì ‘Nu’ hoặc ‘Xi’

+ Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là có uy thế đáng kể đối với WHO

+ Trung Quốc bị cáo buộc đã gây ảnh hưởng đến phản ứng ban đầu của WHO đối với đại dịch

DAILY MAIL  by JACK WRIGHT – 27 November 2021

Ba Sàm lược dịch

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đã được xem xét lại sau khi cơ quan Liên hợp quốc này dường như bỏ qua chữ cái Hy Lạp là ‘Xi’ và thay vào đó gọi biến thể Covid mới là ‘Omicron’.

Đêm qua, WHO đã khuấy động những lời chỉ trích từ giới diều hâu về Trung Quốc sau khi họ đặt tên cho đột biến mới Covid là ‘Omicron’ thay vì là ‘Nu’ hoặc ‘Xi’.

Cơ quan Liên Hợp Quốc đã sử dụng các chữ cái Hy Lạp như ‘Alpha’, ‘Beta’ và ‘Delta’ để đặt tên cho các biến thể mới xuất hiện, đồng thời cho biết trên trang web của họ rằng như vậy nó sẽ ‘dễ dàng hơn và thực tế hơn cho những độc giả không phải là nhà khoa học khi tham gia thảo luận’.

Tuy nhiên, quyết định đặt tên biến thể mới từ miền nam châu Phi là ‘Omicron’ đã làm dấy lên suy đoán rằng WHO đã cố tình bỏ qua tên ‘Tập’ để tránh chọc giận Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Chủ tịch Tập được cho là có uy thế đáng kể đối với Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, một cựu bộ trưởng của Ethiopia, một nước nhận nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc.

Tedros đã bị cáo buộc lợi dụng vai trò của mình để thực hiện những quyết định bổ nhiệm có lợi cho Bắc Kinh, bao gồm cả việc đưa nhà độc tài Zimbabwe Robert Mugabe trở thành một đại sứ thiện chí.

Chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng một chiến dịch gây ảnh hưởng một cách ‘hung hăng’ đối với phản ứng của WHO về đợt bùng phát Covid ban đầu, dẫn đến việc tổ chức này đã bỏ lỡ cơ hội ngăn chặn đại dịch. Người ta cũng cáo buộc rằng tính độc lập của cơ quan Liên Hợp Quốc này đã bị xói mòn trước sự lây lan toàn cầu của virus vào đầu năm 2020.

Donald Trump Jr đã viết trên Twitter: ‘Theo những gì tôi từng quan ngại thì bản gốc sẽ luôn là biến thể của Xi.’

Và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đã tweet lại lời của một biên tập viên tờ Telegraph, người đã trích dẫn một nguồn tin của WHO nói rằng tên ông Tập đã được bỏ qua để ‘tránh kỳ thị một khu vực’.

‘Nếu WHO sợ hãi Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì làm sao tổ chức này có thể tin tưởng để gọi tên đảng đó ra tới đây trong khi nó đang cố gắng che đậy một đại dịch toàn cầu thảm khốc?‘ Ông Cruz nói.

Ben Zimmer, nhà báo phụ trách chuyên mục của tờ Wall Street Journal, gợi ý: ‘Hãy khen ngợi WHO vì đã bỏ qua tên Nu và Xi có thể gây nhầm lẫn và đi thẳng đến Omicron.’

Một phát ngôn viên của WHO nói với The New York Post rằng họ tránh ‘Nu’ vì sợ ‘mọi người sẽ chỉ nghĩ rằng chữ đó là thể hiện một biến thể mới (new), chứ không phải là một cái tên’.

Họ nói thêm: ‘Và Xi vì đó là một cái họ phổ biến và chúng tôi đã đồng ý [tuân theo] các quy tắc đặt tên nhằm tránh sử dụng địa danh, tên người, động vật, v.v. để tránh bị kỳ thị.

Đầu năm nay, một cuộc điều tra của The Sunday Times đã tiết lộ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát việc ra quyết định của WHO, nhằm phá hoại các cuộc điều tra và thậm chí cài cắm các quan chức của mình.

Tờ báo tuyên bố WHO đã thất bại trong việc thách thức công khai thông tin sai lệch của Trung Quốc, trì hoãn việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế và không khuyến khích các chính phủ đặt lệnh cấm đi lại đối với Trung Quốc để bảo vệ cho nền kinh tế của nước này.

Cũng có ý kiến ​​cho rằng các quan chức đã đồng ý một ‘thỏa thuận hậu trường’ với Trung Quốc để làm giảm bớt hiệu quả cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19.

Điều đó sẽ khiến các nhà khoa học tránh xa giả thuyết coronavirus thực sự thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, thay vì đến từ động vật hoang dã trong một khu chợ hải sản của thành phố, vào tháng 12 năm 2019.

Lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã bị WHO bác bỏ, coi là ‘cực kỳ khó xảy ra‘, nhưng giờ đây, các chuyên gia cho rằng có thể có ‘lỗi của con người‘ tại phòng thí nghiệm.

Trọng tâm trong những khuyến nghị của tờ báo là mối quan hệ chặt chẽ giữa ban lãnh đạo của WHO và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến khả năng đòi hỏi trách nhiệm của quốc gia này trước sự xuất hiện của virus.

Có ý kiến ​​cho rằng Trung Quốc đã có thời gian sử dụng đòn bẩy tài chính đối với các quốc gia nghèo hơn để đưa những nhân vật ưu tiên của mình vào các vai trò quan trọng tại WHO cũng như các cơ quan khác do Liên hợp quốc quản lý.

Đứng đầu trong số những người ra quyết định tại WHO là Tedros, một người bạn lâu năm của Trung Quốc. Ông đến thăm Chủ tịch Tập vào tháng 1 năm 2020, hai tháng trước khi đại dịch bùng phát.

Từ năm 2000 đến 2012, có khoảng 130 dự án tài chính chính thức của Trung Quốc ở Zimbabwe, với một số dự án trị giá hàng trăm triệu bảng Anh để xây dựng các đập thủy điện và cung cấp máy móc nông nghiệp.

Vào tháng 6 năm ngoái, Zimbabwe là một trong 53 quốc gia ủng hộ luật an ninh quốc gia của Hồng Kông tại Liên Hợp Quốc, vốn bị các quốc gia phương Tây chế giễu là hành động đàn áp người biểu tình và quyền tự do ngôn luận của Trung Quốc.

Giáo sư Richard Ebright, một thành viên của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, nói với tờ Times rằng nỗ lực của Trung Quốc có ‘vai trò quyết định‘ trong ảnh hưởng đến việc cơ quan này (WHO) đã không hành động.

Ông nói: “Không có lý do khoa học, y tế hay chính sách nào cho lập trường mà WHO đưa ra vào tháng 1 và tháng 2 năm 2020. Điều đó hoàn toàn được tạo tiền đề cho việc duy trì mối quan hệ vừa ý với chính phủ Trung Quốc.

‘Thông qua quá trình đó, WHO đã tích cực chống lại và cản trở các nỗ lực của các quốc gia khác nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới hiệu quả để có thể hạn chế sự lây lan hoặc thậm chí ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.’

Sự ủng hộ dành cho Tedros đặc biệt có một ‘lợi tức đầu tư cao đáng kể‘ so với các quỹ và ảnh hưởng được sử dụng để giúp ông ta đắc cử.

Người phát ngôn của tổ chức này đã phản bác lại các tuyên bố, khi nói: ‘Ưu tiên hàng đầu của WHO là chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch Covid-19.’

Sau đó, họ nói thêm: ‘Phần trình bày của tờ Sunday Times đầy rẫy những điều không chính xác, sai sự thật, nửa sự thật, những khẳng định không có cơ sở, sự xuyên tạc có chủ ý và cố ý bỏ qua bất cứ điều gì không phù hợp với tiền đề đã xác định trước của câu chuyện.

‘Đã có một số đánh giá độc lập về phản ứng toàn cầu đối với Covid-19, bao gồm cả công việc của WHO, và những đánh giá này ghi nhận công việc của tổ chức và những cảnh báo sớm mà chúng tôi đã đưa ra.

‘Thành thật mà nói, ưu tiên hàng đầu của WHO là chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch COVID-19 và chúng tôi đang hỗ trợ các quốc gia thực hiện các phản ứng toàn diện, dựa trên bằng chứng, dựa trên việc sử dụng nhất quán các biện pháp y tế công cộng và sử dụng công bằng các công cụ cứu sống bao gồm vaccine.

‘Đặc biệt, chúng tôi đang nỗ lực để cho phép tất cả các quốc gia tiêm chủng cho nhân viên y tế, người lớn tuổi và các nhóm dễ bị tổn thương khác, vào thời điểm 75% số ca tiêm chủng chỉ được thực hiện ở 10 quốc gia.

3 comments

  1. Vỏ-khí nguy-hiễm nhất của Tàu Cộng chính là:
    – Hối-lộ.
    Với loại vỏ-khí này, Tàu Cộng sẻ thống-trị thế-giới.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.