Thủ tướng Campuchia yêu cầu tướng quân đội Việt Nam xin lỗi trước mặt Đại sứ Trung Quốc
Hôm 6 tháng 12, ông Hun Sen – Thủ tướng Campuchia cho biết đã yêu cầu Hà Nội cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng, hiện nay là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên (Wang wenTian).
2021.12.07

Hôm 6 tháng 12, ông Hun Sen – Thủ tướng Campuchia cho biết đã yêu cầu Hà Nội cách chức Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – cựu Tư lệnh Bộ đội biên phòng, hiện nay là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong buổi lễ có sự hiện diện của Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên (Wang wenTian).
Mạng báo Khmer Times dẫn phát biểu của Thủ tướng nước này nhân dịp khánh thành Quốc lộ số 11 dài gần 100 km do công ty Trung Quốc xây dựng. Trong bài phát biểu này, người đứng đầu Chính phủ Campuchia chỉ đích danh ông Hoàng Xuân Chiến và yêu cầu ông này xin lỗi vì một bài phát biểu hồi năm ngoái.
“Tôi đang nói tới tướng Hoàng Xuân Chiến. COVID-19 không hề tràn từ Campuchia sang Việt Nam như sông Mê Kông, ngược lại mới đúng. Tôi đã yêu cầu cách chức ông này, nhưng mà ông ta lại được ‘cách chức’ từ hai sao lên ba sao.” Ông Hun Sen tuyên bố.
Người đứng đầu chính phủ Campuchia còn nói phát biểu của vị tướng Việt Nam là một “sự sỉ nhục không thể chấp nhập được” đối với Campuchia, và cho rằng chính câu nói đó đã thôi thúc ông mở chiến dịch tiêm chủng phủ đến 89 phần trăm dân số, phần lớn là sử dụng thuốc chủng ngừa vi-rút corona của Bắc Kinh.
Vị nguyên thủ này yêu cầu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam xin lỗi người dân Campuchia, và sửa sai để làm hài lòng bản thân Hun Sen.
“Campuchia là một quốc gia nhỏ, nhưng chúng tôi chưa bao giờ là nguồn lây bệnh cho Việt Nam, Thái Lan hay Lào”, ông Hun Sen khẳng định chắc nịch, đồng thời lưu ý rằng ông đang giải quyết vấn đề với cá nhân ông Chiến chứ không phải chính phủ hay người dân Việt Nam.

Bình luận về vấn đề trên, chuyên gia nghiên cứu Campuchia, ông Tim Frewer cho RFA biết qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp quan điểm của ông:
“Tôi nghĩ rằng Hun Sen đang cố gắng chứng tỏ rằng ông ta có khả năng kháng cự lại nhà nước Việt Nam. Ông ta có lẽ đã chờ đợi thời cơ phù hợp để thực hiện điều này, bởi phát ngôn của vị tướng bên phía Việt Nam đã xảy ra cách đây hơn một năm.
Hun Sen luôn luôn muốn phản bác lại những chỉ trích từ phe đối lập rằng ông ta là con rối của Việt Nam. Nhưng đồng thời lại không muốn làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế và chính trị với Việt Nam. Cho nên, có lẽ việc nhắm đến một vị tướng quân đội là một cách an toàn.”
Mạng báo Pnompenh Post cho hay, phát biểu của tướng biên phòng Việt Nam diễn ra trong một hội nghị ngày 10 tháng 3 năm 2020, khi đó ông Hoàng Xuân Chiến đang còn giữ chức Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức hội nghị “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia”.
Campuchia vốn là đồng minh thân cận của Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây, nước này tỏ ra xích lại gần hơn với Trung Quốc sau khi nhận được sự đầu tư và viện trợ khổng lồ, gần đây là viện trợ vắc-xin COVID-19 và dự án xây nhà máy sản xuất thuốc vắc-xin ngay tại quốc gia láng giềng với Việt Nam.
Thủ tướng Hun Sen yêu cầu tư lệnh Việt Nam xin lỗi vì tuyên bố về COVID
06/12/2021

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa phản bác tuyên bố của tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam về sự lây lan của đại dịch COVID-19 giữa hai nước và yêu cầu vị tướng này phải đưa ra lời xin lỗi, theo truyền thông Campuchia.
Ông Hun Sen đưa ra lời phản bác được xem là mạnh mẽ tại một buổi lễ Khánh thành đưa Quốc lộ 11 vào sử dụng ở nước này, theo bản tin của hãng thông tấn Campuchia AKP được Khmer Times đăng tải hôm 6/12.
Người đứng đầu chính phủ Campuchia, nước có đường biên giới dài khoảng hơn 1.200km với Việt Nam, nói rằng COVID-19 “lan từ Campuchia sang Việt Nam như Sông Mekong là không đúng sự thật, mà là ngược lại.”
Trong đoạn video trích dẫn bài phát biểu của ông Hun Sen được Khmer Times đăng tải, thủ tướng Campuchia nhắc đến tên “Ngo Xuan Chien” khi phản bác phát biểu của vị tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, người cho rằng đại dịch lây lan từ Campuchia sang Việt Nam. Khi phát biểu ông Hun Sen có vẻ không chắc chắn về tên của vị tư lệnh của Việt Nam và có quay xuống hỏi các quan chức ngồi phía sau. Những người này cũng đã gật đầu đồng ý và nhắc lại cái tên này.
Ông Hun Sen không đưa ra chi tiết cụ thể vị tư lệnh của Việt Nam đã đưa ra tuyên bố này khi nào và trong bối cảnh nào. Các cuộc gọi của VOA tới người phát ngôn của Thủ tướng Hun Sen để xin bình luận chi tiết thêm nhưng không được hồi đáp.
Thủ tướng Campuchia cho biết ông “đã yêu cầu vị quan chức này phải bị cách chức” nhưng cũng nói một cách mỉa mai rằng vị tư lệnh của Việt Nam đã được “cách chức từ hai sao sang ba sao,” theo Khmer Times.
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam hiện nay là Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, hiện là thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam. Ông Chiến được bổ nhiệm chức vụ này vào tháng 7 năm ngoái và sau đó 3 tháng được thăng hàm từ trung tướng lên thượng tướng, theo truyền thông trong nước.
Ông Chiến, lúc còn là trung tướng, vào năm ngoái chủ trì một hội nghị tăng cường công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu và triển khai phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam tại TPHCM, theo Sài Gòn Giải Phóng. Ông Chiến đã yêu cầu lực lượng biên phòng các tỉnh có biên giới giáp Campuchia tăng cường kiểm soát các cửa khẩu giữa lúc Việt Nam trải qua đợt bùng phát COVID bắt nguồn từ các ca nhiễm do người nhập cảnh trái phép qua đường biên giới với các tỉnh miền Trung.
Toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia dài trên 1,240km qua 10 tỉnh – từ Kon Tum đến Kiên Giang – với 10 cửa khẩu quốc tế, hàng chục cửa khẩu phụ và nhiều lối mở. Gần đây nhất hồi tháng 5, theo Bộ Y tế, lực lượng chức năng Việt Nam đã tạm giữ 21 người nhập cảnh trái phép qua các tỉnh Đồng Tháp và An Giang trên tuyến biên giới với Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen, theo AKP, yêu cầu vị tư lệnh của Việt Nam “gửi lời xin lỗi tới Campuchia” khi cho rằng “đây là một sự xúc phạm mà tôi không thể chấp nhận được.” Ông Hun Sen cho biết điều này đã thúc đẩy ông tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân Campuchia với hơn 88% dân số đã được tiêm đầy đủ ngừa COVID-19.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA về phản bác cũng như yêu cầu xin lỗi của Thủ tướng Campuchia đối với vị tư lệnh của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Hun Sen, người được Hà Nội giúp lên nắm quyền sau khi đánh bại Khmer Đỏ vào năm 1979, nói rằng phản bác của ông đối với tuyên bố của vị tư lệnh Việt Nam “không phải nhằm chia rẽ Campuchia và Việt Nam” hay để phá vỡ mối quan hệ giữa hai nước, theo Khmer Times. Thủ tướng Hun Sen khẳng định phản ứng của ông không phải là “để chỉ trích toàn thể nhân dân, nhà nước hay Đảng (Cộng sản) Việt Nam,” mà chỉ nhắm vào vị tư lệnh nói trên. Ông nói nếu cá nhân đó “sửa” những gì mà ông cho là “sai” trong quá khứ thì sẽ làm ông vui trở lại.
Trung Quốc trả 1500 USD cho người nào chịu đi thử covid
city of Harbin, China has started offering 10,000 yuan ($1,570 U.S.) to anyone who proactively comes forward to report their own covid-19 symptoms or a positive test, according to the South China Morning Post and Chinese state media.
The payments are being offered in an effort to identify covid-19 before it spreads uncontrolled in the city, according to Chinese state media outlet China Daily. Harbin, a city of 5.2 million people about 750 miles northeast of Beijing, reported two new positive cases of the disease on Tuesday
China is one of the only countries left on the planet still pursuing what’s called covid-zero, a strategy of completely eliminating covid-19 rather than merely suppressing spread of the disease. Covid-19 treatment is free in China, which means the $1,570 being offered in Harbin is simply an incentive to get people to report their illness, according to the South China Morning Post
Tất cả những gì Việt Nam ta cà ịch cà đụi làm hổng xong, Trung Quốc đìu thành công tốt đẹp, literally.
ThíchThích
Nhớ, đừng bao giờ học theo Trung Quốc . Hổng phải tại cán bộ nhà mềnh tè he, mà tại vì cứ mỗi lần mình học theo Trung Quốc, mọi thứ cứ gọi là loạn lên .
ThíchThích
Cam Cộng là con ruột, Việt Cộng là con nuôi.
Dỉ-nhiên là Tàu Cộng phải bênh-vực con ruột.mà chèn-ép con nuôi.
Lào Cộng là con ngoại-hôn, tức là con hoang.
Tuy là con hoang, nhưng là máu-mủ của Tàu Cộng, nên Việt Cộng không dám rớ tới.
Liên-bang Đông Dương đả trở thành ba đứa con của Tàu Cộng.
Thật ngoạn-mục!
ThíchThích