2998. Điện than: thế giới đang tháo chạy, Việt Nam thì ngược lại (P.2)

Phát triển ngành điện theo hướng nào để đạt ‘phát thải ròng bằng 0’ vào năm 2050?

Người đô thị

Thứ tư, 08/12/2021 

Nguyễn Đăng Anh Thi – Chuyên gia năng lượng và môi trường

Việc chuyển hướng mạnh mẽ qua năng lượng sạch cũng sẽ giúp Việt Nam củng cố an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Con đường này sẽ giúp Việt Nam định vị là một quốc gia hàng đầu khu vực về năng lượng tái tạo…

Sử dụng điện kém hiệu quả nhất thế giới

Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra giá điện sản xuất của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong các nước châu Á. Chính sách duy trì giá điện sản xuất thấp đã dẫn đến việc du nhập ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng như thép, xi măng, hóa chất… và những công nghệ lạc hậu từ nước ngoài, gây lãng phí điện năng và tạo áp lực liên tục lên nguồn cung điện. Như một vòng luẩn quẩn không lối ra, Việt Nam lại phải tiếp tục tìm nguồn vốn bổ sung nguồn điện mới, trông cậy vào nhiệt điện than để giải tỏa cơn khát điện…

Để đánh giá hiệu quả sử dụng điện của một quốc gia, người ta dùng chỉ số cường độ điện năng. Đó là lượng điện năng tiêu thụ để tạo ra 1 USD tăng trưởng GDP. Tổng hợp từ số liệu của BP (tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Anh) và WB cho thấy trung bình 10 năm qua, cường độ điện năng của Việt Nam gấp 2,7 lần trung bình thế giới. Con số này của Việt Nam gấp 1,5 lần so với Ấn Độ; 1,6 lần Trung Quốc; 1,8 lần Malaysia; 2,2 lần Hàn Quốc; 2,5 lần Thái Lan; 3,1 lần Philippines; 3,4 lần Indonesia; 3,9 lần Nhật Bản và 5,7 lần Singapore. 

2020 là một năm bất thường khi tiêu thụ điện và GDP đều giảm do tình hình COVID-19 nên không có tính đặc trưng. Dù vậy, ước tính cường độ điện năng năm này cũng không khác biệt so với trung bình 10 năm qua. Thông tin này cho thấy Việt Nam không thể đạt mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” nếu không cải cách sâu rộng về mô hình tăng trưởng, bằng cách chuyển sang mô hình kinh tế phát thải thấp, theo hướng ít sử dụng tài nguyên không tái tạo nhưng vẫn tạo ra giá trị gia tăng cao, chẳng hạn ưu tiên các ngành công nghệ thông tin, nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp năng lượng sạch…

Phát triển ngành điện theo hướng nào?

Vài năm gần đây, luồng ý kiến ủng hộ điện than luôn cho rằng điện than có giá thành rẻ, và điện than sẽ đóng vai trò đảm bảo an ninh năng lượng. Nhưng với việc ngày càng phụ thuộc vào than nhập cho những cỗ máy đốt than “như uống nước lã”, nguy cơ mất an ninh năng lượng quốc gia ngày càng gia tăng khi điện than hiện đã chiếm 52,9% tỷ trọng sản lượng, trong khi không chủ động được nguồn nhập than dài hạn và không kiểm soát được sự gia tăng của giá than thế giới. Cơn khủng hoảng điện tại Trung Quốc do phụ thuộc điện than đang là bài học nhãn tiền.

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2014 nghiên cứu về chuyển đổi năng lượng tại 15 quốc gia cho thấy khả năng tỷ trọng VRE (điện mặt trời và gió) vượt trên 30% trong lưới điện có thể đạt được với chi phí gia tăng không đáng kể nhờ vào cải thiện chính sách, hệ thống quản lý, và lập kế hoạch tốt hơn. Một nghiên cứu khác của phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Mỹ (NREL) năm 2018 cũng chỉ ra rằng có thể tích hợp tỷ trọng VRE đến 25% vào lưới điện chỉ bằng các giải pháp về quản lý. Việc đầu tư thêm vào các nguồn phát điện linh hoạt để hỗ trợ lưới điện chỉ thực sự cần thiết khi tỷ trọng VRE cao hơn 25%.

Báo cáo World Energy Oulook 2021 của IEA cho thấy do sự giảm giá mạnh mẽ của điện gió và mặt trời, hiện đã có trên 130 quốc gia cam kết nâng công suất và sản lượng các nguồn điện sạch này đủ để đáp ứng nhu cầu điện năng trong 10 năm tới. Dự kiến tỷ trọng VRE trên toàn cầu năm 2030 sẽ đạt 30%, so với mức 9,4% hiện nay. Do đó, Việt Nam có thể tự tin đặt mục tiêu tỷ trọng VRE năm 2030 bằng mức trung bình của thế giới là 30% mà không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều vào nguồn linh hoạt như pin tích năng.

Từ những phân tích trên, điều kiện cần để đạt mục tiêu ‘phát thải ròng bằng 0’ vào năm 2050 là phải triệt để loại bỏ toàn bộ các dự án điện than xây mới sau 2021, và từng bước đóng cửa các nhà máy điện than đang vận hành như cam kết của Bộ trưởng Công thương trong “Tuyên bố toàn cầu về việc chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch”. Quy hoạch điện mới sẽ ưu tiên phát triển nhiệt điện khí để củng cố phụ tải nền và tăng cường độ linh hoạt của hệ thống điện, đồng thời phát triển mạnh điện gió và điện mặt trời.

Các nguồn khí nội địa từ mỏ Lô B, Cá Voi Xanh và tương lai là Kèn Bầu, cùng với nguồn LNG nhập khẩu từ Australia, Quata, Mỹ, Nga, Canada… sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi từ điện than sang điện khí theo xu hướng trên toàn cầu. Việc các nhà đầu tư liên tục đề xuất các dự án điện khí là tín hiệu rất tốt cho định hướng này, nhưng việc có các chính sách và thủ tục nhất quán để thúc đẩy đầu tư là điều mà các nhà đầu tư đang mong đợi để điện khí thật sự “cất cánh”.

Theo lộ trình điện gió ngoài khơi theo được WB đề xuất, WB cho rằng điện gió ngoài khơi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng bền vững nhu cầu điện đang gia tăng nhanh chóng của Việt Nam và có tiềm năng cung cấp 12% sản lượng điện năng của Việt Nam vào năm 2035, giúp giảm phát thải hơn 200 triệu tấn CO2 và tạo ra 50 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế Việt Nam.

Việc chuyển hướng mạnh mẽ qua năng lượng sạch cũng sẽ giúp Việt Nam củng cố an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững. Con đường này sẽ giúp Việt Nam định vị là một quốc gia hàng đầu khu vực về năng lượng tái tạo. Theo đó, Việt Nam có thể đảm nhận vai trò là trung tâm sản xuất thiết bị công nghệ, cung cấp dịch vụ hậu cần, vận hành, bảo dưỡng, đào tạo, và dịch vụ tài chính năng lượng tái tạo cho cả khu vực Đông Nam Á.

Cam kết ‘phát thải ròng bằng 0’ vào năm 2050 và từ bỏ điện than đã thật sự đưa Việt Nam đón nhận vận hội mới. Hàng loạt các tổ chức như EU, WB hay các quốc gia như Anh, Mỹ, Đan Mạch… đều đã ngỏ lời giúp Việt Nam thực hiện cuộc cách mạng chuyển dịch năng lượng và cập nhật cam kết giảm phát thải. Điều đó cho thấy rằng, lựa chọn con đường phát triển đúng đắn bằng cách đứng vào hàng ngũ những quốc gia có trách nhiệm khí hậu sẽ giúp Việt Nam tối ưu hóa nội lực và huy động được ngoại lực.

2 comments

  1. Quên cái lày

    “Mọi di sản khác, như Bình Ngô đại cáo, Ngư-Tiều vấn đáp, Tuyên Ngôn Độc Lập… Rồi, những sách và kinh của đạo Nho mà tổ tiên ta đã chọn lựa và sử dụng, kèm theo đó là “tiên học Lễ”… khi đã hết sứ mệnh lịch sử cũng phải được đối xử như vậy”

    Tiên ngôn độc nập nào, của Bảo Đại tháng 3 năm í hay của Bác Hồ nhà cô ? Yep, Đảng cần nhân bản vô nhân tính loại trí thức này . May i suggest bản Đề cương Văn hóa của đ/c Trường Chính cũng nên được đưa vô “di sản”. Thim bài nói chiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở bộ công an nữa .

    i stay outta this xit 4eva. “Di sản” của các vị kinh bỏ mịa .

    Thích

  2. Lụm trên mạng nhền nhện

    Đọc những câu bức xúc tận tâm can thía lày “Thằng sở hữu bản ghi âm, băng hình lời cụ Hồ bán cụ lại cho nhà nước … Hiến pháp quy định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, ấy thế nhưng mà thay vì phát cho không để phổ biến, thì nó lại cho phép in ra để bán. Đến tư tưởng mà còn bán được, thì hỏi quốc ca đã là gì?”. Tội của Thụy My là ô tô -more like xe đua- cho cái đèn Hiếu PC ngửi bụi . Hổng thèm ngoái lại lun . Tớ chỉ théc méc, why the Phúc Thụy My ke như 1 đảng viên OG 5 chục tuổi Đảng trở lên thía lày ?

    Chiện mua bán “danh dự quấc ra”, Kinh tía thị chường 101 fo ya. Kinh tía thị chường có nghĩa commodify -hàng hóa hóa- tuốt tuồn tuột, ngay cả những thứ cứ-tưởng-là untouchables, ví dụ như “danh dự quấc ra”, tư tưởng Cụ Hồ (*), quấc ca … Bottom line, anything & everything can become commodities & monetized. Oh, bai zờ vê, kinh tía thị chường, theo đám lái lợn của Đảng, hổng phải chủ nghĩa tư bửn .

    (*) Níu ai con nghi ngờ zìa sự hiện diện của “tư tưởng Hồ Chí Minh”, ông này & Thụy My đã chứng tỏ nó thrive in vigor. Dân xã hội chủ nghĩa nhà mềnh hay cái là, Đảng phát động cái gì, răng như ì dân mềnh hưởng ứng như lũ rồ . Đúng, nhiệt tình chỉ còn 2/3 thời xưa, but nevertheless.

    “cách anh hành xử – không mảy may bị tác động từ bên ngoài”

    Thời phải thía, kệ xác thời thía . Theo tâm ní học, hành xử ngược lại với acceptable norms của xã hụi là điên . Don Quijote là 1 trạng thái “điên”.

    “Cần giữ hai tiếng “cám ơn, xin lỗi” của người phương Nam”

    Tại sao hổng theo ngừ Bắc có ní nuận đi ? Kiểu như anh ta hầu như tuyệt chủng, mọi ngừ cứ tự nhiên như ngừ Hà lụi thui . Ngừ gốc Bắc cũng chiếm giá chót 75% dân số thành phố mang tên Bác, và 99% kinh tía, chính chị . Ngay cả presence on phê ke búc cũng cao hơn dân gốc Ngụy nhìu .

    “Hành vi xuất phát từ chính cốt cách chúng ta … loanh quanh phố phường Sài Gòn”

    Với loại ngừ hổng chịu khép lại quá khứ kiểu này thì bao giờ mới có hòa hợp hòa giải, bao giờ mới có đồng thuận xã hội đây chời!

    “ông Vương Đình Huệ là chủ tịch quốc hội, có họp hành gì ở quốc hội thì ông đừng nói các đồng chí ạ, các đồng chí thế này, các đồng chí thế kia. Đây là họp quốc hội với các đại biểu của dân, chứ không phải họp đảng với đảng viên. Ông đang tư cách chủ viện dân biểu chứ không phải chủ đảng ủy, nhé”

    Nhắc khéo đồng chí Nguyễn Thông, quốc hội bi giờ đảng viên vs non-đảng viên cao hơn ngành công an thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (95/5). Ngành công an có đảng ủy, quốc hội cũng nên có . Đang có vài kiến nghị phát chiển đảng ủy chong các doanh nghiệp, Đảng mite wanna start w quốc hội nhà mềnh, unless theres one that i dont know.

    “Nếu được mời phát biểu thì cứ lên bục nói vo vài ba điều, nói những gì mình biết”

    Bác đừng có xúi dại nhá . How frequent you want “ĐM, chào cờ, chào!” to happen? “long trọng viên” me likee. Tớ sẽ chôm từ này của bác . Contact me if you need tiền bản quyền . you know where to find me. go ahead & sue me tiền bản quyền .

    “phản kháng làm bốn công an bị thương”

    Các tổ chức xã hội dân sự đâu gòi, tại sao hổng lên án mí chiện này đi ? Thiệt tình, từ hồi Phạm Đoan Trang được vào trại tạm giữ, everything gone downhill không phanh, để tới bi giờ, nhân quyền của công an hổng ai bảo vệ . Các ngừ muốn cổ vũ bạo lực ah? Trích Văn Việt trích MLK “Có lúc im lặng là phản bội.”, “Rốt lại, chúng ta sẽ không nhớ lời nói của kẻ thù, mà lại nhớ sự im lặng của bạn bè chúng ta.”

    “Công trạng gì cái gã ấy…”

    Có chớ . Bố vợ của Hồ Ngọc Đại (**), chủ xị công nghệ giáo dục, và là ngừ được giải thưởng giáo dục mang tên Fan Chou-ching. Oh, nhà giáo nhưn dưn Phạm Toàn -another Fan Chou-ching winner- cũng viết sách cho công nghệ giáo dục của Hồ Ngọc Đại . Chúng nó về hùa với nhao hít chơn hít chọi rùi . (**) Hoàng Hưng bào chữa cho Hồ Ngọc Đại bằng ní zo là con rể của Lê Duẩn, i wonder if it works in reverse. Hai bố vợ-con rể bào chữa cho nhao .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.