
EAST ASIA FORUM by Davis Florick, Missouri State University – 15 December 2021
Ba Sàm lược dịch
Sự can thiệp của Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến nền chính trị Campuchia và cho phép Thủ tướng Hun Sen ngả hẳn sang chủ nghĩa độc tài. Khi chủ nghĩa phi tự do bùng phát ở Campuchia, đất nước này ngày càng bị cô lập với cộng đồng quốc tế – khiến nó thêm phụ thuộc vào Trung Quốc và khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh trong ngắn hạn hoặc trung hạn.
Sen (Hunsen) đã theo đuổi các biện pháp độc tài để duy trì quyền kiểm soát chính trị. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2018, Đảng Nhân dân Campuchia của ông ta đã giành được tất cả 125 ghế. Vào tháng 4 năm 2020, Sen đã lợi dụng COVID-19 để biện minh cho việc ban hành một luật mới về ‘an ninh quốc gia và trật tự xã hội‘, được tận dụng để giam giữ những cá nhân tiết lộ thông tin có thể được dùng để chê bai việc chính phủ xử lý đại dịch.
Với mỗi bước đi độc đoán, Sen càng tự cô lập mình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ có hoạt động tại Campuchia. Điều này đã buộc Sen phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ.
Trong ba thập kỷ qua, bất cứ khi nào Sen bắt giữ các chính trị gia đối lập và bị cộng đồng quốc tế cắt viện trợ, Trung Quốc liền giúp lấp đầy khoảng trống tài chính. Trước khi Sen giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử được nhất trí vào năm 2018, đại sứ Trung Quốc tại Campuchia thậm chí đã tham dự một trong các cuộc mít tinh chính trị của ông để thể hiện sự ủng hộ.
Từ năm 1994–2014, Trung Quốc đã cung cấp gần 44% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Campuchia. Trong thập kỷ trước, Trung Quốc đã cam kết các khoản đầu tư nước ngoài trị giá hơn 2 tỷ USD vào Campuchia. Ví dụ về hỗ trợ tài chính của Trung Quốc trong giai đoạn này là viện trợ và cho vay 600 triệu đô la Mỹ vào năm 2012, 100 triệu đô la Mỹ cho chi tiêu quốc phòng năm 2018, 351 triệu đô la Mỹ cho con đường dài 47 km ở Phnom Penh vào năm 2018 và các khoản vay ưu đãi để hỗ trợ xây dựng một sân bay quốc tế mới và một đường cao tốc dài 190 km từ Phnom Penh đến bờ biển Campuchia.
Nợ của Campuchia đối với Trung Quốc chiếm hơn 25% GDP của nước này, với một số ước tính được đưa ra con số gần 40%. Các khoản vay này thường được đặt ở mức lãi suất 2–3%. Điều này trái ngược với các khoản vay lãi suất 0% mà hầu hết các chủ nợ song phương hoặc đa phương dành cho các nước đang phát triển. Các khoản vay này thường đến hạn nhanh hơn các khoản vay từ các chủ nợ đa phương.
Campuchia cũng trả lại cho Trung Quốc theo những cách khác.
Ví dụ, Campuchia đã nhiều lần phá hoại sự thống nhất của ASEAN về Biển Đông. Trung Quốc hiện hy vọng sẽ hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông theo các điều khoản của họ. Khi Campuchia trở thành chủ tịch ASEAN vào năm 2022, Bắc Kinh có thể sẽ cố gắng giành được sự đối xử có lợi cho mình. Trong nước, Thủ tướng Sen đã vi phạm luật pháp quốc gia của chính mình khi trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát hơn 20% đường bờ biển của Campuchia, trong một thỏa thuận bí mật nhằm hỗ trợ dự án cảng Koh Kong.
Nhiều khoản đầu tư vốn vật chất của Trung Quốc đã xuất hiện gần căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Cơ sở này nằm trên Vịnh Thái Lan, dường như là trọng tâm của hợp tác Trung Quốc – Campuchia. Gần một nửa căn cứ do Trung Quốc quản lý. Hai cơ sở vật chất mà Hoa Kỳ hỗ trợ chi trả đã bị phá bỏ và thay thế bằng các tòa nhà và đường xá mới, cũng như một công trình nước sâu tiềm năng, mặc dù thiếu các khí tài hải quân để đảm bảo cho năng lực này. Thay vào đó, các quan chức Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết điều kiện nước sâu và các cơ sở sửa chữa là cần thiết cho các tàu bè mà Ream có thể đăng cai đảm nhận trong tương lai. Để đối phó với ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Campuchia, vào ngày 8 tháng 12, Hoa Kỳ đã cấm vận tất cả các hoạt động xuất khẩu vũ khí và hạn chế các công nghệ lưỡng dụng cho Campuchia.
Việc Phnom Penh sẵn sàng ngăn chặn việc hoạch định chính sách của ASEAN đã khiến Campuchia xa lánh một số đối tác có ảnh hưởng nhất trong khu vực, và sự phụ thuộc ngày càng lớn của Campuchia vào Trung Quốc có nguy cơ khiến nước này xa rời các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Một số quan chức trong khu vực đã gợi ý rằng ASEAN không thể tiếp tục hoạt động nếu các quy tắc của khối này tiếp tục cung cấp cho Campuchia quyền phủ quyết.
Lo ngại về sự đàn áp của Sen, Liên minh Châu Âu đã để thỏa thuận ‘Mọi thứ trừ vũ khí‘ với Campuchia hết hiệu lực vào năm ngoái. Thuế quan của EU đã tăng lên đối với các sản phẩm của Campuchia, đúng vào thời điểm Phnom Penh không đủ khả năng chi trả. Mối quan hệ Hoa Kỳ – Campuchia cũng bị ảnh hưởng do hồ sơ nhân quyền kém của Campuchia và sự can dự của Trung Quốc.
Bắc Kinh hiện là phương sách cuối cùng của Phnom Penh, mang lại cho Sen uy tín trên trường quốc tế và những hỗ trợ quốc phòng cần thiết. Đổi lại, Campuchia là điểm đòn bẩy của Trung Quốc trong ASEAN và cho phép nước này thúc đẩy các tuyên bố chính trị và quân sự của mình ở Đông Nam Á.
Sự phụ thuộc ngày càng tăng của Campuchia vào Trung Quốc để được hỗ trợ kinh tế không phải là không có cái giá của nó. Trong trường hợp này, các khoản vay dường như có liên quan đến hợp tác ngoại giao và quốc phòng của Campuchia. Việc Trung Quốc tiếp cận căn cứ hải quân Ream sẽ cung cấp cho Trung Quốc một khu đồn trú ở Vịnh Thái Lan, có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động hải quân trong một cuộc khủng hoảng. Ngay cả khi Campuchia muốn, cũng sẽ rất khó để thoát khỏi Trung Quốc trong tương lai gần.
Davis Florick là ứng viên Tiến sĩ tại Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Bang Missouri.
Các quan điểm được thể hiện là của tác giả và không đại diện cho các vị trí chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ hoặc Đại học Bang Missouri.
Just in case you dont wanna know, số “chính thức” tử vong vì covid hiện giờ là 29000 hơn . Trong vòng 1 tháng mở cửa, số tử vong đã bằng 1/2 của 3 tháng đóng cửa . & với Omicron, tớ đoán tốc độ tăng sẽ nhanh hơn . Vì đóng cửa, the only activities you see is của y tế & nhà xác . Mở cửa nên hổng ai thấy gì hít chơn hít chọi . Có vẻ nhà xác bận rộn hơn .
Oh, cứ việc sống chung với virus nhá .
ThíchThích
Tin zìa omicron, tha hồ mà tự nhiên như ngừ hà lụi để sống chung với virus nhá
We found (omicron) to be markedly resistant to neutralization by serum not only from convalescent patients, but also from individuals vaccinated with one of the four widely used COVID-19 vaccines (Pfizer, my data show). Even serum from persons vaccinated and boosted with mRNA-based vaccines exhibited substantially diminished neutralizing activity against B.1.1.529
And natural antibodies from previous COVID-19 infections don’t help stop the virus, either, according to the study
However, the study still recommends vaccination and booster shots to stay safe from the coronavirus variant
Có nghĩa những ai đã được tiêm chủng toàn phần rùi, hoặc đã mắc bệnh & khỏi rùi vẫn có thỉa mắc lại vì omicron. Cách di nhứt để “giảm thiểu” thiệt hại của omicron là booster shot. Cũng có nghĩa VN cần 1 số liều vaccines bằng với số kỳ trước .
For those với vaccine ông ngoại, booster shot của Pfizer đ/v omicron gần như không có tác dụng . Hay đúng hơn, tác dụng của Pfizer booster shot đ/v omicron ngang với Sputnik với Delta.
Việt Nam nên học Cambodia đi thui
ThíchThích