3023. Mối quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan cần có vai trò quản trị cho một liên minh hợp tác

Việc Trung Quốc từ bỏ Chính sách Một Trung Quốc là một sự phát triển đáng tiếc. Nhưng nó lại mở ra một cơ hội cho Hoa Kỳ cùng hợp tác với Đài Loan để ngăn chặn chiến tranh tốt hơn.

THE NATIONAL INTEREST by Dan Blumenthal – December 18, 2021 

(Dan Blumenthal là giám đốc nghiên cứu châu Á tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và phụ trách chính sách Trung Quốc-Đài Loan tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 2002-2004).

Ba Sàm lược dịch

Sau hai thập kỷ sao lãng, Washington cuối cùng cũng đang coi trọng mối đe dọa vũ lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) đối với Đài Loan.

Mặc dù việc tái thiết quân sự như hiện nay để ngăn Trung Quốc chiếm Đài Loan là một bước phát triển tích cực, nhưng hầu hết các ý tưởng để răn đe mạnh hơn đều phải có trong bản chất của các hoạt động và chiến thuật, một khi nhận thấy các điều chỉnh chiến lược và chính trị là cần thiết.

Hiện CHND Trung Hoa đã đưa ra quyết định chính trị để bãi bỏ cam kết của mình theo Chính sách Một Trung Quốc. bằng cách từ chối từ bỏ việc sử dụng vũ lực. Nó thường xuyên sử dụng quân đội để khuất phục Đài Bắc phải theo ý muốn của mình. Điều đó xứng đáng để có một phản ứng mang tính chiến lược: cụ thể là nâng tầm quan hệ an ninh Hoa Kỳ-Đài Loan.

Bản chất của Chính sách Một Trung Quốc là một thỏa thuận đơn giản giữa Washington và Bắc Kinh. Năm 1979, Hoa Kỳ đồng ý từ bỏ công nhận ngoại giao đối với Đài Loan, bãi bỏ hiệp ước quân sự với Trung Hoa Dân Quốc và rút quân khỏi hòn đảo này. Đổi lại, Trung Quốc cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp của họ với Trung Hoa Dân Quốc. Điều này đã mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ.

Những nhượng bộ này của Hoa Kỳ đã gây sốc ở quê nhà, đến mức Quốc hội Hoa Kỳ đã đứng lên phản đối và thông qua luật pháp cho một mối quan hệ ngoại giao không chính thức và cam kết quốc phòng mạnh mẽ cho hòn đảo này, được gọi là Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA).

Khi Bắc Kinh yếu hơn và dường như cam kết thực hiện một giải pháp hòa bình, thì TRA đã cung cấp một khuôn khổ chính trị khả thi cho quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan.

Washington và Đài Bắc đã phát triển mối quan hệ bền chặt, vốn đã xuống dưới ngưỡng được công nhận về mặt ngoại giao. Đây cũng là cơ sở pháp lý và chính trị để bán vũ khí cho Đài Loan nhằm giúp hòn đảo này chống lại sự ép buộc hoặc sử dụng vũ lực của Trung Quốc.

Ngay cả với thỏa thuận này, Washington vẫn giữ vững quan điểm của mình, từ bỏ quan hệ chính thức với Đài Loan và hạn chế nghiêm trọng mối quan hệ quốc phòng song phương.

Nhưng ngược lại, CHND Trung Hoa lại đã bóc tách từng khía cạnh của thỏa thuận. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hiện đại hóa quân đội của mình nhằm ép buộc, phong tỏa, xâm lược và chiếm đóng đảo. Nó thực hiện vào các cuộc không kích quy mô lớn, tấn công mạng và tập trận hù dọa, nhằm làm lung lay ý chí của người dân Đài Loan và gây chia rẽ trong mối quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan.

Nước này nhiều lần đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Loan không đáp ứng các yêu cầu chính trị của mình, một cách rõ ràng nhất nằm trong luật chống ly khai năm 2005 và bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2019.

Tin tốt là quân đội Hoa Kỳ đang chuyển sang coi việc bảo vệ Đài Loan là nhiệm vụ chính, và Quốc hội đã vào cuộc. Tin xấu là ngay cả khi những động thái như vậy đang gia tăng và những cơ hội cho Hoa Kỳ và Đài Loan cùng tham chiến trong một cuộc chiến chống Trung Quốc cũng tăng lên, thì mối quan hệ quân sự song phương vẫn rất hạn chế. Khuôn khổ chính trị lỗi thời cho các mối quan hệ như vậy vẫn được áp dụng. Điều này gây ra sự thất vọng và xích mích không cần thiết giữa Washington và Đài Bắc, vốn là một món quà cho các cơ quan tuyên truyền của Bắc Kinh.

Khuôn khổ chiến lược hiện tại không cho phép Hoa Kỳ và Đài Loan chuẩn bị đầy đủ để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Quản trị liên minh là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại. Đó là công việc của các hội nghị thượng đỉnh giữa các tổng thống, các cuộc gặp song phương của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng với những người đồng cấp của họ, các giao ước quân sự cấp cao có hệ thống, và các chương trình huấn luyện và tập trận kết hợp thường lệ nhằm điều chỉnh các chiến lược và tình thế quân sự của đồng minh.

Sự răn đe dựa trên mối liên minh cũng mang yếu tố tâm lý nhiều như uy lực thực chất. Hai quân đội rất khác nhau từ bối cảnh chính trị và văn hóa cũng rất khác nhau chuẩn bị chiến đấu bên nhau. Đó là một quá trình dễ gây nên xúc cảm, khi mà mỗi bộ phận của một khối liên minh lại nghi ngờ động cơ, ý chí và khả năng của người kia. Bên yếu hơn luôn sợ bị bỏ rơi, trong khi bên mạnh hơn luôn chỉ trích mức độ đóng góp của đối tác nhỏ hơn của mình. Quá trình này phải được quản trị ở các cấp chính trị và quân đội cao nhất.

Hãy xem xét trường hợp của vị anh hùng thời chiến vĩ đại, Thống tướng Dwight Eisenhower, trước hết ông là một nhà quản trị của khối liên minh: hoàn thành tốt các mục tiêu, lịch trình, áp lực và yêu cầu chính trị khác nhau của các quốc gia đồng minh trong Thế chiến thứ Hai.

Nếu Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến, phản ứng của đồng minh sẽ khó quản lý như mọi cuộc chiến lớn khác mà Hoa Kỳ đã tham chiến.

Tuy nhiên, việc quản trị khối liên minh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan vẫn bị giảm hiệu lực và tính chất đặc biệt của nó. Các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ không nói chuyện với những người đồng cấp của họ về khả năng răn đe và phòng thủ. Có sự hiện diện quân sự không đáng kể của Hoa Kỳ ở Đài Loan và không có chương trình đào tạo và tập trận có hệ thống. Hai quân đội hầu như không biết nhau.

Chắc chắn, trong những năm gần đây, các nhà quản lý của mối quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan đã nâng cao mức độ thảo luận chiến lược và tạo cơ hội cho Đài Loan được huấn luyện cùng với quân đội Hoa Kỳ. Nhưng mức độ tăng cường không liên tục như vậy không đáp ứng được yêu cầu. Không có cơ chế có cấu trúc nào ở các cấp cao nhất để tạo ra nhận thức chung về mối đe dọa, mục tiêu chính trị chung hoặc ý tưởng chung về tình trạng căng thẳng đang leo thang. Tuy nhiên, ngay cả trong số những người bạn thân nhất của Đài Loan ở Washington, thì sự cám dỗ trong việc đổ lỗi cho Đài Loan, vì không có chiến lược “đúng đắn” hoặc không thiết lập được lực lượng “phù hợp”, là rất cao.

Mỹ đang ngày càng đòi hỏi Đài Loan phải có một loại hình quân đội nhất định, một lực lượng quân sự phù hợp với quan niệm mới nổi lên của Mỹ về cách nước này sẽ chống lại Trung Quốc. Thế nhưng những kế hoạch và quan điểm chiến lược này của Mỹ lại không được chia sẻ với Đài Loan theo bất kỳ hình thức mang tính hệ thống nào. Đài Loan thậm chí không thể chắc chắn rằng liệu Hoa Kỳ sẽ chiến đấu bên cạnh mình hay không.

Do sự khác biệt về quy mô, địa lý và mức độ gần gũi với Trung Quốc, nhận thức của Hoa Kỳ và Đài Loan về mối đe dọa là không giống nhau. Ví dụ, Hoa Kỳ có thể coi một cuộc xâm lược hòn đảo là chiến lược chiến tranh nhiều khả năng nhất của Trung Quốc, nhưng bản thân Trung Quốc có ít nhất năm loại kế hoạch chiến tranh khác nhau. Đài Loan lại có một cái nhìn khác về những gì được coi là khẩn cấp.

Hơn nữa, tổng thống được bầu một cách dân chủ của một quốc gia không thể từ bỏ các hệ thống vũ khí như máy bay chiến đấu để trấn an công dân của họ trong thời bình. Không chính phủ nào sẽ dung thứ cho các cuộc xâm nhập vào không phận của mình mà không có phản ứng. Tuy nhiên, Washington thì lại đã chỉ trích việc Đài Loan mua lại các hệ thống thiết bị “phi đối xứng” như vậy, với lý do chúng sẽ không thể tồn tại trong một cuộc chiến với Trung Quốc.  

Một vấn đề khác với cách tiếp cận hiện tại của Hoa Kỳ là Hoa Kỳ đã sai lầm trong quá khứ khi cố gắng gây áp lực lên cấu trúc lực lượng đối với Đài Loan mà không có một khuôn khổ chiến lược nào. Ví dụ, chính sách của Hoa Kỳ từng phản đối việc Đài Loan chế tạo tên lửa hành trình. Bây giờ Mỹ lại phải rất biết ơn vì Đài Loan đã có một chương trình như vậy.

Điểm mấu chốt là sẽ không có đồng minh nào của Hoa Kỳ có được cơ cấu lực lượng mà Hoa Kỳ muốn. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện tương đối tốt trong quản lý sự khác biệt trong liên minh, khi các nhà hoạch định chính sách có những công cụ phù hợp.

Trong Chiến tranh Lạnh, các cuộc xung khắc với Pháp về việc ngăn chặn Liên Xô nổi tiếng là gay gắt, nhưng liên minh vẫn được duy trì. Gần đây, các cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Nhật Bản đã phải mất nhiều năm để giải thích lại các luật lệ duy trì hòa bình của mình và việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa.

Hoa Kỳ không thể mong đợi những thay đổi lớn trong thế lực của Đài Loan mà không có một khuôn khổ chiến lược cho phép các nhà lãnh đạo chính trị và ngoại giao đối thoại và quân đội cùng nhau huấn luyện. Việc tăng áp lực lên Đài Bắc mà không có một cấu trúc liên minh để thảo luận giải quyết sự khác biệt thì sẽ bị thất bại. Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan vì lợi ích riêng của mình, điều này tạo ra các giới hạn tự nhiên đối với tác dụng đòn bẩy của nó.

Một sự thay đổi trong khuôn khổ chiến lược cho quan hệ quân sự Mỹ-Đài Loan nghe có vẻ khiêu khích. Chắc chắn là rất rủi ro khi CHND Trung Hoa đã thống trị câu chuyện về ý nghĩa của Chính sách Một Trung Quốc như thế nào. Nhưng Hoa Kỳ có quyền cùng với Đài Loan chuẩn bị tốt hơn, một khi chính Trung Quốc đã từ bỏ các cam kết của mình. Và cách tiếp cận này chắc chắn ít rủi ro hơn so với việc chờ đợi chiến tranh để tìm hiểu các lực lượng vũ trang của Trung Hoa Dân Quốc hoặc gây tranh cãi công khai với Đài Loan về các tranh chấp phổ biến giữa các đồng minh.

Việc Trung Quốc từ bỏ Chính sách Một Trung Quốc là một sự phát triển đáng tiếc. Nhưng nó mở ra cơ hội hợp tác với Đài Loan để ngăn chặn chiến tranh tốt hơn.


Liên quan:

4 comments

  1. Để cho những kẻ đang rắp tâm âm miu phủ định những hy sinh to vãi của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ-Ngụy . Chính đồng chí tiến sĩ Trần Hữu Dũng cũng âm thầm đưa cái link vào trang nhà của mình

    ở tuổi 75, dũng sĩ diệt Mỹ Nguyễn Ngọc Loan vẫn là một nhân chứng lịch sử “không lặng im” … ông và Câu lạc bộ Nhân chứng lịch sử vẫn hàng ngày, hàng giờ kéo lịch sử gần lại qua những câu chuyện kể cho các thế hệ học sinh, sinh viên

    Quý hóa quá . Lần đầu tiên được biết đến 1 câu lạc bộ mang tên rất có ý nghĩa, “Câu lạc bộ Nhân chứng lịch sử“. Hy vọng ở đất nước ta có hàng ngàn hàng vạn những câu lạc bộ như thế này để đánh bạt những fake news phát xuất từ câu hổng lạc đạn Lê Hiếu Đằng hay từ những kẻ đang tâm phò Mỹ bài Trung . Chỉ mong những người trong Câu lạc bộ Nhân chứng lịch sử quan tâm tới hiện trang của đất nước để gửi kiến nghị lên Đảng . Chủ trương ngoại giao phò Mỹ bài Trung chính là phủ định sạch trơn những hy sinh dân tộc này phải chịu đựng để “đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào”

    Thích

  2. Đất nước Trung Quốc là 1, dân tộc Trung Quốc là 1. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi

    Nếu Trung Quốc thật sự theo chủ thuyết 1 Trung Quốc, hãy nghĩ tới Việt Nam .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.