3032. Phương Tây đang nương nhẹ với Việt Nam về nhân quyền?

23/12/2021

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp mặt các đại diện xã hội dân sự ở Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội hôm 26/8. Tình hình nhân quyền của Việt Nam thậm chí trở nên tồi tệ hơn sau chuyến thăm của phó tổng thống Mỹ.

Tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ được cho là đã cho phép Đảng Cộng sản nhiều cơ hội hơn để bịt miệng những người bất đồng chính kiến

Với ba phiên toà xét xử những người bảo vệ nhân quyền và quyền đất đai nổi danh nhất của Việt Nam trong những ngày qua cùng với một chiến dịch trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến của chính quyền Hà Nội trong năm vừa rồi, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được xem là trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Theo nhận định của nhà báo David Hutt trên The Diplomat, việc gia tăng thương mại của phương Tây đối với Việt Nam dẫn tới các quyền chính trị ở Việt Nam trở nên xấu đi.

Chỉ trong ba ngày liên tiếp từ 14-16 tháng này, các toà án của Việt Nam đã tuyên phạt tổng cộng 35 năm tù giam cho nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam, Phạm Đoan Trang, cùng hai nhà tranh đấu vì quyền đất đai Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, cũng như nhà hoạt động nhân quyền chống Trung Quốc, Đỗ Nam Trung.

Sau các bản án này, các chính quyền phương Tây, gồm Mỹ và Liên minh châu Âu, cùng một loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án chính quyền Hà Nội và kêu gọi việc phóng thích những người mà họ cho là bị kết án tù chỉ vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà. Nhưng chính quyền Việt Nam vẫn im lặng và dường như không bị ảnh hưởng gì trước những lời lên án đó.

Trong số những người vừa bị kết án, bản án 9 năm tù dành cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, người được Tổ chức Phóng viên Không biên giới trao giải Tự do Báo chí, gây chú ý nhiều nhất. Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng Anh và Canada, đã ngay lập tức kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho bà Trang và cho phép mọi người dân Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm mà không sợ bị trả thù.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Bill Hayton của Viện Chatham House ở Anh từng có thời gian làm báo ở Việt Nam, bản án này là “một ngón giữa khổng lồ” (cử chỉ tục tĩu bày tỏ sự khinh thường) của Bộ Công an Việt Nam đối với những người thường chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam ở Mỹ và những nơi khác.”

Bà Trang bị công an TPHCM bắt giữ vào ngày 6/10 năm ngoái, chỉ vài giờ sau khi các quan chức Mỹ và Việt Nam gặp nhau để thảo luận về nhân quyền và tự do ngôn luận.

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rằng họ có thể bỏ tù những nhà hoạt động như bà Trang vì Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của các cường quốc bên ngoài ở Đông và Đông Nam Á,” ông Hayton nói với The Diplomat.

Việt Nam trong năm vừa qua trở thành một trong hai quốc gia Đông Nam Á duy nhất, bên cạnh Singapore, được cả Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Lloy Austin tới thăm. Các chuyến thăm này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong chiến lược của Mỹ để gắn kết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Mặc dù trước đó trong năm, các tổ chức nhân quyền nhiều lần lên tiếng chỉ trích chiến dịch đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến trước và sau kì Đại hội Đảng 13 ở Việt Nam. Và sau các chuyến thăm cấp cao của phó tổng thống và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, tình hình nhân quyền ở Việt Nam thậm chí còn tồi tệ hơn.

‘Đặc quyền’

Nhiều nhà bình luận đã cáo buộc các chính phủ phương Tây không làm gì để đối đầu với Việt Nam, hiện là đối tác thân cận của phương Tây vì lập trường chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như tầm quan trọng về kinh tế và vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của quốc gia Đông Nam Á, theo nhà báo Hutt.

Tuyên bố ngầm mà nhiều chính phủ phương Tây đưa ra là khi họ giao thương nhiều hơn với Việt Nam và khiến Hà Nội ngày càng phụ thuộc vào các liên kết kinh tế với các xã hội tự do thì họ sẽ có thêm đòn bẩy để gây áp lực buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải cải cách chính trị có chủ đích. Tuy nhiên theo nhà báo Hutt nhận định trên The Diplomat, cái gọi là “thay đổi thông qua thương mại” đã không có tác dụng.

Một báo cáo do Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố cuối năm ngoái cho rằng có khoảng 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, một con số cao kỷ lục trong lịch sử gần đây, mặc dù Hà Nội luôn phủ nhận về việc giam giữ các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Dự án 88 khẳng định rằng hiện có 217 nhà hoạt động đang bị cầm tù và 306 người khác đang gặp nguy hiểm. Freedom House, trong một khảo sát mới nhất về các quyền chính trị trên toàn thế giới, đã hạ điểm số của Việt Nam xuống 19/100, tức thang điểm thấp thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Lào, một quốc gia cũng theo Cộng sản.

Trường hợp của Việt Nam, theo nhận định của nhà báo Hutt, cho thấy Mỹ đang thực hiện một cách tiếp cận hai hướng. Các quốc gia có đồng quan điểm hoàn toàn hoặc phần nào với sự cạnh tranh của Washington trước Trung Quốc, như Việt Nam, lại được nương nhẹ về sự độc tài và vi phạm nhân quyền hơn các quốc gia ở phía bên kia của sự kình địch này. Campuchia, nước đang có quan hệ gần gũi với Trung Quốc, là một ví dụ.

  • Bà Harris đề cập đến nhân quyền VN, đúng như ‘kỳ vọng không cao’ của giới hoạt động (VOA). “Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên nói với VOA rằng bà vốn không đặt quá nhiều kỳ vọng về vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm này của nữ Phó tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, bà có đưa ra đề xuất về một cuộc gặp trực tuyến giữa các nhà hoạt động độc lập với bà Harris nhưng điều này đã không trở thành hiện thực. “Hôm nay bà Harris đã không dành cho những người hoạt động xã hội dân sự độc lập, tôi phải nhấn mạnh từ độc lập ở Việt Nam, cụ thể là những người hoạt động nhân quyền, những người đối kháng với nhà nước Việt Nam một cuộc gặp, dù là một cuộc gặp trực tuyến.”

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào tuần trước đã đưa ra quan điểm này và cùng lúc tờ Khmer Times có bài viết cho rằng “Mỹ là nước đòi dân chủ từ Campuchia nhưng lại có quan hệ cực kỳ thân thiến với Việt Nam Cộng sản.” Kể từ năm 2017, mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ trở nên xấu đi khi Phnom Penh ngày càng trở thành đồng minh thân cận của Bắc Kinh và bị Mỹ cáo buộc cho phép quân đội Trung Quốc đóng quân trên lãnh thổ của mình.

Ông Hun Sen được cho là có lý khi đặt ra câu hỏi: Tại sao Campuchia bị trừng phạt và Việt Nam được đặc quyền? Tổng thống Barack Obama vào năm 2016 đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam trong khi vào đầu tháng này Tổng thống Joe Biden đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia. Theo nhận định của nhà báo Hutt, người từng có thời gian làm việc ở Phnom Penh, dù Campuchia có các vi phạm nhân quyền nhưng Việt Nam có một hệ thống chính trị độc tài hơn và là một kẻ vi phạm nhân quyền tồi tệ hơn.

Ông Hutt, còn là một thành viên của Viện nghiên cứu Trung Âu về các vấn đề châu Á, cho rằng khi Việt Nam ngày càng trở nên không thể tách rời với các mục tiêu chiến lược của Mỹ thì Washington sẽ càng phớt lờ sự đàn áp chính trị ở Việt Nam. Nói cách khác, nếu Việt Nam không phải là một phần quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thì khó có thể tưởng tượng được rằng Washington sẽ không chỉ trích nhiều hơn về sự đàn áp nhân quyền của chính phủ Hà Nội.

Việt Nam được xem là luôn “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc khi không ngả hẳn về bên nào, và theo nhận định của nhà báo Hutt, Washington không thể mạo hiểm đẩy mạnh nhân quyền để rồi sẽ “đánh mất” Hà Nội vào tay Bắc Kinh.

3 comments

  1. Giải văn Việt kỳ này, đây là nominations của tớ

    Giải văn: Hồi ký Đồng Bằng của Nguyên Ngọc . Đây là tập hồi ký tạo cảm hứng cho Phạm Xuân Nguyên nhận định tinh thần chống Mỹ đã trở thành thuộc tính của dân tộc

    Vé Trở Về của Liêu Thái . Liêu Thái là người đại diện thế hệ mới của bên thắng cuộc, suy nghĩa & viết cũng như vậy . Vé Trở Về có đầy đủ những đặc tính … uh, thía lào nhẩy, tiếng Việt bi giờ là có cá tính, khách quan, với giọng văn mạnh bạo & có tinh thần hòa giải hòa hợp, tất nhiên, à la xì tai bên thắng cuộc . In other words, PoS. Nhưng với tư di nước mềnh, Phúc Kđinh brilliant! Đã nắm bắt được tư di của thời đại, which is not much, but still. Cái thời đại đồ đểu then WTF you expect?

    Phê phê bình bình: Phạm Xuân Nguyên với “Ông Chính Ủy”.

    Thơ: Thái Hạo . Anh ta có 1 giải thưởng từ Tổng cục chính chị cho tác phẩm học tư tưởng Hồ Chí Minh, cần 1 giải thưởng “độc lập tương đối” cho cân bằng .

    Về giải cúng cụ: Phạm Toàn . Thời Hạ Đình Nguyên zìa với Bác Hồ, Văn Việt phải dùng lá phiếu của Nguyên Ngọc để trao giải văn cho Hạ Đình Nguyên . Lập thêm 1 giải mới để cúng các cụ trí thức đã lìa chúng ta mà về với Bác Hồ . Hổng nên tạo ra tiền lệ người chết tranh ăn kẻ sống .

    Thích

    • Bổ túc (vô) văn hóa

      Vé Trở Về tớ đọc hổng hết vì cảm thấy buồn nôn . Tớ mún ban giám khảo hoặc feel that feelin, hoặc níu kím ra cách trị buồn nôn cho tớ, please do tell.

      Thích

  2. Một thắng lợi vang dội của “Đổi Mới”. Thời báo kinh tía Sài Gòn -hổng phải Tp Hồ Chí Minh- dịch sai M&A, và nói kinh tế có nose-dive vì dịch, lượng M&A vẫn tăng cao

    M&A tiếng u là Merge & Acquisition, cả 2 chữ đều mang nghĩa “thâm tóm”, là quá trình tích lũy tư bửn . Từ tư bửn nhỏ làm ăn thành công nên trở thành nhớn hơn 1 tẹo, rùi dùng tiền thặng dư để mua các tư bửn nhỏ hơn với mục đích phình to ra . Việt Nam đang xuất hiện quá trình tích lũy tư bửn . Chúc mừng “Đổi Mới”! Sau quá trình này sẽ là take-over, cái gì thì tự hiểu lấy .

    Ở bên Mỹ, lợi dụng chiện này có nhìu inventors xem mỗi venture là 1 project. Làm ra sản phẩm mới, cạnh tranh với cty lớn cho đến khi cty lớn chịu hổng nổi, phải mua hắn với giá cắt cổ . Lấy tiền đó làm thêm 1 project mới, lại cạnh tranh & lại bị mua, có tiền làm project mới … Adobe là 1 thằng khổng lồ cứ phải mua những cty nhỏ có lần suýt sạt nghiệp .

    But Mỹ aint Việt Nam . Next step của “Đổi Mới” là các tư bửn, lộn, doanh nghiệp đủ lớn sẽ take over chính chị . Đảng, chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh chừng 3 năm nữa sẽ tứ bề thọ địch, unless its already trở thành tư bửn, tất nhiên, qua 1 quá trình M&A khác .

    Hổng có nghĩa tất cả những gọi-là “tù nhưn (vô) lương tâm” sẽ được tha . Au contraire. Its gonna be full-blown nhà nước chuyên chính tư sản . If you think nhà nước chuyên chính vô sản is bad, try this one. See how you like it. Nó đẫm máu hơn, nhưng rất tài trong việc chùi rửa & bịt miệng. Nhìn qua Nam Mỹ thì thấy . Thats tương lai của Việt Nam .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.