
Cuộc điều tra của Observer – báo The Guardian phát hiện ra cửa ngõ buôn người mới sang các nước phương Tây, sau khi 500 người di cư bị phát hiện trong điều kiện sống kinh hoàng ở Serbia
The Guardian – Sat 25 Dec 2021
Ba Sàm lược dịch
Khi việc xây dựng bắt đầu rầm rộ vào năm 2019, nhà máy sản xuất lốp xe hơi Linglong bên ngoài thủ đô Belgrade được coi là viên ngọc quý trên vương miện của quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển của Serbia với Trung Quốc.
Hai năm sau, 500 công nhân xây dựng Việt Nam được cho là vào tháng trước đã làm việc trong điều kiện lao động cưỡng bức, với hộ chiếu bị tịch thu và sống trong điều kiện chật chội và xuống cấp.
Các cáo buộc đã gây sốc cho người Serb, khi nghị viện châu Âu yêu cầu một cuộc điều tra về việc làm thế nào mà một vụ án buôn người lớn dường như có thể được phép bùng phát ở trung tâm châu Âu.
Tuy nhiên, nhà máy Linglong chỉ là điểm dừng chân đầu tiên trong một hành trình dài hơn đến Vương quốc Anh và Châu Âu của nhiều công nhân làm việc tại nhà máy.
Một cuộc điều tra của Observer đã phát hiện ra rằng, Serbia và Romania đang được sử dụng như những cửa ngõ mới vào châu Âu cho các băng nhóm buôn lậu và buôn người, khi chúng sử dụng chương trình cấp thị thực lao động để vận chuyển một lượng lớn lao động Việt Nam vào Đông Âu. Ở đó, họ thường bị khai thác sức lao động trong các nhà máy và công trường xây dựng, trước khi một số được vận chuyển qua biên giới đất liền vào EU và cuối cùng là đến Vương quốc Anh.
Ở tất cả các giai đoạn trên đường đi, người lao động Việt Nam có khả năng cao rơi vào tình trạng lao động cưỡng bức hoặc nợ nần, thường bị tính phí tới 30.000 bảng Anh để được sang Anh.
Vào năm 2019, cái chết của 39 người di cư Việt Nam trong một thùng xe tải cho thấy rõ những hiểm nguy mà nhiều người phải đối mặt khi cố gắng đến Vương quốc Anh. Những người đến nơi an toàn thường bị buộc phải trả nợ tại các quán nail, nhà hàng và trang trại trồng cần sa, trong đó người Việt Nam là một trong những nhóm nạn nhân nô lệ hiện đại lớn nhất ở Anh, suốt năm này qua năm khác.
Nusrat Uddin, một chuyên gia về nạn buôn người, thuộc Wilson Solicitors LLP, nơi thường xuyên hành động vì các nạn nhân của tình trạng buôn người và chế độ nô lệ hiện đại ở Anh. Cô cho biết rằng nhiều đối tượng cần giúp đỡ gần đây của cô đã bắt đầu hành trình của họ bằng visa lao động đến Serbia hoặc Romania: “Hầu như tất cả [khách hàng của chúng tôi] đều được hứa hẹn sẽ có công việc tử tế với mức lương công bằng, nhưng thực tế thì khác xa như vậy. Nhiều người sau đó sẽ đi du lịch qua châu Âu một lần nữa, với ảo tưởng sai lầm là điều kiện ở đó tốt hơn những nơi khác.“
Theo nội dung những cuộc phỏng vấn với người lao động Việt Nam, tuyến đường di cư từ Việt Nam sang Serbia bắt đầu hoạt động từ mùa hè, với hơn 500 lao động ra đi bằng visa xuất khẩu lao động (guest worker visa) từ tháng 8 đến tháng 10. Mỗi công nhân phải trả khoảng 1.700 bảng Anh, tạo ra doanh thu ít nhất là 850.000 bảng Anh cho các cơ quan tuyển dụng sắp xếp thị thực, việc làm và du lịch.
Tuấn (*) đã đi từ Việt Nam đến Serbia bằng visa xuất khẩu lao động sau khi đọc một quảng cáo trên Facebook, trong đó hứa hẹn có công việc được trả lương cao, trong một nhà máy sản xuất lốp xe do Đức làm chủ. Anh đã kết thúc chuyến đi tại nhà máy Linglong.
“Khi tôi đến, tôi thấy rằng nhà máy về cơ bản đang thuê công nhân Việt Nam và khi bạn đến đó, bạn phải làm bất cứ điều gì mà họ bảo bạn phải làm,” anh nói.
Anh kể là người ta đã thu hộ chiếu của mình và anh bị buộc phải ngủ trong một căn phòng với 50 người. “Nhiều người trong chúng tôi bị Covid… và chúng tôi thậm chí không nhận được bất kỳ loại thuốc nào,” anh nói thêm. “Nước máy rất bẩn, có màu vàng và không thể uống được, lại có vị chua. Thức ăn cũng rất tệ và không đủ, thỉnh thoảng chúng tôi vào rừng săn tìm thức ăn, bất cứ thứ gì chúng tôi có thể bắt được, chẳng hạn như thỏ”.
Linglong đã không trả lời yêu cầu bình luận của chúng tôi, nhưng công ty trước đó đã phủ nhận cáo buộc rằng các công nhân của họ đã phải làm việc trong điều kiện lao động cưỡng bức. Trong những tuyên bố với truyền thông Serbia, công ty nói rằng họ không chịu trách nhiệm đối với người lao động mà họ thuê từ các nhà thầu phụ và các cơ quan quản lý lao động tại Việt Nam. Công ty cho biết các công nhân hiện đã được trả lại hộ chiếu.
Tuấn nói rằng trong số những người anh đang làm việc cùng tại nhà máy Linglong, 30 người đã rời Serbia đến Anh, Pháp và Đức, và nhiều người khác đang lên kế hoạch.
Anh kể, từ sau thảm kịch về những cái chết trong thùng xe tải, các tuyến đường buôn lậu mới qua Serbia và các nước Đông Âu khác ngày càng trở nên phổ biến.
“Đối với những người muốn đến Vương quốc Anh, việc qua Serbia trước là rẻ. Nó chỉ tốn 50 triệu đồng (1.626 bảng Anh) cho thị thực, trong khi những người chết trong xe tải trước đó đã phải đi nhiều tháng trên một con đường nguy hiểm. Vì vậy, đây là một sự lựa chọn dễ dàng”.
Điều tra của Observer cho thấy, những người lao động tiếp tục đến EU và Vương quốc Anh từ khu vực Balkan; họ có thể đi theo một số tuyến đường, với các mạng lưới buôn lậu đưa người Việt Nam qua biên giới sang Romania và sau đó đến Slovakia, Đức và Pháp. Tiếp đó, họ chờ đợi trong một khu trại tạm để có cơ hội đi bè bơm hơi đến Vương quốc Anh.
Mimi Vũ, một chuyên gia chống buôn người, hiện sống tại Việt Nam, đã dành nhiều tháng qua để nghiên cứu mối liên hệ giữa các chương trình thị thực song phương ở Đông Âu và việc bóc lột lao động nhập cư Việt Nam.
“Một điểm hấp dẫn quan trọng đối với tuyến đường Serbia là, giống như Romania, bạn có thể di cư hợp pháp thông qua các thỏa thuận thị thực đối ứng và nó chỉ tốn vài nghìn bảng Anh, được coi là một món hời lớn khi so sánh với các tuyến đường truyền thống, hơn là đi qua Moscow, hoặc một trong những quốc gia trung tâm của EU như Ba Lan hoặc Cộng hòa Séc để vào châu Âu, giá có thể lên tới 30.000 bảng Anh,” cô cho biết.
“Trong trường hợp của nhà máy Linglong, mọi người đến làm hoặc vì họ được hứa hẹn sẽ làm việc trong một nhà máy thuộc sở hữu của Đức, hoặc như một cửa ngõ mới từ các nước Balkan để đến Vương quốc Anh và châu Âu.“
Vũ nói rằng tình trạng bóc lột, mà những người lao động như Tuấn phải đối mặt khi họ đến các nước như Serbia và Romania, cũng tạo động lực rất lớn cho người lao động cố gắng chuyển đến châu Âu và Anh, để tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn.
Nợ nần cũng là một động lực chính để mọi người cố gắng di chuyển tiếp.
Observer đã nhìn thấy giấy tờ làm thủ tục có tên là “Cam kết không bỏ trốn” từ các cơ quan tuyển dụng ở Việt Nam chuyên lo visa xuất khẩu lao động đến Serbia, nơi người lao động phải ký một thỏa thuận rằng gia đình họ phải trả hơn một năm lương trong vòng một tuần nếu người lao động bỏ việc.
“Hầu hết những người rời Việt Nam đều có gia đình quyên góp tiền để họ ra đi và họ cảm thấy không thể quay về khi chưa trả được hết những khoản nợ của mình”, Vũ cho biết. “Vì vậy, nếu họ không kiếm được những gì mà họ đã được hứa ở Serbia, thì lời hứa về công việc được trả lương cao hơn ở nơi khác là động lực rất lớn để họ rời đi tiếp.”
Tuấn kể là nhiều người Việt Nam mà anh từng làm việc cùng tại Linglong đã phải huy động hàng nghìn USD để trả tiền cho việc sang châu Âu.
“Một số người từng làm việc tại nhà máy với tôi đã sắp xếp chuẩn bị để đến Vương quốc Anh trước cả khi họ đến Serbia,” anh nói. “Tôi nghĩ họ phải trả cho [các băng đảng buôn lậu] khoảng 6.000 bảng Anh để đưa họ đến đó từ Romania. Những kẻ buôn lậu sẽ gọi điện cho người nhà ở Việt Nam để thu xếp lấy tiền giúp họ tiếp tục hành trình.”
Trong khi Serbia được cho là bến đỗ mới được các băng nhóm tội phạm sử dụng, thì Romania, quốc gia đã ký một hiệp định thị thực song phương với Việt Nam vào năm 2018, trong nỗ lực lấp đầy sự thiếu hụt lao động chân tay khổng lồ, đã được xác định như là một điểm nhập cảnh vào châu Âu.
Nhiều người cũng thấy mình bị mắc kẹt trong công việc bóc lột và nguy hiểm khi họ đến đó.
Manh (*), đến Romania cùng với 60 công nhân khác từ Việt Nam, vào năm 2019, để làm việc cho một công ty xây dựng lớn. Khi kết thúc hợp đồng vào năm 2021, thì một nửa đã vượt biên sang Anh và châu Âu.
“Nhiều người đã bỏ trốn chỉ trong vòng một hoặc hai tháng sau khi đến,” anh kể. Còn anh trai của Mạnh thì làm việc cho một công ty khác ở Romania. Anh cho biết: “Mức lương ở Romania quá thấp.”
Mạnh bảo mình hiện đang bị mắc kẹt ở Romania. Hợp đồng của anh hết hạn vào tháng 3 và chủ của anh đã từ chối gia hạn, khiến anh phải làm việc mà không có giấy phép cư trú hợp lệ và không đủ khả năng chi trả cho chuyến bay về nước.
Khi được hỏi liệu có kế hoạch rời Romania để tìm việc hay không, anh trả lời: “Đó là một bí mật.”
Theo số liệu của cảnh sát biên giới Romania, trong vòng 5 năm qua, ít nhất 231 người Việt Nam đã bị chặn lại khi cố gắng vượt biên sang châu Âu. Cảnh sát Hungary đã chặn được 101 người khác trong cùng thời gian đó. Các chuyên gia như Vũ ước tính đây chỉ là một phần rất nhỏ người Việt Nam đã rời Romania sang Tây Âu.
Người phát ngôn của cảnh sát biên giới Romania cho biết: “Như một phương thức mới, công dân Việt Nam nhập cảnh vào Romania hợp pháp dựa trên thị thực lao động và sau đó bị phát hiện trên đường rời khỏi đất nước này, để cố gắng vượt biên trái phép”.
Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò trung tâm cho các băng nhóm buôn lậu. Các nhóm Facebook được Observer truy cập để tìm hiểu đã cung cấp các tuyến đường “VIP” bằng ô tô riêng ra khỏi Romania. Các gói lựa chọn được quảng cáo với mã số điện thoại của các quốc gia sẽ đến, người mua có thể chọn gói “44” cho Vương quốc Anh, “49” cho Đức và “33” cho Pháp. Giá cả giảm trong đại dịch, nhưng một chuyến đi đến Vương quốc Anh vẫn có thể tốn hơn 10.000 bảng Anh.
Thực tế của những chuyến đi VIP này rất khắc nghiệt. Những người di cư Việt Nam, đang cố gắng rời Romania trái phép, bị cảnh sát biên giới nước này phát hiện khi trốn sau những thùng trái cây, hoặc bị nhồi nhét trong những chiếc xe tải nhỏ có “bức tường giả”.
Trong năm qua, những chuyến buôn người đưa dân cư Việt Nam ra khỏi Romania vẫn tiếp tục diễn, ra bất chấp những hạn chế trên biên giới do đại dịch gây ra.
Trung, 36 tuổi, hiện đang sống ở Đức mà không có giấy tờ tùy thân, sau khi làm việc hợp pháp ở Romania, đã thực hiện chuyến hành trình giữa một châu Âu bị khóa chặt vào tháng 10 năm 2020.
Trung muốn ở lại Romania, nhưng chủ nhân của anh từ chối cập nhật các thủ tục giấy tờ, mà lẽ ra nhờ nó anh phải được ở lại nước này một cách hợp pháp. Anh kể là mình đã phải đối mặt với sự lựa chọn, hoặc trả tiền cho các thủ tục giấy tờ giả, hoặc thực hiện một chuyến hành trình đầy rủi ro đến Đức.
“Mức lương ở Romania chỉ cao hơn một chút so với ở Việt Nam,” Trung cho biết, trong khi chủ người Romania trả cho anh 750 đô la Mỹ mỗi tháng. Trung biết sự nguy hiểm khi đi du lịch các nước phương Tây, nhưng anh vẫn đi. “Tôi tin vào số phận. Quyết định đi giống như một ván bài: cơ hội thành công là 50-50 ”.
Tuy nhiên, đối với những người cố gắng đến được Vương quốc Anh, những nguy cơ còn lớn hơn những rủi ro dành cho họ ở Pháp hoặc Đức. Bất kể gói VIP nào họ có thể đã mua để đảm bảo việc đi lại an toàn, tất cả đều phải cố gắng vượt qua Eo biển Manche trên những chiếc thuyền cao su mỏng manh.
“Trong lịch sử, những kẻ buôn lậu Việt Nam đã có mạng lưới riêng của họ để giúp họ đưa mọi người đến Vương quốc Anh bằng xe tải, nhưng sau Brexit và tình trạng thiếu tài xế và vụ những cái chết trong thùng xe năm 2019, họ đã phải quay sang sử dụng các thuyền vượt biển do những kẻ buôn người không phải là người Việt kiểm soát,” Vũ phân tích. “Trong các cuộc phỏng vấn mà tôi đã thực hiện, với những người Việt Nam đã đến được các trại ở Dunkirk, hoặc qua eo biển Manche đến Vương quốc Anh, tất cả đều nói rằng vượt qua bằng thuyền là lựa chọn duy nhất.”
Theo cô, những kẻ buôn lậu đang yêu cầu người Việt Nam trong các trại tạm bợ ở Dunkirk tránh xa nhau, và kế đó cố hạn chế số lượng người Việt mà chúng gửi trên mỗi thuyền, để họ ít bị xuất hiện trong các nhóm sắc dân khác cùng vượt biển.
Tuần trước, có một người trong số 27 người chết đuối khi cố vượt biển vào tháng trước được tiết lộ là người Việt Nam. Báo chí nêu tên anh ta là Lê Văn Hậu, đến từ tỉnh Nghệ An, Việt Nam, người được cho là đã trả khoảng 10.000 bảng Anh để tìm việc hợp pháp ở Ba Lan, trước khi lên đường ngay lập tức sang Pháp để tìm cách vượt qua eo biển.
Khi đã đến Anh, với khoản nợ hàng nghìn bảng Anh, người Việt Nam trở thành một trong những nhóm dễ bị buôn bán để lao động cưỡng bức, nợ nần thêm và bóc lột tình dục. Các số liệu chính thức của Bộ Nội vụ Anh cho thấy người Việt Nam là nhóm quốc gia lớn thứ ba được xác định là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại. Có 653 người Việt Nam được xác nhận là nạn nhân của chế độ nô lệ vào năm 2020, với phần lớn được phát hiện trong các trang trại trồng cần sa và các quán làm móng tay.
Tháng trước, trong một trại di cư lạnh giá ở Dunkirk, hai thanh niên Việt Nam túm tụm với nhau để sưởi ấm, một người nằm trong một nhóm khoảng 20 hoặc 30 người nằm rải rác trong số hàng trăm người khác đang tị nạn trong những khu lều hoang. Họ cho biết mình rời quê hương Việt Nam vì lũ lụt, và đã vay tiền của những kẻ cho vay nặng lãi để làm visa đến Serbia, rồi sang Anh tìm việc làm trong các tiệm nail. Khi đến Vương quốc Anh, họ sẽ nợ thêm 18.000 bảng.
“Chúng tôi đã mất hai tháng để đến được đây nhưng cuối cùng cái kết cũng đã ở trong tầm mắt,” một người chia sẻ, sau cuộc gọi điện qua ứng dụng miễn phí trực tiếp với vợ và con nhỏ ở Việt Nam. “Tôi không biết khi nào mình sẽ về nhà, tôi không thể trở về tay không được.”
(Bài báo này đã được bổ sung vào ngày 26 tháng 12 năm 2021. Văn bản được thêm vào để nêu rõ rằng nhà máy Linglong trước đây đã phủ nhận việc người lao động phải đối mặt với các điều kiện lao động cưỡng bức, và để phản ánh chính xác hơn bản chất của các tuyên bố của Tuấn).
* Tên thật của những người này đã được thay đổi.
[…] 3041. Đường dây di cư bí mật bằng ‘lao động cưỡng bức’ từ Việt Nam sang A… […]
ThíchThích
No Star Where. Đi ngày xưa bằng đường biển nguy hiểm hơn nhiều . Kệ tía tụi trí thức xã hội chủ nghĩa, chúng nó la “nhục quấc thỉa” nhưng chúng nó hổng biết nhục là con cá sặc gì đâu . Nghe lời tụi nó, chít ráng chịu . Và đừng có nghe lời xúi dại của RFA. Tớ nói rùi, khả năng thành công bi giờ (quá) cao so với vượt biển ngày xưa . Ngày xưa là 10/3, tức là 10 ghe đi thì 3 ghe coi như mắt trắng . Mỗi lần mất trắng như vậy, con số mỗi ghe có thể lên tới 50-70 người . Ngay cả lên đảo cũng phải vào trại tị nạn, thời gian sau này mới có trại tỵ nạn, trước là phó mặc cho Trời . Có những ghe tới được đảo ở Indo, thổ dân lên tàu ăn cướp hãm hiếp suốt mấy ngày rùi kéo ghe lại ra khơi, đục ghe cho thủng rùi bỏ đó . And not a single line anywhere mentioning. Đây mỗi lần dân mình thiệt mạng là cả thía zái làm ầm lên . Lets go. By Any Means Necessary. Muốn con trở thàn cháu ngoan Bác Hồ, làm học trò Chu Mọng Lông, tôn Nguyễn Ngọc Chu làm thần tượng, trở thành 1 thành tích cho coong zai nin chọng nư khoe khoang thì … Hey, free will. But if you dont want any of that xít, chỉ còn 1 cách . Chuồn thôi .
Níu có khả năng làm giào lên ở VN, làm giào lên rùi lập ATK ở nước ngoài, thats the best. But not, … Get The Phúc Outta Here.
ThíchThích