3051. Vì sao Trung Quốc không bị trừng phạt vì Covid-19

Nó đã mang đến cho thế giới một loại virus chết người mà lại không chịu trách nhiệm – và thế giới đã bỏ qua điều đó.

THE AMERICAN SPECTATOR by FRANK SCHELL – December 27, 2021

Ba Sàm lược dịch

Bạn có thể nói gì về một quốc gia đã coi hành tinh Trái đất như thứ rác rưởi với một loại virus chết người? Rằng quốc gia đó có biết nó đang làm gì hay không?

Trung Quốc đã không bị trừng phạt vì hành động đó: các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp bị hủy hoại hoặc thiệt hại; suy thoái và thất nghiệp ồ ạt; hệ thống y tế căng thẳng đến mức sụp đổ; các quốc gia chia rẽ rã rời bởi chủ nghĩa dân túy; hệ thống giao thông lộn xộn; gián đoạn giáo dục và phát triển của trẻ em; mất niềm tin vào các chính phủ; gia tăng bệnh tâm thần, tức giận và bất tuân dân sự; tính dễ bị tổn thương của người cao tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn; và số người Mỹ chết gần gấp đôi so với Thế chiến thứ Hai. Tác dụng đầy đủ của COVID-19 và các biến thể của nó vẫn chưa được biết đến.

Cho dù mầm bệnh COVID là do ngẫu nhiên được phát tán từ Viện Virus học Vũ Hán, hay là một hành động của tự nhiên thông qua những con dơi hoặc tê tê bị nhiễm bệnh, thì nó cũng không nghiêm trọng bằng sự che đậy của Bộ Chính trị Trung Quốc – trì hoãn tiết lộ dịch bệnh trong nhiều tháng và cuộc đàn áp các chuyên gia y tế đã cố gắng nói ra sự thật. Việc các chuyến bay nội địa đến và đi từ Vũ Hán đã bị ngừng hoạt động, trong khi các chuyến bay quốc tế vẫn được phép tiếp tục đã tự nó cất lên tiếng nói. Có phải Bộ Chính trị Trung Quốc nghĩ rằng Trung Quốc không nên là quốc gia duy nhất phải gánh chịu – mà thảm họa đó nên được xuất khẩu và chia sẻ hay không?

Phản ứng của thế giới đối với hành động gớm guốc này cho đến nay vẫn tương đối nhẹ nhàng. Toàn bộ lực lượng từ truyền thông, các chính phủ và các tổ chức đa phương, các thủ tục pháp lý cho đến các công ty đa quốc gia trên thế giới đã không được sử dụng để trừng phạt nó. Vâng, có một số sự phẫn nộ ban đầu nhưng rồi đã lắng xuống và mang lại sự chấp nhận rộng rãi về hiện trạng – kiểu như người ta vẫn nói: nó là như thế đấy.

Vậy tại sao lại như thế? Chắc chắn có hai lý do: 1) tiền bạc, và 2) nỗi sợ hãi trước hành động mạnh mẽ.

Chứng thực cho sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc dường như đứng số một về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, năm 2020 đã vượt quá 150 tỷ USD, theo công ty dữ liệu Statistica có trụ sở tại Hamburg, có vẻ như đã chấp nhận dữ liệu từ Bộ Thương mại, Cục Thống kê và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước theo mệnh giá của Trung Quốc. Tổ chức Trading Economics có trụ sở tại New York dường như cũng đã chấp nhận những thống kê này từ chính phủ Trung Quốc. Các nguồn tin chính thức khác của Trung Quốc báo cáo tổng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc (được cho là theo giá gốc, không phải vốn chủ sở hữu) là gần 2,6 nghìn tỷ USD, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ ba.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc mang lại lợi ích cho việc làm và GDP ở các nước sở tại: gần 50 tỷ USD vốn của Trung Quốc đã được đầu tư vào khoảng 70 quốc gia thuộc Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường vào năm 2020, với cam kết nhiều hơn đáng kể. Ví dụ, cam kết của Trung Quốc đối với Pakistan, một viên ngọc quý trong BRI, vượt quá 60 tỷ đô la. Với tầm vóc kinh tế lớn như vậy, không có gì lạ khi Trung Quốc muốn viết lại các quy tắc toàn cầu về thương mại và đầu tư để mang lại lợi ích cho Bắc Kinh và thách thức trật tự do Mỹ thống trị thời hậu chiến.

Hơn nữa, dự trữ ngoại hối và vàng của Trung Quốc tổng cộng 3,3 nghìn tỷ đô la, cho phép Trung Quốc mua được đường vào các nước nhận đầu tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thiếu vốn.

Việc tích lũy các nguồn dự trữ này được thúc đẩy bởi tiêu dùng, với việc các nhà bán lẻ Hoa Kỳ đã liên kết thời gian thực (ngay tức thì) với các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc.

Thêm vào ảnh hưởng kinh tế của mình, Trung Quốc nắm giữ gần 1,3 nghìn tỷ USD chứng khoán kho bạc của Mỹ. Việc hoán đổi đột ngột khỏi một số công cụ bằng đô la Mỹ sẽ gây áp lực lên đồng đô la và làm tăng lãi suất của Hoa Kỳ, có khả năng gây hỗn loạn trên thị trường tín dụng và cổ phiếu.

Yếu tố kinh tế cuối cùng là đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, ước tính khoảng 125 tỷ USD vào năm 2020 theo nguyên giá. Ví dụ, việc quốc hữu hóa các công ty đa quốc gia hàng đầu của Hoa Kỳ về công nghệ và tài chính, sẽ là một hình thức trả đũa dễ thấy.

Bên cạnh tiền bạc là nỗi sợ hãi trước hành động mạnh mẽ – là hành động có thể cần đến khi biết được sự thật. Đáng chú ý, cộng đồng tình báo Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không thể xác định nguồn gốc của COVID-19 trong báo cáo được công bố vào tháng 8, mặc dù như đã lưu ý, đã có bằng chứng về hành vi giả mạo và che đậy của Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc bị chỉ mặt theo cách mà Tổng thống Kennedy đã làm với Liên Xô, khi nước này xây dựng ở Cuba các bãi phóng hỗ trợ tên lửa đạn đạo hạt nhân vào năm 1962, thì thế giới sẽ đòi hỏi nhiều hơn những lời hùng biện và lên án.

Trung Quốc hiện được coi là gần ngang bằng về quân sự với Mỹ, với mục tiêu của nó là vào năm 2027, cùng thời điểm kỷ niệm 100 năm lực lượng vũ trang của họ. Một cuộc xung đột quân sự hoặc trên không gian mạng của Mỹ với Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với thế giới, với những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra đối với cả Trung Quốc và Mỹ.

Như tôi từng viết trên tờ The American Spectator này, rằng thị trường tự do có thể kìm hãm được mức phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc di dời cơ sở sản xuất và cắt giảm tiếp xúc xuyên biên giới và các địa phương sẽ mất nhiều thời gian và có thể là không đủ.

Một phiên tòa xét xử tại The Hague, cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc, có thể khiến Bộ Chính trị Trung Quốc mất mặt, tuy nhiên Liên hợp quốc lại nghiêng về các chính sách chống phương Tây, và một khiếu nại sẽ khiến Mỹ xung đột với các nước đang phát triển, và các thành viên của Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thật không may, chúng ta hiện vẫn đang mắc kẹt với điều này: “nó là như thế đấy”.

Frank Schell là nhà tư vấn chiến lược kinh doanh và là cựu phó chủ tịch cấp cao của ngân hàng First National Bank of Chicago. Ông từng là Giảng viên tại Trường Chính sách Công Harris, Đại học Chicago và là người đóng góp ý kiến cho một số báo chí.

Liên quan:

4 comments

  1. Vài điều trong bài “Phê phán luận điệu phủ nhận “không có thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

    “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991 đã nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go

    Nhận thức như vậy, Đảng mang-danh-là Cộng Sản sẽ đứng zìa fe nào ?

    “Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”

    Đọc lại cương lĩnh năm 1991 xem có phải cương lĩnh 2011 là 1 bước Đại Nhảy Lùi đ/v khuynh hướng xã hội chủ nghĩa hông ? Đấu zanh zai cấp vưỡn còn nguyên tính thời sự, ngay cả bi giờ . Cương lĩnh 2011 dont even bother mention đấu zanh zai cấp, mà chiển đổi wa thành cạnh tranh giữa các quốc gia & dân tộc mí nhao .

    “việc Đảng ta phân định giai đoạn hiện nay của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” là tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết”

    Marx đã định ra chiện này trước 200 năm, các học giả mác-xít cũng đã nói zìa & đấu zanh cho chiện này cũng từ hồi đầu thế kỷ trước. Tell me somethin i dont know rùi mới có thỉa claim những chiện này là “tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết” của Đảng . Níu đây là “tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết” của Đảng, chỉ là 1 ông nào đó trong hội lái lợn “tình cờ” đọc lại Marx mà thui .

    “Lập luận của luận điệu sai trái là, nếu nói thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì nay chủ nghĩa xã hội sụp đổ rồi, thời đại này đương nhiên là của chủ nghĩa tư bản; rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã tàn lụi thì dù có trăm năm sau cũng không thể gượng dậy được nữa”

    Cách lập lộn ở chên chỉ có chong Đảng & trí thức thoái hóa của Đảng, cụ thỉa là ở Việt Nam thui . Lập luận của những phía khác là “Đổi Mới” or wtfchamacallit là trở lại coong đường tư bửn thúi nát . Đã thành công trong cách mạng xã hội chủ nghĩa lại trở lại coong đường tư bửn, theres a joke for this.

    “Sự đổ vỡ của XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đương nhiên là tổn thất nặng nề đối với phong trào cộng sản. Sự sụp đổ ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nó không thuộc về bản chất của chế độ XHCN”

    i agree. Nhưng ông le le lại nói khác . Ổng lói thía lày

    “chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ thì giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chấm hết”

    Có xem ổng là “Kẻ thù tư tưởng của chúng ta” hông khi ổng “công khai tuyên bố” điều này trên báo Đảng ? Ý nguyên văn của ổng là sự xụp đổ của Liên Sô là sự xụp đổ của 1 “hình thái”, 1 “kiểu mẫu” đã bị lịch sử thẳng tay loại bỏ vì lạc hậu, bảo thủ, duy ý chí … Có nghĩa sự xụp đổ của Liên Sô là sự xụp đổ của hình mẫu được tạo nên bởi CMT10, hình mẫu đó, về (rất) nhiều mặt, vẫn còn tồn tại & đang trở lại . Nhưng ông le le nói là hình mẫu đó đã lạc hậu, phản lại tiến bộ của nhưn lọi, của lịch sử nên đã bị lịch sử đào thải . Of course, tớ cho nhận định này của ổng là sai lầm, nhưng níu nó được đăng trên báo Đảng, lại là ở cái tờ kiu là cơ quan ngôn luận của Đảng … WTF you want me to think?

    “tuy không còn có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN như trước”

    i beg to differ. Đảng cương quyết khước từ, thậm chí bo bo xịt sự tồn tại cùng những thắng lợi zìa nhiều mặt của các nước XHCN thì đúng hơn . Suốt 3 tuần liền, chiền thông tư bửn, hễ nói zìa thía zái là nói zìa những thắng lợi kinh thiên động địa zìa khoa học của phe xã hội chủ nghĩa . Chiền thông nước mềnh hổng có lấy 1 dòng . Hóa ra báo Đảng bi giờ học thực dân chiện lờ lớ lơ các thành quả/thắng lợi của phe xã hội chủ nghĩa . WTF should i call thái độ lờ lớ lơ của báo Đảng với những chiện đang làm cho tư bửn thúi nát đâu cái điền ?

    “tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được”

    This is a bô (full of) xít statement. Hổng phải hổng có phần đúng, tức là lão tô zăng chường đức cớp . Nhưng dựa theo câu này mà bảo quan hệ vô tội vạ … Ông le le phủ định sạch chơn toàn bộ CMT10 thì cũng hổng nên ngạc nhiên lém với nhận định trên .

    OK, bi giờ nói zìa thời kỳ quá độ . Theo chủ nghĩa Mác, đúng, quá độ ở từng nước & từng thời điểm đều khác nhao . No problem there. Nhưng điểm chung của nó là sự biến mất dần của chủ nghĩa tư bửn, thay vào đó là cái hình thái của chủ nghĩa xã hội . Hổng phải ngược lại . Đúng, có thỉa trong 1 thời điểm nhứt định nào đó, chủ nghĩa tư bửn có thỉa lợi dụng cho mục đích phát chiển, but it has to be in tite control, và zìa lâu, đồ thị của chủ nghĩa tư bửn phải đi xuống, chong khi đồ thị của chủ nghĩa xã hội theo chiều ngược lại, tức là đi lên . WTF happenin in VN is anything but that.

    Chiện lợi dụng tư bửn thúi nát để phát chiển, Bác Hồ cũng đã ứng dụng gòi chứ hổng phải không . Nhưng lúc nào Bác Hồ cũng keep it under watch. Và Bác Hồ cũng đã hơn 1 lần khuyến cáo là sẽ phase out eventually. Almost verbatim -too lazy to look it up- là xu hướng sẽ là đưa tư bửn vào tập thỉa . Ai chống lại thì bị tiêu diệt, còn ai theo thì sẽ gia nhập lực lượng lao động tiến bộ .

    Đảng mang danh là Cộng Sản làm hoàn toàn ngược lại . For starter, Đảng đánh lận con đen, kiu chủ nghĩa tư bửn bằng 1 cái tên khác, rùi cổ động cho phát chiển nó . Chưa kể, có vẻ phát chiển chủ nghĩa tư bửn, bi giờ mang danh nghĩa kinh tía thị chường, đã chở thành “chủ chương lớn” của Đảng & Nhà nước . Và theo chiều ngược lại là chủ nghĩa xã hội . Bắt đầu bằng full-blown chủ nghĩa xã hội, bi giờ Đảng chỉ định hướng leo lét . Và mới năm ngoái ờ mây zinh Việt Nam kiếm lòi tĩ cũng đóe thấy chủ nghĩa xã hội ở hóc bà tó nào ở Việt Nam . Chong khi tây ba lô nhận thấy rõ ở Trung Quốc . Now, how the Phúc that xít happen, Đảng có thỉa giải thích được hông ? Và “Đổi Mới” xì tin Việt Nam kiểu đó có dính dáng gì tới chủ nghĩa Mác-Lê hay tư tưởng Hồ Chí Minh hông ?

    Đó là chưa nhắc tới đấu zanh zai cấp . Chắc Đảng quăng nó vào xó xỉnh nào đó gòi .

    Níu Đảng mún phản bội chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh thì cứ nói thẳng ra . Tụi thoái hóa seem very hép bi & ill shut up, hổng đem Mác-Lê ra nói chiện nữa . Tụi Ngụy sẽ ủng hộ vì phản bội Mác-Lê, đ/v bọn đu càng, là dựng lại cờ vàng, là đu càng bọn đu càng . Níu “dân” Việt có thỉa chia 3; thoái hóa, phản động & xã hội chủ nghĩa, phản bội chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh satisfy được 2 trong 3 thứ dân . Phúc đám xã hội chủ nghĩa đi . Why the Phúc not? Đảng Phúc tụi nó từ hồi “Đổi Mới” tới giờ, them shouldve gotten used to it by now.

    “tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”

    i dont have problem with that, nhưng hổng có nghĩa wan hệ sản xuất tư bửn chủ nghĩa phát chiển hà rầm chong 1 xã hụi mang tên xã hội chủ nghĩa, hổng có nghĩa adopt toàn bộ hệ thống giá chị tư bửn chủ nghĩa, rùi đưa chúng lên địa vị thống soái, hổng có nghĩa các hình thái & hoạt động xã hội chủ nghĩa bị cớm, Trần Long Ẩn kiu là chúng đi vào hoạt động bí mật, hổng có nghĩa chủ nghĩa tư bửn take over xã hội mang/mạo danh là xã hội chủ nghĩa . Và nhứt là hổng có nghĩa để adapt với “tình hình” mới, chế độ chính chị cũng phải thay đổi để phù hợp đồng thời tạo điểu kiện cho kinh tía thị chường phát chiển . It mean flat-out phản bội .

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.