3091. Vụ bê bối que xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á tại Việt Nam loang nhanh như đại dịch

EAST ASIA FORUM Author: Thiem Bui, Duke University – 21 January 2022

(Thiem Bui là Học giả thỉnh giảng của Fulbright tại Trung tâm Phát triển Quốc tế Duke, Đại học Duke.)

Ba Sàm lược dịch

Kể từ đầu năm 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi những nỗ lực của họ để chống lại COVID-19 như một cuộc chiến chống lại một ‘kẻ thù vô hình’, với việc huy động nhân viên y tế, công an và quân đội ở một mức độ chưa từng có.

Thế nhưng vào cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Công an đã bắt giữ Giám đốc điều hành công ty y tế Việt Á là Phan Quốc Việt và tiến hành điều tra vụ án tham nhũng liên quan đến COVID-19 lớn nhất Việt Nam.

Công ty đã thu về 175 triệu đô la Mỹ doanh thu từ việc bán các bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 đắt đỏ trên khắp Việt Nam. Doanh số của công ty đạt 6,6 triệu đô la Mỹ chỉ tính riêng tại tỉnh Hải Dương, cho thấy một số vấn đề nghiêm trọng về quản trị do sự thao túng chính sách của một mạng lưới các nhóm lợi ích có quyền lực lớn. Vụ việc đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giải trình của các cơ cấu quản trị và về các quan chức Việt Nam.

Đã có những dấu hiệu cho thấy chính sách COVID-19 cấp quốc gia của Việt Nam đã bị thao túng vì lợi ích tư nhân, sau khi chính quyền trung ương, Bộ Y tế và chính quyền địa phương liên tục thúc giục hàng loạt và trong một số trường hợp, còn bắt buộc phải xét nghiệm. Đến tháng 12 năm 2021, Việt Nam đã thực hiện hơn 73 triệu xét nghiệm COVID-19 với chi phí ước tính là 1,26 tỷ USD – cao gấp 4 lần số tiền chi cho vaccine.

Vào tháng 2 năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt khoản tài trợ nghiên cứu đặc biệt cấp quốc gia, trị giá hơn 830.000 USD, cho dự án thí điểm sản xuất bộ xét nghiệm COVID-19. Do Học viện Quân y và Việt Á hợp tác sản xuất, dự án được đánh giá là thành công tốt đẹp sau khi hoàn thành trong vòng một tháng.

Bộ Y tế đã cho phép thương mại hóa để sử dụng trên toàn quốc và đưa ra mức giá 20,57 USD / bộ xét nghiệm. Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố rộng rãi vào tháng 4 năm 2020 rằng bộ xét nghiệm của Việt Á đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận, sau khi đáp ứng tiêu chuẩn đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Các tờ báo và hãng truyền thông lớn tại Việt Nam đã đưa tin đầy tự hào về việc Việt Á đã được Chủ tịch nước khi đó là Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào tháng 3 năm 2021.

Nhưng tuyên bố chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc WHO chấp nhận bộ xét nghiệm của Việt Á là sai – WHO chưa bao giờ công nhận bộ xét nghiệm của Việt Á. Những nghi ngờ về tuyên bố này đã lan truyền trên mạng xã hội vào đầu tháng 5 năm 2020, với nhiều người lên án đây là tin tức giả mạo để nâng cao lòng tin của công chúng và doanh số bán hàng.

Những câu hỏi về quyền sở hữu và hoạt động của Việt Á vẫn còn rất lớn. Trong khi Giám đốc điều hành và các cộng sự được nêu tên của ông chỉ sở hữu 20% công ty, thì 80% quyền sở hữu cổ phần của công ty vẫn chưa được công khai.

Việt Á sở hữu 30% của Vinbiocare, một công ty con kinh doanh các sản phẩm sức khỏe vừa được thành lập bởi tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup. Tổng giám đốc của Việt Á đã từng là Tổng giám đốc của Vinbiocare, và Vingroup đã mua lại cổ phần của Việt Á tại Vinbiocare chỉ bốn tháng trước khi vụ bê bối bộ xét nghiệm Việt Á bị phanh phui.

Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về vai trò và tính liêm chính của báo chí trong việc nói lên sự thật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngay cả WHO cũng đã bị thẩm vấn sau khi không làm gì để đính chính thông tin giả mạo về các xét nghiệm trên báo chí Việt Nam vào tháng Tư. Chỉ sau khi Bộ Công an công khai vào tháng 12 năm 2021, hàng chục cơ quan truyền thông lớn mới tiết lộ thêm chi tiết xung quanh vụ bê bối và về đại diện của WHO Việt Nam cho biết rằng WHO đã từ chối bộ xét nghiệm của Việt Á.

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính gần đây đã thúc giục Bộ Công an mở rộng điều tra để vạch trần quy mô rộng lớn hơn của đường dây tham nhũng, trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng ra lệnh đặt vụ án dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo, yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng điều tra các tổ chức đảng và cán bộ có liên quan.

Áp lực ngày càng lớn đối với trách nhiệm giải trình của chính phủ đã được chứng minh tại cuộc họp của Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2021 và phiên họp đặc biệt của Quốc hội vào đầu tháng 1 năm 2022.

Như vậy, chiếc hộp Pandora hiện đã được mở ra. Việc bắt giữ và khởi tố ba quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng hàng loạt quan chức địa phương ở Nghệ An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ là bước khởi đầu. Việc tiến hành thanh tra các cơ quan hữu quan cũng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Bộ dụng cụ xét nghiệm được định giá quá cao là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, nảy sinh vấn đề lâu dài về chủ nghĩa thân hữu và chính trị cửa hậu trong ngành buôn bán thiết bị y tế. Nhưng trường hợp này khác với các trường hợp tham nhũng khác ở chỗ nó đã làm xói mòn lòng tin của công chúng một cách sâu sắc đối với những nỗ lực chống lại đại dịch. Các bộ dụng cụ xét nghiệm Việt Á đắt đỏ chỉ là phần nổi của tảng băng tham nhũng trong lĩnh vực y tế và các dự án do nhà nước cấp vốn khác, cho thấy những thay đổi quanh các quan chức chịu trách nhiệm ở cấp cao.

One comment

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.