
Tổng thống Ukraine lần đầu tiên phát biểu trước Nghị viện Đức, sau một loạt lời kêu gọi mà Zelenskyy đã đưa ra đối với các nhà lãnh đạo trên thế giới.
DW/ dpa, AFP, epd – 17.03.2022
Ba Sàm lược dịch
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã phát biểu trước Nghị viện Đức trong cuộc gọi điện video lần đầu tiên, vào sáng hôm nay thứ Năm, trước khi quốc hội nước này khai mạc kỳ họp.
Tổng thống Ukraine nói với các nghị sĩ Đức rằng “sự trợ giúp đã đến quá muộn để ngăn chặn chiến tranh” với Nga, quốc gia xâm lược nước này vào ngày 24/2.
Zelenskyy đã có một số lời lẽ gay gắt đối với chính phủ Đức về lợi ích kinh tế của họ với Nga. “Chúng tôi có thể thấy sự sẵn sàng của các bạn trong việc tiếp tục làm ăn với Nga và hiện tại chúng ta đang ở giữa chiến tranh lạnh. Và một lần nữa, đây là điều mà các bạn đã không thấy được”, Zelensky nói với Quốc hội.
“Các bạn vẫn đang tự bảo vệ mình sau một bức tường, thứ không giúp cho các bạn có thể nhìn thấy những gì chúng tôi đang phải trải qua”, ông nói thêm.
“Ngài Scholz, hãy phá bỏ bức tường này đi”
Trong bài phát biểu đầy xúc động của Zelensky, ông cũng đã trực tiếp kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng “Ngài Scholz thân mến, hãy phá bỏ bức tường này.”
Bằng cách sử dụng thuật ngữ “bức tường”, tổng thống đã đề cập trực tiếp đến sự kiện lịch sử, là bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi đứng cạnh Bức tường Berlin vào năm 1987, Giám đốc biên tập quốc tế Richard Walker của báo DW giải thích.
Cựu tổng thống Mỹ đã có lời khẩn cầu nổi tiếng đến Mikhail Gorbachev, rằng “hãy phá bỏ bức tường này”, một lời kêu gọi mà Zelenskyy đang đưa ra với Olaf Scholz.
“Đây là chủ đề mà Zelenskyy đã đưa ra trong bài phát biểu của mình, rằng có một bức tường mới ở châu Âu cho thấy đây là bức tường mà Ukraine đã đứng nhầm chỗ, trong khi đó khối NATO thì nằm bên trong bức tường và Ukraine thì ở bên ngoài, dễ bị ảnh hưởng bởi những cuộc tấn công từ Nga,” Walker nhận xét.
Hàng loạt lời kêu gọi các nhà lãnh đạo
Cuộc gặp qua mạng này tiếp theo sau một loạt lời kêu gọi trực tiếp mà Zelenskyy đã đưa ra với các nhà lãnh đạo thế giới để cố gắng nhận thêm sự ủng hộ, sau khi Nga xâm lược đất nước ông.
Sau cuộc nói chuyện với Quốc hội Canada vào đầu tuần này, tổng thống Ukraine đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ và kêu gọi các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn hơn đối với Điện Kremlin và những kẻ gây ra cuộc xâm lược.
- 3012. Tại sao nước Đức – với lịch sử của nó – lại cho phép ĐCS Trung Quốc duy trì chế độ diệt chủng?
Ông khẳng định rằng “Hòa bình quan trọng hơn thu nhập quốc dân.”
Hôm thứ Tư, ngày thứ 21 của cuộc chiến, hội đồng thành phố Mariupol bị bao vây tuyên bố Nga đã phá hủy Nhà hát Kịch, nhưng phía Nga phủ nhận.
Lập trường của Đức về Ukraine
Để đối phó với cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng 2, chính phủ Đức đã chấp thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine. Cho đến nay, nước này đã gửi 1.000 vũ khí chống tăng, 500 tên lửa đất đối không và có báo cáo là 2.700 tên lửa từ thời Liên Xô đã được đưa tới quốc gia Đông Âu này.
Tuần này, Đức cũng thông báo sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ, được coi là máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Sự kiện diễn ra sau khi Thủ tướng Scholz tiết lộ vào tháng trước kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lên 100 tỷ euro.
Các hành động của nước này đánh dấu sự thay đổi lớn so với chính sách quốc phòng lâu nay là không gửi hoặc bán vũ khí cho các vùng chiến sự.
Nhưng Đức vẫn phản đối việc NATO tham gia vào cuộc chiến Ukraine, nhấn mạnh rằng việc giảm leo thang là rất quan trọng.
Đầu tháng này, Ba Lan đã đề nghị gửi 28 máy bay chiến đấu MiG của mình tới Ukraine qua Căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Ramstein, Đức với điều kiện NATO sẽ ủng hộ động thái này. Nhưng cả Đức và Mỹ đều từ chối ủng hộ đề xuất đó.
Thủ tướng Olaf Scholz nói: “Chúng tôi muốn giảm leo thang xung đột, chúng tôi muốn thấy sự kết thúc của xung đột này.”