
+ Đoạn clip được chỉnh sửa xuất hiện cho thấy Zelensky kêu gọi quân đội hạ vũ khí
+ Nó đang được lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội của Nga và được phát sóng trên kênh truyền hình Ukraine bởi các tin tặc
+ Các chuyên gia cho rằng nó cho thấy giai đoạn tiếp theo của chiến dịch thông tin sai lệch của Điện Kremlin
DAILY MAIL By JACK NEWMAN – 18 March 2022
Ba Sàm lược dịch
Một video deepfake (dùng trí tuệ nhân tạo để làm giả) nghiệp dư về lời tuyên bố đầu hàng Nga, của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đã bị các chuyên gia chê cười.
Đoạn clip cho thấy tổng thống Ukraine đang đứng trên bục phát biểu, trong đó ông kêu gọi quân đội của mình hạ vũ khí và nhượng bộ đội quân xâm lược của Putin.
Bản deepfake này đã được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội của Nga, và thậm chí còn bị tin tặc gieo rắc trên truyền hình trực tiếp ở Ukraine và trên một trang web tin tức trước khi nó bị gỡ xuống.
Người dùng Internet ngay lập tức đánh dấu bằng cờ cho nó (báo cho nhà mạng nội dung có vấn đề) với sự khác biệt giữa tông màu da trên cổ và mặt của Zelenskiy, giọng nói kỳ lạ trong video và độ phân giải của hình ảnh xung quanh đầu của ông.
–
Kênh truyền hình Ukraine 24, là mục tiêu của những kẻ lừa đảo, đã cho biết đây là việc làm của “tin tặc đối phương”.
Mặc dù nỗ lực thông tin sai lệch vụng về khó có thể đánh lừa được bất kỳ ai, nhưng nó đã làm dấy lên những lo lắng về một mặt trận mới trong cuộc chiến thông tin.
Có những quan ngại rằng Nga có thể cho tràn ngập những video tương tự trên các phương tiện truyền thông xã hội, với hy vọng làm mất uy tín của thông tin chính thức do Ukraine đưa ra.
Nina Schick, tác giả cuốn Deepfakes: The Coming Infocalypse, cho biết là đoạn video trông giống như “một cuộc hoán đổi khuôn mặt hoàn toàn một cách khủng khiếp”, khi ông đề cập đến các chương trình ứng dụng có thể ghép khuôn mặt của một người với cơ thể của người khác bằng kỹ thuật số.
Hai tuần trước, cơ quan tình báo quân sự Ukraine đã công bố một đoạn video ngắn cảnh báo nước này về nguy cơ bị lừa đảo nguy hiểm từ deepfake, cáo buộc rằng Điện Kremlin đang chuẩn bị một màn kịch liên quan đến một vụ lừa đảo.
Đại sứ quán Nga tại Washington đã không đưa ra bình luận ngay lập tức trước câu hỏi của chúng tôi.
Schick gọi đoạn video giả mạo Zelenskiy là “rất thô thiển”, nhưng cảnh báo rằng chỉ còn vấn đề về thời gian trước khi công nghệ này trở nên dễ có được chất lượng cao hơn.
“Tôi cho rằng rằng những món đồ giả như thế này sẽ trở nên dễ sản xuất hơn trong khi vẫn có độ chân thực cao,” bà nói.
Mounir Ibrahim, người làm việc cho Truepic, một công ty chuyên truy tìm nguồn gốc các deepfake trực tuyến, nói với báo The Daily Beast: “Thực tế là nó được thực hiện kém cỏi là một điều hơi khó chịu. Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt – đây không phải là deepfake tốt nhất mà chúng tôi từng thấy, thậm chí nó còn không được gần với loại chất lượng tốt.”
“Khi chúng ta bắt đầu thấy ngày càng nhiều hàng giả rẻ tiền, hàng giả tràn ngập các khu mua sắm, nó sẽ khiến mọi người mất đi sự nhạy cảm và cho phép những kẻ xấu cáo buộc rằng ‘Không có gì là thật trên mặt đất, bạn không thể tin tưởng bất cứ điều gì’.”
Zelensky đã đáp trả video giả mạo mình, khi ông nói với những người ủng hộ: “Chúng ta đang bảo vệ đất đai, con cái, gia đình của chúng ta. Vì vậy, chúng ta không hề có ý định hạ vũ khí. Cho đến khi chúng ta chiến thắng.”
Động thái này là một phần của cuộc chiến thông tin sai lệch, vốn đã chứng kiến Nga che giấu số thương vong của mình, tuyên bố rằng Ukraine là phía khởi sự cuộc chiến và đang thực hiện hành vi tàn bạo đối với người dân của mình.
Hôm nay thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã ra tay trước “thủ đoạn bẩn thỉu” của Nga, sau khi ông và Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel bị một kẻ mạo danh là thủ tướng Ukraine nhắm mục tiêu.
Bộ trưởng Quốc phòng đã phải mất 10 phút cho cuộc gọi trên Microsoft Teams với một người đàn ông tự xưng là Oleksiy Honcharuk, người này đã hỏi về chính sách của Anh quốc.
Bộ trưởng Wallace, người đã kể về hành động lừa đảo này trong một Tweet của mình, cho biết ông dần nghi ngờ và chấm dứt cuộc gọi sau “một số câu hỏi sai lạc”.

Mức độ tinh vi liên quan đến trò lừa bịp đã thuyết phục các nguồn tin Chính phủ để cho rằng đó là một âm mưu của Nga.
Cuộc gọi điện video trên được thiết lập sau khi một email, được cho là gửi từ một cán bộ của đại sứ quán Ukraine, được gửi đến một bộ của chính phủ và sau đó được chuyển đến Bộ Quốc phòng.
Cuộc gọi đã được thiết lập và ông Wallace được đưa vào các Nhóm của “thủ tướng Ukraine”, với lá cờ của nước này phía sau lưng ông.
Báo Times đưa tin, ông Wallace đã được hỏi về khả năng các tàu chiến của Anh tới Biển Đen và liệu Ukraine có nên nhận vũ khí hạt nhân hay gia nhập NATO hay không.
Các nguồn tin cấp cao của Bộ Quốc phòng lo ngại Moscow có thể cố gắng ghép các bình luận của ông Wallace với nhau để cố gắng gây khó khăn cho ông.
Ông đã yêu cầu một cuộc điều tra ngay lập tức để tìm ra cách kẻ mạo danh có thể nói chuyện được với ông.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết đây là một “nỗ lực tuyệt vọng” nhưng “không có lượng thông tin sai lệch, xuyên tạc và thủ đoạn bẩn thỉu nào của Nga” có thể đánh lạc hướng đối với những hành vi vi phạm nhân quyền được thực hiện trong cuộc xâm lược Ukraine của các đội quân của Vladimir Putin.