
Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á xung đột gay gắt trong việc lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, hoặc đi xa hơn và tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế và các biện pháp tương tự khác chống lại Điện Kremlin.
COUNCIL on FOREIGN RELATIONS by Joshua Kurlantzick – April 21, 2022
(Joshua Kurlantzick là thành viên cấp cao chuyên về Đông Nam Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR). Gần đây nhất, ông là tác giả của bài A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of a Military CIA).
Ba Sàm lược dịch
Như tôi đã lưu ý trong các bài viết trước đây, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã mâu thuẫn nặng nề trong việc lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga, hoặc đi xa hơn và tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế và các biện pháp tương tự khác chống lại Điện Kremlin. Singapore đã đi xa nhất, bằng việc tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế, lên án cuộc xâm lược – và có lẽ nhận ra rằng tiền lệ về một nước láng giềng khổng lồ thống trị các nước nhỏ hơn trong khu vực là một điều không tốt cho nhà nước-thành phố của mình. Các quốc gia khác, như Indonesia và Thái Lan, đã thận trọng hơn, không muốn xa lánh một nhà cung cấp vũ khí, và với Thái Lan, đó một nguồn du lịch rất quan trọng. Một số, như Myanmar, phụ thuộc và liên kết với Nga đến mức nhà cầm quyền đã hết lòng ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine.
Như Richard Ehrlich đã lưu ý trong một bài báo gần đây trên tờ Asia Times, Điện Kremlin tiếp tục tận hưởng thành công trong việc ve vãn Thái Lan. Ông viết, “Thành công mới nhất của Nga [với Thái Lan} thể hiện vào ngày 7 tháng 4, khi Bangkok tham gia cùng 57 quốc gia khác và bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên hợp quốc trong việc đình chỉ tư cách của Moscow trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc”.
Nhưng Việt Nam, như tôi đã lưu ý trước đây, đang ở trong tình trạng khó khăn nhất trước cuộc chiến ở Ukraine so với bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào. Việt Nam, mặc dù là một trong những đối tác mang tính chiến lược gần gũi nhất của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á và là quốc gia có mối ngờ vực sâu sắc đối với Trung Quốc, cường quốc thống trị khu vực, nhưng lại có quan hệ lâu dài và sâu sắc với Nga, kể từ sau Chiến tranh Việt Nam. Do đó, quân đội nước này phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị của Nga.
Giờ đây, Việt Nam dường như còn bị mắc kẹt sâu xa hơn giữa mong muốn xây dựng các quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, và nhu cầu duy trì liên kết với Nga, nhằm đảm bảo về chuyên môn cho các vũ khí khí tài của họ và để không hủy hoại mối quan hệ lâu dài của họ với Moscow.
Theo Đài Á Châu Tự do, Hà Nội đang có kế hoạch tổ chức các cuộc tập trận chung với Moscow. Theo RFA, “Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti cho biết, cuộc họp để lên kế hoạch ban đầu cho cuộc tập trận huấn luyện quân sự được tổ chức hầu như giữa các nhà lãnh đạo Quân khu miền Đông của Nga và quân đội Việt Nam.” Việt Nam đã đưa ra những câu trả lời kiểu vòng vo con kiến (mealy-mouthed) khi được hỏi liệu các cuộc tập trận này có đang diễn ra hay không, nhưng lại không phủ nhận việc chúng sẽ diễn ra.
Các cuộc tập trận chung, thậm chí còn có ý nghĩa hơn cả việc Việt Nam bỏ phiếu trắng về các biện pháp lên án Nga tại Liên Hợp Quốc, sẽ gửi đi một thông điệp khó hiểu vào thời điểm này – và không chỉ vì Nga đang xâm lược và có hành động tàn bạo ở Ukraine. Việt Nam, giống như Thái Lan, cũng đã bỏ phiếu phản đối việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Trên thực tế, tất cả các quốc gia ASEAN, bao gồm cả Việt Nam, đang lên kế hoạch gặp gỡ thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 12 và 13 tháng 5 (cuộc họp đã bị hoãn lại một lần trước đó). Việc một trong những quốc gia quan trọng nhất trong ASEAN tiến hành các cuộc tập trận chung với Nga, trong khi hội nghị thượng đỉnh này đã được lên kế hoạch, là một hình ảnh tồi tệ đối với ASEAN.
Hơn nữa, như David Hutt lưu ý (ở bài trên), Việt Nam thậm chí có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt vì liên kết quân sự liên tục với Nga. Ông lưu ý rằng vào năm 2017, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ Thông qua Trừng phạt, đạo luật này đe dọa trừng trị bất kỳ quốc gia nào mua vũ khí từ Nga. Đạo luật này chưa từng được áp dụng trước đây để chống lại Việt Nam (hoặc Indonesia), nhưng trong bối cảnh hiện tại của cuộc chiến Ukraine, không khó để tưởng tượng Washington sẽ trừng trị thẳng tay và trừng phạt Việt Nam (quốc gia mà gần đây đã mua ít vũ khí hơn từ Nga), mặc dù thực tế là Việt Nam quan trọng đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Washington.
[…] Ba Sàm lược dịch 23/04/2022 — Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á xung đột gay gắt trong việc lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, hoặc đi xa hơn và tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế và các biện pháp tương tự khác chống lại Điện Kremlin. […]
ThíchThích