3282. Nga tuyên chiến với người Strauss, không phải với dân Ukraine

Đôi lời: Tôi đã định viết bình luận cho bài báo công phu này, vì nhận thấy một số lập luận mình cho là phiến diện; nhưng thấy nó đã dài, lại có cả lời bạt của người dịch, nên thôi. Rồi sau khi đăng lên chỉ vài giờ, đã có một số phản hồi trái ngược nhau. Vậy xin có vài lời:

Thiết tưởng trong việc “nâng cao dân trí”, chuyện “nghe bằng cả hai tai”, “thông tin nhiều chiều”, … là điều ai cũng biết, thấy cần thiết, nhưng lại không dễ làm. Chính vậy mới có những người dấn thân tranh đấu cho tự do tư tưởng, ngôn luận, chống độc quyền chân lý, … và đã phải trả giá vô cùng đắt trong bao nhiêu năm nay.

Nếu cứ tự bưng tai bịt mắt mình thì chỉ tiếp tục làm nô lệ cho độc tài toàn trị, mắc đúng căn bệnh cộng sản mà mình từng chỉ trích.

Trang Ba Sàm trước đây cũng như hiện nay luôn kiên định quan điểm đó, với tuyên ngôn “Phá vòng nô lệ”, đôi khi đăng lại cả những bài rất “khó chịu” trên báo Đảng, không nghĩ là độc giả của mình u tối đến độ không phân biệt được phải trái.

Để góp thêm vào dạng thông tin “trái chiều” này (có khi bị cho là “thuyết âm mưu”), xin giới thiệu hai cuốn sách của tác giả John Perkins, đã được xuất bản ở VN từ nhiều năm và rất hấp dẫn cả trong lẫn ngoài nước, và một số bài bình luận về nó.

+ Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. + Đọc cuốn Lời thú tội của  một sát thủ kinh tế. + Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế”.

+ Sự Cứu Chuộc Một Sát Thủ Kinh Tế. + “Sự cứu chuộc của một sát thủ kinh tế”: Hồi sinh nền kinh tế chết

Ba Sàm  

Voltairenet.org by Thierry Meyssan – 5 March 2022

Boristo Nguyen dịch và giới thiệu, Ba Sàm hiệu đính và bổ sung chú dẫn

Boristo Nguyen: Về các sự kiện chính trị, đặc biệt là chiến tranh thường có các quan điểm khác nhau. Đó là chuyện bình thường. Có những quan điểm đơn thuần dựa vào cảm tính, thậm chí mang tính bầy đàn, không dựa trên lý tính và tìm hiểu bản chất của vấn đề. Những quan điểm loại này tuy rất phổ biến, nhiều khi áp đảo trên các diễn đàn nhưng thực chất không có mấy giá trị. Đáng quý hơn là những quan điểm dựa trên lý tính, hình thành qua quá trình tìm hiểu một cách nghiêm túc, có luận cứ và dựa vào những cứ liệu được kiểm nghiệm. Tuy cùng đều dựa vào lý tính vẫn có thể có các cách nhìn khác nhau, phụ thuộc vào góc nhìn, nhận thức hay quan điểm chính trị cũng như nguồn thông tin tiếp nhận.

Chiến tranh là bi kịch, là đau thương và chết chóc. Chống chiến tranh là một cảm xúc tự nhiên của con người nhưng điều không kém phần quan trọng là tìm hiểu (để) rõ nguyên nhân tại sao nó lại xảy ra, bản chất của một cuộc chiến tranh cụ thể là gì. Chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân ta mới có thể rút ra bài học để tránh không bị lặp lại.

Thierry Meyssan – nhà báo Pháp nổi tiếng với cuốn The Big Lie (Sự lừa dối to lớn) đưa ra những suy đoán về sự kiện 11 tháng 9. Bài viết này của ông được đăng trên trang mạng Voltaire có thể được nhìn nhận và đánh khác nhau nhưng nó được viết dựa trên facts và arguments (những sự thật và lý lẽ), rất đáng được quan tâm. Bài viết cho thấy một cách nhìn của nhà báo phương Tây về nguyên nhân và bản chất của cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine.

Nga gây chiến không phải với người dân Ukraine, mà là nhắm vào một nhóm nhỏ nằm trong giới quyền lực của nước Mỹ, những kẻ đã biến đổi Ukraine mà nước này không hề hay biết, họ là người Strauss. Nhóm người Strauss được hình thành cách đây nửa thế kỷ và đã gây ra một số lượng lớn đáng kinh ngạc các tội ác tại Mỹ Latinh và Trung Đông mà Hoa Kỳ không hề hay biết. Đây là câu chuyện của họ.


Rạng sáng ngày 24 tháng 2, quân đội Nga đã ồ ạt tiến vào Ukraine. Cùng lúc đó, trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin nói chiến dịch đặc biệt này là khởi đầu của sự trả lời của Nga đối với “những kẻ khao khát thống trị thế giới” và đang mở rộng cơ sở hạ tầng của Nato tiến dần đến trước cửa ngõ đất nước ông. Trong bài phát biểu dài này, ông đã tóm tắt cách NATO phá hủy Nam Tư mà không được phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thậm chí ném bom Belgrade vào năm 1999. Sau đó, ông kể chi tiết về sự tàn phá của Hoa Kỳ tại Trung Đông, Iraq, Libya và Syria. Chỉ sau khi kết thúc bài thuyết trình dài dòng này, ông mới thông báo là đã gửi quân đến Ukraine với sứ mệnh kép: tiêu diệt các lực lượng vũ trang liên kết với Nato và chấm dứt các nhóm tân phát xít được vũ trang bởi Nato.

Ngay lập tức, tất cả các quốc gia thành viên của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương lên tiếng tố cáo cuộc tiến chiếm Ukraine và so sánh nó với việc chiếm đóng Tiệp Khắc trong “Mùa xuân Praha” (1968). Theo họ, nước Nga của Vladimir Putin đã áp dụng “Học thuyết Brezhnev” thời Liên Xô. Vì vậy, thế giới tự do phải trừng phạt “Đế quốc Ác vương” đang phục sinh bằng “những đòn chí mạng”.

Cách giải thích của Liên minh Bắc Đại Tây Dương trước tiên là nhằm loại bỏ lý lẽ chính của Nga: Nato không phải là một liên minh ngang hàng mà là một hợp bang có thứ bậc dưới sự chỉ huy của người Anglo-Saxon, Nga cũng đang làm như vậy. Nga từ chối không cho Ukraine lựa chọn số phận của mình, giống như Liên Xô trước đây đã từng làm với người Tiệp Khắc. Tuy đúng là Nato đã vi phạm các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc về chủ quyền và quyền bình đẳng của các quốc gia, nhưng nó không phải giải thể, trừ khi Nga bị giải tán.

Có lẽ vậy, nhưng chắc là không.

Bài phát biểu của Tổng thống Putin không nhằm chống Ukraine, hay thậm chí chống Hoa Kỳ, mà rõ ràng là chống lại “những kẻ khao khát thống trị thế giới”, tức là chống lại “những người Strauss” trong cơ cấu quyền lực nước Mỹ. Đó là một lời tuyên chiến thực sự chống lại họ.

Ngày 25 tháng 2, Tổng thống Vladimir Putin đã gọi giới lãnh đạo Kiev là “một nhóm những kẻ nghiện ma túy và theo chủ nghĩa tân quốc xã”. Truyền thông phương tây coi đây là lời của một bệnh nhân tâm thần.

Đêm ngày 25 sang ngày 26 tháng 2, Tổng thống Volodymyr Zelensky thông qua đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev đã gửi đề xuất ngừng bắn tới Nga. Điện Kremlin lập tức trả lời và đưa ra các điều kiện của mình:

– bắt giữ tất cả những kẻ Quốc xã (Dmitri Yarosh và Tiểu đoàn Azov, v.v.)

– xóa bỏ tất cả các tên đường và phá bỏ các tượng đài tôn vinh những người cộng tác với Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai (Stepan Bandera, v.v.),

– hạ vũ khí.

Báo chí phương Tây đã phớt lờ sự kiện này, trong khi phần còn lại của thế giới, vốn biết về nội dung đó, đã nín thở lo lắng. Cuộc đàm phán thất bại sau đó vài giờ khi Washington nhúng tay vào can thiệp. Chỉ khi đó công chúng phương Tây mới được thông báo, nhưng các điều kiện của Nga luôn bị che giấu.

Tổng thống Putin đang nói về điều gì? Ông ta chống lại ai? Điều gì đã làm cho báo chí phương Tây trở thành mù và câm?

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGƯỜI STRAUSS

Chúng ta hãy dừng lại một chút để tìm hiểu nhóm Strauss mà phương Tây ít được biết. Đây là những người Do Thái nhưng không có nghĩa là họ đại diện cho người Do Thái ở Mỹ hay cộng đồng Do Thái trên toàn thế giới. Họ được hình thành bởi Leo Strauss, nhà triết học người Đức tị nạn ở Hoa Kỳ trong thời kỳ chủ nghĩa Quốc xã trỗi dậy và là giáo sư triết học tại đại học Chicago. Theo nhiều nguồn tin, Strauss đã lập ra một nhóm nhỏ các sinh viên trung thành và đưa ra những chỉ đạo miệng. Không có các văn bản ghi chép về những điều này. Ông giải thích với họ rằng cách duy nhất để người Do Thái không trở thành nạn nhân của một cuộc diệt chủng mới là phải hình thành chế độ độc tài của riêng mình. Ông gọi họ là Hoplites (những người lính của Sparta) và gửi họ đi phá rối các phiên tòa của các đối thủ của ông. Cuối cùng, ông dạy họ phải biết khôn ngoan và ca ngợi “lời nói dối cao cả”. Ông mất năm 1973, nhưng các sinh viên của ông vẫn tiếp tục tình huynh đệ.

Những người Strauss bắt đầu thành lập một nhóm chính trị cách đây nửa thế kỷ, vào năm 1972. Tất cả họ đều là thành viên trong ban vận động tranh cử của Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Henry “Scoop” Jackson, kể cả Elliott Abrams, Richard Perle và Paul Wolfowitz. Họ đã liên kết chặt chẽ với một nhóm các nhà báo theo chủ nghĩa Trotskyite cũng là người Do Thái, những người đã gặp nhau tại trường City College of New York và từng biên tập cho tạp chí CommentaryCả hai nhóm đều có mối liên hệ chặt chẽ với CIA, và liên hệ với Rand Corporation (trung tâm think tank của ngành công nghiệp-quân sự) qua cha vợ của Perle là Albert Wohlstetter (chiến lược gia quân sự Hoa Kỳ). Nhiều nhân vật trong số những người trẻ tuổi này đã kết hôn trước khi họ thành lập một nhóm nhỏ gọn khoảng 100 người.

Họ đã cùng nhau soạn thảo và thông qua “Tu chính án Jackson-Vanik” vào giữa giai đoạn khủng hoảng Watergate (1974), trong đó buộc Liên Xô phải cho phép người Do Thái di cư sang Israel do sợ bị trừng phạt kinh tế. Đó là quá trìng thành lập của họ.

Năm 1976, Paul Wolfowitz [1], một trong những kiến trúc sư của “Đội B”, được Tổng thống Gerald Ford giao nhiệm vụ đánh giá mối đe dọa của Liên Xô [2]. Ông ta đưa ra một báo cáo đầy mê muội cáo buộc Liên Xô đang chuẩn bị thực hiện “quyền bá chủ toàn cầu”. Chiến tranh Lạnh đã thay đổi bản chất: vấn đề không còn là cô lập (kìm chế) Liên Xô mà phải được chấm dứt để cứu lấy “thế giới tự do”.

Tất cả các thành viên của nhóm Strauss và giới trí thức New York đều thuộc phe cánh tả và phục vụ tổng thống cánh hữu Ronald Reagan. Điều quan trọng phải hiểu rằng những nhóm này không thực sự thuộc cánh tả hay cánh hữu. Một vài thành viên đã năm lần chuyển đảng từ Dân chủ sang Cộng hòa và ngược lại. Điều quan trọng đối với họ là thâm nhập vào hệ thống quyền lực, không kể là hệ tư tưởng nào. Elliott Abrams trở thành trợ lý Ngoại trưởng. Ông ta đã lãnh đạo một chiến dịch ở Guatemala, dựng một nhà độc tài lên nắm quyền và cùng với các sĩ quan tình báo Mossad của Israel thử nghiệm cách thiết lập nên các vùng đất dành riêng cho người da đỏ Maya, với mục đích sau đó sẽ thực hiện tương tự với người Ả Rập Palestine tại Israel (Cuộc kháng chiến của người Maya đã đem lại cho Rigoberta Menchu giải Nobel Hòa bình). Sau đó, Elliott Abrams tiếp tục tổ chức các hoạt động chống lại Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino tại El Salvador và cuối cùng là Nicaragua cùng với vụ bê bối Iran-Contra. Về phần mình, nhóm trí thức New York, hiện được gọi là phái “Tân bảo thủ”, đã lập ra Quỹ Quốc gia hỗ trợ Dân chủ (NED) và Viện Hòa bình Hoa Kỳ, một tổ chức đã thực hiện nhiều cuộc cách mạng da màu, lần đầu là tại Trung Quốc với âm mưu đảo chính Thủ tướng Triệu Tử Dương và cuộc đàn áp sau đó ở Quảng trường Thiên An Môn.

Vào cuối nhiệm kỳ của George H. Bush (cha), Paul Wolfowitz lúc đó là nhân vật số 3 trong Bộ Quốc phòng đã xây dựng một tài liệu [3] dựa trên một ý tưởng mạnh mẽ: sau khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ cần phải ngăn chặn sự xuất hiện của các đối thủ mới, đầu tiên là Liên minh châu Âu. Ở phần kết luận ông đưa ra khả năng thực hiện các hành động đơn phương, tức là chấm dứt hành động phối hợp của Liên hợp quốc. Wolfowitz chắc chắn là người đã thiết kế “Chiến dịch Bão táp sa mạc”, cuộc chiến tiêu diệt Iraq để cho phép Hoa Kỳ thay đổi luật chơi và tạo ra thế giới một cực. Chính trong thời gian này, những người Strauss đã coi trọng các khái niệm “thay đổi chế độ” và “thúc đẩy dân chủ”.

Gary Schmitt, Abram Shulsky và Paul Wolfowitz đã gia nhập cộng đồng tình báo Hoa Kỳ thông qua Nhóm Công tác về Cải cách tình báo của Hiệp hội Nghiên cứu Tình báo. Họ phê phán quan điểm coi các chính phủ khác cũng có cách suy nghĩ như chính phủ Hoa Kỳ [4]. Sau đó, họ chỉ trích sự thiếu hụt vai trò lãnh đạo chính trị trong giới tình báo, đi lan man vào những vấn đề không quan trọng thay vì tập trung vào những vấn đề thiết yếu. Chính trị hóa tình báo là điều Wolfowitz đã thực hiện với nhóm B và được lặp lại năm 2002 tại Văn phòng các Kế hoạch Đặc biệt, nơi tạo ra các luận cứ cho việc khởi động chiến tranh chống Iraq và Iran (“lời nói dối cao cả” của Leo Strauss).

Nhóm Strauss đã bị tước bỏ quyền lực trong nhiệm kỳ của Bill Clinton. Sau đó, họ gia nhập các trung tâm tư vấn chính sách (think tank) tại Washington. Năm 1992, William Kristol và Robert Kagan (chồng của Victoria Nuland, ông trước đây có những bài báo được trích dẫn rộng rãi) cho đăng một bài báo trên tờ Foreign Affairs lên tiếng chê trách chính sách đối ngoại rụt rè của Tổng thống Clinton và kêu gọi khôi phục chính sách “bá chủ toàn cầu nhân từ”[5]. Một năm sau đó, họ thành lập Kế hoạch Thế kỷ nước Mỹ mới (PNAC) tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Gary Schmitt, Abram Shulsky và Paul Wolfowitz là thành viên. Tất cả những người hâm mộ Leo Strauss nhưng không phải người Do Thái, kể cả Francis Fukuyama theo đạo Tin lành (tác giả của cuốn The End of History – Sự kết thúc của Lịch sử), ngay lập tức tham gia cùng họ.

Năm 1994 Richard Perle (hay còn gọi là “Hoàng tử của bóng tối”) một tay buôn vũ khí đã trở thành cố vấn cho Alija Izetbegović, cựu tổng thống Bosnia-Herzegovina và thành viên Quốc xã. Chính Perle đã đưa Osama Bin Laden và Quân đoàn Ả Rập của hắn (tiền thân của Al Qaeda) từ Afghanistan đến tham gia bảo vệ nước này. Perle thậm chí còn là thành viên của phái đoàn Bosnia tại lễ ký kết Hiệp định Dayton ở Paris.


Năm 1996, các thành viên của PNAC (bao gồm Richard Perle, Douglas Feith và David Wurmser) đã viết một tài liệu nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chính trị và chiến lược cao cấp (IASPS) cho tân Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Báo cáo này[6] ủng hộ việc loại bỏ Yasser Arafat, sáp nhập lãnh thổ của người Palestine, tiến hành chiến tranh chống Iraq và đưa người Palestine đến đó. Công trình được viết ra từ cảm hứng không chỉ bởi học thuyết chính trị của Leo Strauss, mà còn từ bạn ông, Ze’ev Jabotinsky, người sáng lập “Chủ nghĩa phục quốc Do Thái xét lại” mà cha của Netanyahu là thư ký riêng.

PNAC tổ chức gây quỹ cho ứng cử viên George W. Bush (Bush con) và trước cuộc bầu cử đã đăng một báo cáo nổi tiếng “Phục hồi hệ thống phòng thủ của nước Mỹ”. Báo cáo đưa ra khả năng một thảm họa giống như trận Trân Châu Cảng đòi hỏi Mỹ phải tham gia cuộc chiến giành quyền bá chủ thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đã phát ngôn đúng những lời này vào ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Nhờ những vụ tấn công 11/9 mà Richard Perle và Paul Wolfowitz đã cài cắm được cho đô đốc Arthur Cebrowski trở thành bạn thân của Donald Rumsfeld. Ông đã đóng một vai trò tương tự như Albert Wohlstetter trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông áp đặt chiến lược “chiến tranh bất tận”: quân đội Hoa Kỳ từ nay không cần chiến thắng mà sẽ phát động nhiều cuộc chiến tranh và duy trì chúng càng lâu càng tốt. Mục đích là để phá hủy tất cả các cấu trúc chính trị của các quốc gia muốn nhắm đến, gây ra tâm lý tức giận của dân chúng và phá hủy các phương tiện tự vệ chống lại Mỹ[7]; một chiến lược đã được thực hiện suốt 20 năm tại Afghanistan, Iraq, Libya, Syria, Yemen…

Liên minh giữa những người Straus và những người Zionists xét lại đã được xác lập tại một hội nghị lớn ở Jerusalem năm 2003, mà đáng tiếc, các chính trị gia Israel theo các xu hướng khác nhau đều cho rằng cần phải tham gia [8]. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Victoria Nuland (vợ của Robert Kagan, lúc đó bà là đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại NATO) đã can thiệp và tuyên bố ngừng bắn ở Lebanon vào năm 2006, giúp quân đội Israel bại trận không bị Hezbollah truy đuổi.

Một vài người, chẳng hạn như Bernard Lewis, làm việc với cả ba nhóm: Strauss, Tân bảo thủ và Zionists xét lại. Từng là sĩ quan tình báo Anh, Lewis có quốc tịch Mỹ và Israel, là cố vấn của Benjamin Netanyahu và là thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ. Lewis, người đã trải qua quá nửa chặng đường sự nghiệp của mình cho rằng Hồi giáo không thích hợp với chủ nghĩa khủng bố và những kẻ khủng bố Ả Rập thực chất là điệp viên của Liên Xô, nhưng sau đó ông đã thay đổi quan điểm và tuyên bố tôn giáo này rao giảng chủ nghĩa khủng bố. Ông đã phát kiến ra chiến lược “đụng độ giữa các nền văn minh” cho Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ. Ý tưởng là sử dụng sự khác biệt văn hóa để vận động người Hồi giáo chống lại Chính thống giáo, một khái niệm được phổ biến bởi Samuel Huntington, trợ lý của ông tại Hội đồng. Điều khác nhau chỉ ở chỗ Huntington không trình bày nó như một chiến lược, mà như một điều tất yếu cần phải chống lại. Huntington bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là cố vấn cho cơ quan mật vụ Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc aparteheid, và sau đó đã viết cuốn sách «Người lính và Nhà nước»[9] về việc tìm hiểu nhu cầu an ninh quốc gia.

Sau khi Iraq bị tàn phá, người Strauss là chủ đề của đủ loại tranh cãi [10]. Mọi người ngạc nhiên là bằng cách nào mà một nhóm nhỏ như vậy với sự hỗ trợ của các nhà báo tân bảo thủ lại có thể có được quyền hành như vậy mà không bị đưa ra làm chủ đề của tranh luận công khai. Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ định thành lập Nhóm Nghiên cứu Iraq (được gọi là “Ủy ban Baker-Hamilton”) để đánh giá đường lối chính sách của mình. Nhóm này đã chỉ trích mà không nêu tên chiến lược Rumsfeld / Cebrowski và bày tỏ sự đáng tiếc với việc hàng trăm nghìn cái chết mà nó đã gây ra. Rumsfeld đã từ chức nhưng Lầu Năm Góc vẫn theo đuổi chiến lược này, chiến lược mà nó chưa bao giờ áp dụng một cách chính thức.

Trong chính quyền Obama, người Strauss đã lọt được vào nội các của Phó Tổng thống Joe Biden. Cố vấn An ninh quốc gia Jacob Sullivan đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động chống lại Libya, Syria và Myanmar, trong khi một cố vấn khác, Antony Blinken, tập trung vào Afghanistan, Pakistan và Iran. Chính ông là người dẫn đầu các cuộc đàm phán với Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, dẫn đến việc bắt giữ và bỏ tù các thành viên chủ chốt trong đội của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad để đổi lấy thỏa thuận hạt nhân.

Việc thay đổi chế độ ở Kiev năm 2014 là do người Strauss tổ chức. Phó Tổng thống Biden cam kết đảm bảo thực hiện điều đó. Victoria Nuland đã đến để hỗ trợ các phần tử tân Quốc xã của tổ chức Right Sector và chỉ đạo lực lượng biệt kích “Delta” của Israel [11] tại quảng trường Maidan. Một cuộc điện thoại bị dò bắt được cho thấy mong muốn của bà là “F*ck Liên minh châu Âu” (viết đúng nguyên văn) theo đúng truyền thống của báo cáo Wolfowitz năm 1992. Nhưng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu không hiểu và chỉ phản đối một cách yếu ớt [12].

“Jake” Sullivan và Antony Blinken đã đưa Hunter con trai Phó Tổng thống Biden vào hội đồng quản trị của Burisma Holdings một công ty khí đốt lớn bất chấp sự phản đối của Ngoại trưởng John Kerry. Hunter Biden, đáng tiếc, chỉ là một kẻ bỏ đi và làm bình phong cho một vụ lừa đảo khổng lồ được trả giá bởi người dân Ukraine. Dưới sự giám sát của Amos Hochstein, Hunter chỉ định một số người bạn thân của mình vào vị trí đứng đầu tại các công ty khác nhau để làm bình phong cho việc cướp bóc khí đốt của Ukraine. Đây là những người mà Tổng thống Vladimir Putin gọi là “một nhóm nghiện ma túy”.

Sullivan và Blinken dựa vào bố già mafia Igor Kolomoysky, người giàu thứ ba của Ukraine. Tuy là người Do Thái, nhưng ông ta đã tài trợ cho những nhân vật quan trọng của Right Sector, một tổ chức tân Quốc xã hoạt động cho NATO và đã chiến đấu tại quảng trường Maidan để “thay đổi chế độ”. Kolomoïsky đã lợi dụng các mối quan hệ của mình để chiếm quyền trong cộng đồng Do Thái châu Âu, nhưng những người đồng tôn giáo của ông đã chống đối và đuổi ông ra khỏi các hiệp hội quốc tế. Tuy nhiên, Kolomoïsky đã tìm cách để Dmytri Yarosh người đứng đầu Right Sector được bổ nhiệm làm phó thư ký Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine còn bản thân mình làm thống đốc vùng Dnipropetrovsk. Cả hai cần phải bị loại bỏ khỏi bất kỳ chức năng chính trị nào. Chính nhóm này được Tổng thống Vladimir Putin gọi là “bè lũ tân phát xít”.

Năm 2017, Antony Blinken thành lập WestExec Advisors, một công ty tư vấn quy tụ các cựu quan chức cấp cao của chính quyền Obama và nhiều người Strauss. Việc kinh doanh của công ty rất kém hiệu quả và sử dụng các mối quan hệ chính trị của nhân viên để kiếm tiền; điều mà ở bất cứ nơi nào khác sẽ được gọi là tham nhũng.

Joe Biden không phải là người Straussian, nhưng ông ta đã làm ăn với họ được khoảng mười lăm năm. Ảnh chụp cùng Anthony Blinken.

NGƯỜI STRAUSS VẪN NHƯ THỦA NÀO

Từ khi Joe Biden quay trở lại Nhà Trắng, lần này với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, người Strauss đã trở thành kẻ làm chủ cuộc chơi. “Jake” Sullivan làm Cố vấn An ninh quốc gia còn Antony Blinken là Ngoại trưởng cùng với Victoria Nuland ở bên cạnh. Như tôi đã nói trong các bài báo trước, bà ta đã đến Moscow vào tháng 10 năm 2021 và đe dọa sẽ phá nát nền kinh tế Nga nếu nước này không chấp nhận yêu cầu. Đây là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng hiện tại.

Thứ trưởng Ngoại giao Nuland đã hồi sinh Dmitri Yarosh và áp đặt vị thế của ông ta đối với Tổng thống Zelinsky, một diễn viên truyền hình được Igor Kolomoysky bảo trợ. Ngày 2 tháng 11 năm 2021, Zelinsky bổ nhiệm ông ta làm cố vấn đặc biệt cho người đứng đầu quân đội, tướng Valerii Zaluzhnyi. Vị tướng này là một nhà dân chủ thực sự, lúc đầu đã chống lại nhưng cuối cùng cũng chấp nhận. Khi báo chí đặt câu hỏi về bộ đôi lạ lùng này, Zaluzhnyi đã từ chối trả lời và nói nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Yarosh đã hỗ trợ hết mình cho “quốc trưởng da trắng”, đại tá Andrey Biletsky (đồng sáng lập tiểu đoàn Azov, là người tham gia xé quốc kỳ Việt Nam – ND), và tiểu đoàn Azov của ông ta. Đây là bản sao của sư đoàn SS Das Reich và từ mùa hè năm 2021 đã được bổ sung bởi các lính đánh thuê Mỹ đã từng tham gia tập đoàn quân sự tư nhân Blackwater [13].

Khi đã rõ về người Strauss, chúng ta phải thừa nhận tham vọng của Nga là điều dễ hiểu, thậm chí là cần thiết. Loại bỏ giới Strauss sẽ là thực thi công lý cho hàng triệu hoặc nhiều hơn cái chết mà họ đã gây ra và cứu những người mà họ sắp giết hại. Liệu việc can thiệp này vào Ukraine có phải là cách làm đúng đắn hay không thì chúng ta vẫn còn phải chờ xem xét.

Dù thế nào chăng nữa, nếu trách nhiệm về những điều đang xảy ra thuộc về người Strauss, thì tất cả những ai đã để mặc họ hành động mà không chút do dự cũng phải chịu trách nhiệm. Trước hết là Đức và Pháp, những nước đã ký các Thỏa thuận Minsk cách đây bảy năm và không làm gì để chúng được thực hiện, và sau đó là khoảng 50 quốc gia đã ký các tuyên bố OSCE (Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu – ND) không mở rộng Nato về phía đông của Giới tuyến Oder-Neisse và không làm gì cả. Chỉ có Israel, quốc gia vừa mới thoát khỏi những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, đã bày tỏ quan điểm rõ ràng về những sự kiện này.

Đây là một trong những bài học của cuộc khủng hoảng hiện nay: các dân tộc theo chế độ dân chủ phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định do các nhà lãnh đạo của họ đưa ra trong một thời gian dài và được duy trì sau các lần thay nhau nắm quyền.

[1] “Paul Wolfowitz, the Pentagon’s Soul”, by Paul Labarique, Voltaire Network, 4 October 2004.

[2] Killing Detente: The Right Attacks the CIA, Anne H. Cahn, Pennsylvania State University Press (1998).

[3] This document was revealed in “US Strategy Plan Calls For Insuring No Rivals Develop”, Patrick E. Tyler, New York Times, March 8, 1992. See also the excerpts published on page 14: “Excerpts from Pentagon’s Plan: ’Prevent the Re-Emergence of a New Rival’”. Additional information is provided in “Keeping the US First, Pentagon Would Preclude a Rival Superpower” Barton Gellman, The Washington Post, March 11, 1992.

[4] Silent Warfare: Understanding the World of Intelligence, Abram N. Shulsky & Gary J. Schmitt, Potomac Books (1999).

[5] « Toward a neo-Reaganite Foreign Policy », Robert Kagan & William Kristol, Foreign Affairs, july-august 1996, vol. 75 (4), p. 18-32.

[6] «A Clean Break : A New Strategy for Securing the Realm», Institute for Advanced Strategic and Political Studies (1996).

[7] “The Rumsfeld/Cebrowski doctrine”, by Thierry Meyssan, Translation Roger Lagassé, Voltaire Network, 25 May 2021.

[8] «Sommet historique pour sceller l’Alliance des guerriers de Dieu », Réseau Voltaire, 17 octobre 2003.

[9] The Soldier and the State: The Theory and Politics of Civil-Military Relations, Samuel Huntington, Samuel Huntington, Belknap Press (1981).

[10] This controversy is still ongoing. To write this article I have mainly consulted these eight books: The Political Ideas of Leo Strauss, Shadia B. Drury, Palgrave Macmillan (1988). Leo Strauss and the Politics of American Empire, Anne Norton, Yale University Press (2005). The Truth About Leo Strauss: Political Philosophy and American Democracy, Catherine H. Zuckert & Michael P. Zuckert, University of Chicago Press (2008). Straussophobia: Defending Leo Strauss and Straussians Against Shadia Drury and Other Accusers, Peter Minowitz, Lexington Books (2009). Leo Strauss and the Conservative Movement in America, Paul E. Gottfried, Cambridge University Press (2011). Crisis of the Strauss Divided: Essays on Leo Strauss and Straussianism, East and West, Harry V. Jaffa, Rowman & Littlefield (2012). Leo Strauss, The Straussians, and the Study of the American Regime, Kenneth L. Deutsch, Rowman & Littlefield (2013). Leo Strauss and the Invasion of Iraq: Encountering the Abyss, Aggie Hirst, Routledge (2013).

[11] «Qui sont ces anciens soldats israéliens parmi les combattants de rue dans la ville de Kiev ?», AlyaExpress-News.com, 2 mars 2014. « The new Gladio in Ukraine », Manlio Dinucci, Il Manifesto (Italie) , Voltaire Network, March 18, 2014.

[12] “What about apologizing to Ukraine, Mrs. Nuland?”, by Andrey Fomin, Oriental Review (Russia) , Voltaire Network, 7 February 2014.

[13] « Exclusive : Documents Reveal Erik Prince’s $10 Billion Plan to Make Weapons and Create a Private Army in Ukraine », Simon Shuster, Time, July 7, 2021.