
Newsweek by Gordon G. Chang ON 5/24/22
(Gordon G. Chang là tác giả cuốn sách The Coming Collapse of China – Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc). *
Ba Sàm lược dịch
“Ngài không muốn tham gia về mặt quân sự vào cuộc xung đột Ukraine vì những lý do rõ ràng”, một phóng viên nói với Tổng thống Joe Biden, trong một cuộc họp báo ở Tokyo hôm thứ Hai, rồi hỏi “Vậy ngài có sẵn sàng can dự bằng vũ lực để bảo vệ Đài Loan, nếu xung đột (với Trung Quốc) xảy ra không hay không?”
“Có,” Biden đáp.
“Đó là cam kết mà chúng ta đã đưa ra”, tổng thống giải thích sau khi phóng viên này bày tỏ sự hoài nghi. “Chúng ta đồng ý với chính sách ‘một Trung Quốc’; chúng ta đã ký vào đó và tất cả các thỏa thuận với bên tham gia đã được thực hiện từ đó. Nhưng ý tưởng cho rằng — có thể thực hiện thỏa thuận đó bằng vũ lực — đúng là thực hiện bằng vũ lực — là không phù hợp. Nó sẽ làm xáo trộn toàn bộ khu vực và là một hành động khác tương tự như những gì đã xảy ra ở Ukraine. Và vì vậy, đó là một gánh nặng thậm chí còn nặng nề hơn.”
Một quan chức Nhà Trắng giấu tên nói với tờ The Washington Post sau đó, rằng không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ, cho rằng tổng thống chỉ lặp lại cam kết trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, trao cho Đài Loan các phương tiện quân sự để tự vệ.
Những lời nói của Biden thể hiện sự phá vỡ rõ ràng tình trạng “mơ hồ chiến lược” trong hàng thập kỷ qua của Mỹ — chính sách không nói cho Bắc Kinh và Đài Bắc biết những gì Hoa Kỳ sẽ làm trong trường hợp xung đột bất ngờ.
Đây không phải là lần đầu tiên Biden, khi trả lời một câu hỏi, đã nói rõ ràng rằng ông sẽ đến để giải cứu đảo quốc cộng hòa này.
Tháng 8 năm ngoái, ông đã nói với George Stephanopoulos của ABC News rằng Mỹ sẽ bảo vệ các đối tác NATO là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Vào tháng 10, Biden đã gửi thông điệp tương tự cho Anderson Cooper của CNN. “Vâng, chúng ta có cam kết thực hiện điều đó”, tổng thống nói với Cooper, để trả lời câu hỏi về việc bảo vệ Đài Loan.
Trong cả hai lần vào tháng 8 và tháng 10, các quan chức chính quyền đã mâu thuẫn với tổng thống. Vào tháng 10, thì hành động đảo ngược, phản bác quan điểm của tổng thống là đặc biệt rõ ràng. Jen Psaki, thư ký báo chí Nhà Trắng khi đó; Ned Price, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao; và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đều mâu thuẫn với những lời lẽ không rõ ràng của Biden.
Sự nhất quán trong các tuyên bố của Biden cho thấy rằng ông, cũng như nhiều người vẫn đang tranh cãi, không phải đã thể hiện mình “hớ hênh”. Nét đặc trưng trong các bình luận ở Tokyo của ông ta cho thấy rõ ràng rằng ông muốn nói điều gì.
Dù người ta nghĩ gì về chính sách bảo vệ Đài Loan, thì sự mâu thuẫn trong lời nói rõ ràng của Biden làm nảy sinh vấn đề về tính hợp hiến đối với người đưa ra chính sách đối ngoại của Mỹ: đó là tổng thống hay cấp dưới của ông ta có quyền làm điều đó.
Tuy nhiên, cũng còn có nhiều hơn vấn đề mang tính nguyên tắc. Những hành động đảo ngược, phản bác ngay lập tức tuyên bố của tổng thống cho thấy việc thiết lập chính sách đối ngoại của Mỹ đang chống lại quan điểm của Biden, và thậm chí còn cho thấy sự khinh thường đối với tổng thống trong chính quyền của ông ta.
Sự phản kháng và khinh miệt đó cho thấy một tình trạng hỗn loạn nguy hiểm ở Washington. Vào thời điểm đặc biệt quan trọng đối với nước Mỹ khi cần phải có chung một tiếng nói trong chính quyền, thì các nhà lãnh đạo hiếu chiến của Trung Quốc lại có thể tin rằng Mỹ không có khả năng chống lại các động thái của họ.
Họ rõ ràng không tôn trọng nhà lãnh đạo Mỹ. “Ông ấy quá già và thích lừa dối, không biết ông ấy đang nói về điều gì”, Chen Weihua của báo China Daily đăng trên Twitter ngay sau ý kiến của Biden trên CNN. Bình luận của Chen khẳng định, trong số những điều khác nữa, cho rằng khả năng răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc đang bị xói mòn nhanh chóng.
Trên thực tế, kể từ tháng 3 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên truyền rộng rãi quan điểm cho rằng Hoa Kỳ không còn có thể ngăn chặn Trung Quốc. Không phải vô lý khi các quan chức Trung Quốc nghĩ như vậy, dựa trên một số hành động của chính quyền Biden.
Chẳng hạn, như đối với Bộ Ngoại giao, rõ là đặc biệt nhu nhược. Trong tháng này, Bộ đã sửa đổi bản “Thông tin” về Đài Loan bằng cách loại bỏ điều khoản được gọi là “không ủng hộ Đài Loan độc lập”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc liền lên án gay gắt điều đó, cũng như những thay đổi khác. Người phát ngôn Triệu Lập Kiên tuyên bố: “Kiểu thao túng chính trị này đối với vấn đề Đài Loan là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Eo biển Đài Loan và sẽ khơi mào cho một ngọn lửa tự thiêu mình”.
Price, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, lập tức quay đầu một cách ấn tượng, khi nói lại rằng không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ, và rồi nói rõ thêm: “Chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập.” Do đó, có vẻ như Bắc Kinh đang đưa ra mệnh lệnh cho chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.
Còn đây là bối cảnh cho lời nói của Biden về Đài Loan. Ba câu trả lời của ông, trong năm nay và năm ngoái, tạo thành một lời cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo hiếu chiến của Trung Quốc. Mặt khác, những hành động nói lại cho rõ sau đó cho Bắc Kinh biết rằng Hoa Kỳ không cam kết bảo vệ Đài Loan và một số quan chức Mỹ sẽ vượt mặt tổng thống và do đó ngăn chặn việc bảo vệ hòn đảo này.
+ 2891. Báo Washington Post: Đội ngũ của ông Biden bị chia rẽ về chính sách Trung Quốc
+ 3113. Giới thượng lưu Trung Quốc đã trả khoảng 31 triệu đô la cho Hunter và người nhà Biden
Chính quyền Biden, trong mọi trường hợp, đều tỏ ra bối rối. Chế độ của Trung Quốc thì lại không. Bắc Kinh đã cảnh báo Biden trước khi ông khởi hành chuyến công du châu Á.
“Nếu phía Hoa Kỳ tiếp tục chơi ‘con bài Đài Loan’ và dấn sâu hơn vào con đường sai lầm, chắc chắn nó sẽ khiến cho tình hình trở nên nguy hiểm nghiêm trọng,” Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, cho biết trong một cuộc điện đàm ngày 18/5 với Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc. “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ hiểu rõ tình hình, tôn trọng nghiêm túc các cam kết của mình và tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc.“
Người Trung Quốc không gặp khó khăn gì khi thể hiện vị thế của mình. Nhưng thật không may, chính quyền Biden lại đã thể hiện khó khăn đó.
—
(*) Gordon Chang (Wikipedia) là một cây viết trên chuyên mục báo, tác gia và luật sư. Ông được biết đến rộng rãi với cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc).
Năm 1976, Chang tốt nghiệp trường Luật Cornell. Sau đó, ông sống ở Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông trong gần hai thập kỷ, nơi ông làm việc với tư cách là Đối tác và Cố vấn tại các công ty luật quốc tế Hoa Kỳ Baker & McKenzie và Paul, Weiss, Rifkind, Wharton & Garrison LLP, tương ứng.
Chang đã có các cuộc họp giao ban tại Hội đồng Tình báo Quốc gia, CIA, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, và đã điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Cùng tác giả: