3377. Với Nga: Tại sao Angela Merkel không lắng nghe Donald Trump?

Hãy để nhà thông thái lắng nghe và được chỉ dẫn.

Ông cảnh báo cựu Thủ tướng về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga

UnHerd – by Ralph Schoellhammer -Thursday, 9 June 2022

Ba Sàm lược dịch

Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ khi rời nhiệm sở, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bảo vệ chính sách với Nga của Berlin trong nhiệm kỳ 16 năm của mình và bày tỏ sự tin tưởng vào người kế nhiệm, Olaf Scholz (*).

(*) 3183. Đại sứ Ukraine chỉ trích nặng nề Thủ tướng Đức Olaf Scholz: “Như thể nói chuyện với bức vách”

Qua đánh giá về các tiêu đề trên báo chí sau những tuyên bố của bà, có vẻ như người ta mong đợi rằng bà sẽ xin lỗi và nhận một số trách nhiệm về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, do chính sách hợp tác kinh tế và chính trị chặt chẽ của Berlin với Moscow.

Trong khi suy ngẫm lại, có thể dễ dàng lên án chính sách của bà Merkel hiện nay là một sự thất bại, nhưng điều quan trọng cần nhớ là chỉ vài năm trước, bà đã được ca ngợi là nhà lãnh đạo của cả phương Tây và thế giới tự do. Điều này xảy ra bất chấp thực tế là các chính sách về nước Nga của bà đã nổi tiếng, bao gồm phản đối việc Ukraine trở thành thành viên NATO, kiên định với Dòng chảy phương Bắc 2 (1) và tiếp tục là đối tác không đáng tin cậy trong các vấn đề an ninh quốc tế hoặc các cam kết tài chính với NATO (2).

(1) Trump quyết giáng “đòn chí mạng” vào dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”

(2) Ông Trump bảo Đức nợ NATO số tiền lớn

Trên thực tế, các đại diện trong chính phủ của bà đã chế nhạo nhận xét của Tổng thống Donald Trump khi đó tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2018, rằng “Đức sẽ trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của Nga nếu nước này không thay đổi ngay lập tức”.

Theo nhiều cách, việc bà Merkel từ chối lên án chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô vào những năm 1970 của chính bà là điều có thể hiểu được, nếu chúng ta nhận ra rằng bà đang tuân theo cùng một vở kịch mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong Chính sách hướng Đông của họ liên quan đến Trung Quốc. Sử dụng hội nhập kinh tế như một phương tiện để mở cửa và tự do hóa các hệ thống chuyên quyền đã là một khái niệm phổ biến ở Berlin và Washington, cho đến khi có phong cách đối đầu hơn của chính quyền Trump (3).

(3) + 1535. Vấn đề Trung Quốc là thất bại lớn nhất trong thời đại của bà Angela Merkel;  + 969. Chính phủ bà Merkel đã nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc làm theo những trò bẩn?

Ý tưởng về sự ổn định thông qua hợp tác kinh tế là sự tiếp nối rõ ràng của “thay đổi thông qua quan hệ hợp tác” của Willy Brandt (cựu TT Đức) bắt đầu vào những năm 1960. Theo bà Merkel, việc Nga xâm lược Ukraine là “sự vi phạm khách quan đối với tất cả luật pháp quốc tế và mọi thứ vốn cho phép chúng ta ở châu Âu được sống trong hòa bình”, thế nhưng bà lại nhấn mạnh rằng ngoại giao không sai chỉ vì nó không hiệu quả. Tuy nhiên, bà cũng tuyên bố rằng “khả năng răn đe quân sự là ngôn ngữ duy nhất mà ông ấy hiểu được”, rồi để ngỏ câu hỏi tại sao Đức không làm nhiều hơn để thiết lập chính xác một biện pháp răn đe như vậy, bao gồm cả việc trở thành một thành viên NATO đáng tin cậy hơn về chi tiêu quốc phòng và giữ chân lực lượng vũ trang của bà ở mức sẵn sàng chiến đấu cao (4).

(4) Ông Donald Trump “đòi nợ” Thủ tướng Đức 1 nghìn tỉ USD

Cuối cùng thì Angela Merkel cũng không khác những người chỉ trích đương thời của bà, những người đã vui vẻ sử dụng Nga như một kẻ lộng quyền địa chính trị cho các mục đích trong nước (ví như cáo buộc Nga thông đồng với Trump) (5), hoặc một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy, mà không tin rằng Moscow có thể có một chương trình nghị sự độc lập của riêng họ.

(5) 3213. Trump kiện Hillary Clinton và nhiều quan chức liên quan đến vụ bịa đặt mình thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016

Đáng lẽ phải nói rõ ràng ra rằng, việc Nga vun đắp mối quan hệ với các chính trị gia châu Âu trước đây là một phần trong chiến lược tham vọng hơn, vốn đã được mở ra một cách công nhiên với việc sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Một điều còn lại cần tự hỏi, là liệu đó có phải là do thiếu trí tưởng tượng và thái độ phản đối tự phát không suy nghĩ hay không – với mọi thứ đến từ Donald Trump – nên đã gây ra những hành động mù quáng đến như vậy của một bộ phận chính trị gia và giới truyền thông ở phương Tây.

Nhưng cho đến ngày nay, không ai trong số họ – bao gồm cả Merkel – thậm chí có được lời xin lỗi.