“Việt Nam (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định”.

Newsweek by John Feng – 12/5/2022
Ba Sàm lược dịch
Một tổ chức phi chính phủ vào tháng 9 đã ghi nhận hàng chục “trung tâm dịch vụ cảnh sát [công an] ở nước ngoài” không được khai báo của Trung Quốc, hiện đã xác nhận hoạt động của hàng chục tổ chức khác, một báo cáo mới cho biết vào hôm thứ Hai.
Safeguard Defenders (*), một nhóm nhân quyền có trụ sở tại Tây Ban Nha, cho biết họ đã phát hiện hơn 100 đầu mối liên lạc của công an Trung Quốc tại hơn 50 quốc gia, với những ủy nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật, làm việc dưới sự bảo trợ của chính quyền tại 4 khu vực pháp lý ở miền đông Trung Quốc.
Một cuộc điều tra của tạp chí Newsweek đã xác minh một số trung tâm công an Trung Quốc ở Hoa Kỳ, nơi các văn phòng được cho là tồn tại như một phần của mạng lưới rộng lớn hơn các hoạt động gây ảnh hưởng lên người Hoa ở nước ngoài, do Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc điều hành.
Trong báo cáo mới của mình, Patrol and Persuade, một bộ phận của tổ chức Safeguard Defenders, vào tháng 9 đã tiếp tục cảnh báo rằng các điểm ủy nhiệm của công an Trung Quốc—một số điểm được thành lập với sự giúp đỡ của các nước sở tại—đang được sử dụng để nhắm mục tiêu vào những người có khả năng phạm tội, bị nghi ngờ bỏ trốn khỏi đất nước, trong một chiến lược khống chế bằng lực lượng công an, song bỏ qua thủ tục tố tụng.
Tổ chức phi lợi nhuận cho biết, mạng lưới mà các lực lượng đó điều hành đang sử dụng biện pháp “thuyết phục” – bằng cách quấy rối đối tượng ở nước ngoài và ép buộc các thành viên gia đình của họ ở Trung Quốc – để buộc các nghi phạm trở về nước. Các nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc cũng nằm trong số các mục tiêu đó.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận những tuyên bố, trong đó cho rằng các quan chức được Bắc Kinh hậu thuẫn đang điều hành các hoạt động của công an ở nước ngoài mà chính phủ sở tại không hề hay biết. Cơ quan này nói rằng các điểm liên lạc của công an trên thực tế là “các trung tâm dịch vụ cho người Hoa ở nước ngoài”, do cộng đồng hải ngoại quản lý và được thành lập để hỗ trợ các công việc hành chính như gia hạn giấy phép lái xe đã hết hạn.
Tổ chức Safeguard Defenders, bằng cách sử dụng thông tin có sẵn công khai, đã truy tìm ra các trung tâm dịch vụ công an Trung Quốc, núp sau là các cơ quan an ninh công cộng, hoặc PSB [Cục Công an], của tỉnh lỵ Phúc Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến; Ôn Châu và Thanh Điền thuộc tỉnh Chiết Giang; và Nam Thông thuộc tỉnh Giang Tô.
Danh sách các quốc gia chủ nhà trải dài trên sáu lục địa:
Angola (1). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ công an ở nước ngoài, nhưng vị trí chính xác của trung tâm này vẫn chưa được biết.
Argentina (2). Cục Công an Ôn Châu và Cục Công an Phúc Châu, mỗi Cục điều hành một trung tâm dịch vụ ở thủ đô Buenos Aeries.
Úc (2). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Ôn Châu có một điểm liên lạc ở Sydney.
Áo (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ tại Vienna.
Bangladesh (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Brasil (3). Cục Công an Ôn Châu vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Thanh Điền và Cục Công an Phúc Châu điều hành các điểm liên lạc lần lượt ở Rio de Janeiro và Sao Paolo.
Bruney (1). Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm dịch vụ ở Bandar Seri Begawan.
Campuchia (2). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Thanh Điền có một điểm liên lạc ở Phnom Penh.
Canada (5). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Ôn Châu điều hành một trung tâm ở Vancouver. Cục Công an Phúc Châu có ba điểm liên lạc ở Toronto.
Chile (2). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Phúc Châu điều hành một điểm liên lạc ở Viña del Mar.
Colombia (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Bogotà.
Cuba (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Cộng hòa Séc (2). Cục Công an Thanh Điền và Cục Công an Phúc Châu mỗi Cục vận hành một trung tâm dịch vụ ở Praha.
Ecuado (3). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Thanh Điền và Cục Công an Phúc Châu điều hành các điểm liên lạc tương ứng ở Guayaquil và Quito.
Ethiopia (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Pháp (4). Cục Công an Ôn Châu và Cục Công an Thanh Điền, mỗi Cục điều hành một trung tâm dịch vụ ở Paris, trong khi Cục Công an Phúc Châu điều hành hai điểm liên lạc ở thủ đô của Pháp.
Đức (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ tại Frankfurt.
Hy Lạp (1). Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm dịch vụ ở Athens.
Hungary (2). Cục Công an Thanh Điền và Cục Công an Phúc Châu, mỗi Cục điều hành một trung tâm dịch vụ tại Budapest.
Indonesia (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Ireland (1). Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm dịch vụ ở Dublin.
Israel (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Ý (11). Cục Công an Ôn Châu điều hành một trung tâm dịch vụ ở mỗi Milan, Prato và Rome; Cục Công an Thanh Điền điều hành mỗi nơi một trung tâm ở Bolzano, Florence, Milan, Prato, Rome, Sicily và Venice; trong khi Cục Công an Phúc Châu có một điểm liên lạc ở Prato.
Nhật Bản (2). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Phúc Châu có một điểm liên lạc ở Tokyo.
Lesotho (1). Cục Công an Phúc Châu vận hành một trung tâm dịch vụ ở Maseru.
Madagasca (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ ở Antananarivo.
Mông Cổ (1). Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm dịch vụ ở Ulaanbaatar.
Myanmar (1). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ ở Yangon.
Namibia (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Tân Tây Lan (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Nigeria (2). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm ở Thành phố Bénin.
Sudan (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Panama (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Peru (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Bồ Đào Nha (3). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Lisbon, trong khi Cục Công an Phúc Châu điều hành một trung tâm ở Porto và Madeira.
Romania (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Nga (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Serbia (2). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Thanh Điền có một trung tâm ở Belgrade.
Slovakia (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Bratislava.
Nam Phi (3). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Ôn Châu và Cục Công an Phúc Châu mỗi nơi điều hành một điểm liên lạc ở Johannesburg.
Hàn Quốc (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Tây Ban Nha (9). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở từng thành phố Barcelona, Madrid, Santiago de Compostela và Valencia, trong khi Cục Công an Phúc Châu có hai điểm liên lạc ở cả Barcelona và Madrid, cũng như ở Valencia.
Thụy Điển (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Stockholm.
Tanzania (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Dar es Salaam.
Hà Lan (2). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Amsterdam, trong khi Cục Công an Phúc Châu có một trung tâm ở Rotterdam.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (2). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định, trong khi Cục Công an Ôn Châu điều hành một điểm liên lạc ở Dubai.
Ukraina (1). Cục Công an Thanh Điền điều hành một trung tâm dịch vụ ở Odesa.
Vương quốc Anh (3). Cục Công an Phúc Châu điều hành hai trung tâm dịch vụ ở London và một ở Glasgow.
Hoa Kỳ (4). Cục Công an Nam Thông điều hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định; Cục Công an Ôn Châu có ở mỗi thành phố Los Angeles và New York một điểm liên lạc; trong khi Cục Công an Phúc Châu có một ở New York.
Uzbekistan (1). Cục Công an Phúc Châu vận hành một trung tâm dịch vụ ở Sirdaryo.
Việt Nam (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Zambia (1). Cục Công an Nam Thông vận hành một trung tâm dịch vụ tại một địa điểm không xác định.
Hơn một chục quốc gia đã tiến hành các cuộc điều tra về hoạt động của các trung tâm dịch vụ của công an Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nước khác vẫn chưa có phản ứng, Safeguard Defenders cho biết.
“Kiên quyết tố cáo và điều tra tất cả các nỗ lực đàn áp xuyên quốc gia của [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] và buộc phải trả giá cụ thể đối với các thực thể và cá nhân liên quan, bao gồm cả việc áp dụng các biện pháp trừng phạt có mục tiêu phối hợp,” tổ chức này tuyên bố.
Họ cũng đề xuất thiết lập các kênh tiếp nhận báo cáo, dành riêng cho các cá nhân bị nhắm là mục tiêu hoặc những người có nguy cơ bị đe dọa.
“Cần trang bị kiến thức cho các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp địa phương về các phương tiện và thủ đoạn được [công an Trung Quốc] sử dụng trong các nỗ lực đàn áp xuyên quốc gia này”, tổ chức phi lợi nhuận khuyến nghị.
Các thỏa thuận kiểm soát kiều dân giữa các nước với Bắc Kinh hiện tại nên được xem xét và đình chỉ, tổ chức này nói thêm.
—
(*) Wikipedia: Safeguard Defenders là một cơ quan giám sát phi lợi nhuận theo dõi các vụ mất tích ở Trung Quốc. Nó được đồng sáng lập bởi Michael Caster. Được thành lập vào năm 2016 tại Madrid (Tây Ban Nha), nó hoạt động như một quỹ tư nhân.
Năm 2009, các nhà hoạt động Peter Dahlin và Michael Caster, lần lượt đến từ Thụy Điển và Hoa Kỳ, đã thành lập China Action, một tổ chức phi chính phủ thúc đẩy nhân quyền ở Trung Quốc. Vào năm 2016, tổ chức này đã bị chính quyền Trung Quốc nhắm đến và các thành viên của tổ chức này đã bị bỏ tù.
Vào tháng 10 năm 2022, Safeguard Defenders đã công bố một báo cáo về các đồn công an bí mật của Bộ Công an Trung Quốc trên khắp thế giới.
Vào tháng 11 năm 2022, NewsGuard đưa tin rằng một chiến dịch, thân chính phủ Trung Quốc, tung thông tin sai lệch trên Twitter đã được khởi động nhằm chống lại tổ chức Safeguard Defenders.