3141. Liệu những người từng bị Vladimir Putin giam hãm trong vòng u tối giờ đây có thể vùng dậy và lật đổ ông ta không? Khi những người can đảm biểu tình phản chiến trên đường phố và thị trường chứng khoán Moscow mất 250 tỷ USD, vị Bộ trưởng của Vương quốc Anh kêu gọi một cuộc đảo chính  

Bộ trưởng James Cleverly cáo buộc Vladimir Putin theo đuổi ‘ảo tưởng’ chết người nhằm khôi phục đế chế Nga

DAILY MAIL by OWEN MATTHEWS – 25 February 2022

Ba Sàm lược dịch

Các tướng lĩnh Nga nên tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Vladimir Putin để ngăn chặn cuộc chiến ở Ukraine, một Bộ trưởng đối ngoại (Bộ trưởng phụ trách châu Âu và Bắc Mỹ – ND) của Anh đã nêu gợi ý vào hôm qua.

James Cleverly đã cáo buộc Putin đang theo đuổi ‘ảo tưởng’ chết người là khôi phục đế chế Nga.

Vị Bộ trưởng, người phụ trách về chính sách với Nga, đã đăng đàn thúc giục các thủ lĩnh lực lượng quân sự Nga đứng lên chống lại tổng thống của họ. “Các nhà lãnh đạo quân sự vây quanh Vladimir Putin phải biết rằng đây là một quyết định chịu sự phán xử tồi tệ đến thảm khốc … rằng nó sẽ phải trả giá đắt. Họ đang ở vị thế để ngăn chặn điều này và chúng tôi kêu gọi họ làm như vậy.

Nhưng đây có phải là một triển vọng thực tế? Khi cả thế giới đã phản ứng trong nỗi sửng sốt và kinh hoàng, những người Nga bình thường nghĩ gì về quyết định bất thần điều đi những chiếc xe tăng của nhà lãnh đạo của họ?

Một số, bao gồm cả các thành viên cấp cao của bộ máy Putin, đã phản ứng với thái độ hoài nghi và khó hiểu. Trong bài phát biểu như bị rối trí của mình vào tuần này, một biên tập viên cấp cao của đài truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát đã nhắn tin báo động cho tôi rằng sếp đã ‘hoàn toàn phát điên’.

Cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin không được hoan nghênh nhiệt liệt ở quê nhà, với hàng nghìn người có nguy cơ bị trừng phạt nghiêm khắc khi họ phản đối hành động quân sự

Một nhà ngoại giao Nga, mà tôi quen biết trong 20 năm qua, đã nhắn tin cho tôi trên hệ thống Signal – một ứng dụng bảo mật mà anh tin là an toàn trước mắt các ông chủ của anh – để nói rằng Putin đã ”dẫn dắt chúng ta đi xa, ra ngoài đại dương bão tố”.

Đừng nhầm lẫn khi có tình trạng lo lắng sâu sắc ở Nga về những gì đã xảy ra. Tất nhiên, một phần là do viễn cảnh về vòng trừng phạt khó khăn nhất chưa từng có của phương Tây đã khiến nền kinh tế rơi vào thế khó.

Đồng rúp tăng giá vào ngày hôm qua, trong khi sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Nga đã xóa sổ hơn 250 tỷ USD giá trị tài sản. Công ty cho vay lớn nhất của đất nước này, Sberbank, có thời điểm mất 57% giá trị đến đáng kinh ngạc, và công ty dầu mỏ khổng lồ Rosneft đi tong tới 58%.

Có thể dự đoán, bộ máy tuyên truyền của Điện Kremlin đã chuyển sang chế độ tấn công toàn diện, làm nóng lại những lời sáo rỗng về việc chính phủ Kyiv được điều hành bởi ‘những kẻ phát xít’ và ‘Đức quốc xã’, khái niệm vốn được phát minh ra sau khi Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Kẻ đê tiện chuyên gây hấn trên truyền hình hiểm độc nhất của Putin đã dẫn chương trình tin tức hàng đêm của ông ta, với những câu chuyện sai sự thật về một cuộc ‘diệt chủng’ đang diễn ra nhằm vào cộng đồng nói tiếng Nga ở miền Đông Ukraine.

Các cuộc thăm dò dư luận dễ bị sai khiến cho thấy 50% công chúng ủng hộ một cuộc xâm lược hoàn toàn và nhiều khán giả truyền hình lớn tuổi có thể thực sự bị thuyết phục bởi lối tuyên truyền này. Bà Ludmilla Scherbakova, 87 tuổi ở Moscow, nói: “Tôi nhớ về Chiến tranh – rất nhiều người Nga sẵn sàng chống lại chủ nghĩa phát xít”.

Nhưng với những người trẻ tuổi thì lại là một câu chuyện khác. Các cuộc thăm dò vào tháng 12 cho thấy 66% người Nga dưới 25 tuổi – những người sẽ thực sự chiến đấu trong một cuộc chiến toàn diện – có thái độ ‘tích cực’ đối với Ukraine.

Biểu tình là điều hiếm thấy ở quốc gia độc tài này, nhưng các nhà vận động chống chiến tranh hôm qua đã phá vỡ sự im lặng tại hơn 40 thành phố, bao gồm cả Moscow và St Petersburg – chấp nhận một cuộc đàn áp không thương tiếc.

Cảnh sát đã giam giữ gần 1.400 người tại 51 địa điểm, một tổ chức giám sát độc lập cho biết ngày hôm qua.

Các đại lộ của Mátxcơva chật kín xe buýt cảnh sát để ngăn chặn nhiều cuộc tụ tập hơn và Điện Kremlin đã áp dụng biện pháp kiểm duyệt hoàn toàn truyền thông theo kiểu Liên Xô, đe dọa phạt bất kỳ phương tiện truyền thông nào, kể cả trên internet, vì phát tán ‘thông tin sai lệch‘ mâu thuẫn với đường lối của đảng .

Cảnh sát đã giam giữ gần 1.400 người tại 51 địa điểm, một tổ chức giám sát độc lập cho biết hôm qua

Thậm chí, các diễn viên cũng đã được yêu cầu phải tuân theo đường lối của đảng và bị cấm đưa ra bất kỳ bình luận nào từ sân khấu. Makar Zaporozhsky, thuộc Nhà hát Mayakovsky, cho biết theo lệnh trên Instagram từ Bộ Văn hóa đã nêu rõ rằng “bất kỳ bình luận tiêu cực nào sẽ bị coi là phản quốc“.

Putin rõ ràng đang hy vọng về một cuộc bầu cử yêu nước tương tự như cuộc bầu cử mà ông ta được hưởng sau khi sáp nhập Crimea. Trước đó, xếp hạng mức độ tín nhiệm của ông ở trong tình trạng ảm đạm, mặc dù sau đó chúng đã tăng vọt.

Tuy nhiên, cuộc tấn công tổng lực vào Ukraine có thể gây ra tác dụng ngược. Không giống như cuộc phiêu lưu trước đó của Điện Kremlin, chung cuộc, ông ta sẽ không thể có được món trang sức hoàng gia mới sáng bóng nào để phô trương. Bởi Crimea là một điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng được yêu thích của hàng triệu người Nga, với dân số Nga đông đúc. Còn Donbas, – khu vực ở miền đông Ukraine mà Putin đã công nhận là một nhà nước riêng biệt – là một khu vực vành đai công nghiệp bị tàn phá sau chiến tranh. Thậm chí chỉ có 35% dân số của nó còn tự nhận mình là ‘người Nga’ trong cuộc điều tra dân số vừa qua.

Nhưng thử thách thực sự sẽ đến khi túi đựng thi thể bắt đầu được đưa về nhà, và khi các biện pháp trừng phạt thực sự bắt đầu có hiệu lực.

Cuộc chiến giành trái tim và khối óc của người Nga được gọi là cuộc đấu tranh giữa TV và tủ lạnh. Một thiết bị (TV) thì nói với người dân Nga rằng họ là công dân của một quốc gia vĩ đại và đang chiến thắng, trong khi thiết bị kia (tủ lạnh) thì lại nói với họ rằng họ đang chết đói trong lúc giá trị đồng rúp lao dốc cướp đi thực phẩm của họ.

Bằng việc tạo nên sự thống nhất của phương Tây ủng hộ Ukraine, Putin cũng đã làm suy yếu đòn bẩy chiến lược thực sự duy nhất của Nga đối với châu Âu – nguồn cung cấp khí đốt của nước này. Sau quyết định của Đức về việc ngừng chứng nhận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trị giá 11 tỷ bảng Anh, vật thể hiện uy thế năng lượng của Putin chỉ là một miếng kim loại đắt tiền dưới đáy biển Baltic.

Putin rõ ràng đang hy vọng về một cuộc bầu cử yêu nước tương tự như cuộc bầu cử mà ông ta được hưởng sau khi sáp nhập Crimea. Trước đó, xếp hạng mức độ tín nhiệm của ông ở trong tình trạng ảm đạm, mặc dù sau đó chúng đã tăng vọt.

Châu Âu và Anh hiện sẽ tranh giành nhau để tìm ra các giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp năng lượng độc hại của Putin. Ông ta đang chặt hạ chính cành lá mà mình đang ngồi.

Hai trụ cột quyền lực của Putin – một hoạt động tuyên truyền khổng lồ và một cỗ máy đàn áp của nhà nước đáng sợ – có thể sẽ dập tắt những lời xì xào bất mãn từ người dân. Nhưng những người thua cuộc khác sẽ là các thành viên của tầng lớp thượng lưu của chính ông ta, những người sẽ mất nhà cửa và số tiền họ đã cất giữ ở nước ngoài.

Quần thần của Putin bao gồm hai nhóm – nhóm có súng và nhóm có tiền. Chính các cựu sĩ quan KGB diều hâu, có súng được gọi là siloviki đã thúc đẩy cuộc chiến này và giành chiến thắng.

Họ là những người trong cuộc họp Hội đồng An ninh quái dị của Putin vào tuần này, những người đã tán thành đường lối của ông chủ với niềm say mê lớn nhất. Nhưng các quan chức thực sự điều hành nền kinh tế và tiếp xúc với thế giới bên ngoài – ví dụ như thủ tướng của Putin và ngoại trưởng của ông ta – thì tỏ ra e dè hơn.

Người bị nghi ngờ nhiều nhất là Sergei Naryshkin, đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga, ông đã bị công khai chê bai vì những lời lẽ lộn xộn khi dường như chỉ ủng hộ một cách hờ hững cho quyết định công nhận hai nước cộng hòa ly khai (của Ukriane). Những người theo chủ nghĩa hiện thực này sẽ sớm nhận ra cuộc tấn công nóng nảy của Putin đã tàn phá nền kinh tế và làm suy giảm uy tín của toàn bộ chế độ.

Trong 22 năm, Putin đã giữ vững quyền lực bằng cách chia rẽ phương Tây một cách tàn nhẫn, loại bỏ đối thủ ngay tại quê nhà và cẩn trọng giữ cân bằng các lợi ích cạnh tranh trong chính đám cận thần của Điện Kremlin.

Nhưng bằng cách dấn thân vào một chiến dịch đẫm máu sẽ làm khánh kiệt đất nước của ông ta và làm lung lay nền tảng của sự ủng hộ trong quần chúng của chính mình, ông ta đã từ một nhà lãnh đạo mạnh mẽ trở thành một kẻ phải chị trách nhiệm pháp lý nguy hiểm.

Đánh bại ông ta sẽ không dễ dàng. Nhưng nhiều thành viên trong đám thuộc hạ của ông ta có thể sớm nhận ra rằng ông chủ ngày càng thiếu sức sống của họ đang gây tổn hại đến lợi ích của họ – cũng như của nước Nga – hơn là bảo vệ họ.