2866. Vụ Nhà báo, Blogger Phạm Đoan Trang: ngày 4/11 xét xử, nhưng cáo trạng không nêu có nhận tội hay không

Đôi lời: chiều nay, có mấy báo đã đưa tin về bản Cáo trạng và ngày xét xử, báo Tuổi trẻ đưa nhiều thông tin nhất, song không nêu chi tiết quan trọng là cô Đoan Trang có nhận là mình có tội hay không.

Đây là vấn đề rất quan trọng trong tất cả các vụ án có tính chất “chính trị”, thường ít khi các báo đưa tin bị cáo “không nhận tội” hoặc “bác bỏ cáo trạng/ bản án”. Khi họ không viết là “nhận tội” thì có nghĩa là “không nhận tội”.

Riêng cá nhân tôi, từng đánh giá Đoan Trang là “một người đã dấn thân, hy sinh tuyệt đối cho lý tưởng của mình“, nên cũng tin là trước tòa cô sẽ không nhận tội.

Ngoài ra, vụ Đồng Tâm cũng không được trích dẫn trong báo khi đưa về bản Cáo trạng, dễ hiểu vì sao.

Đài Á châu Tự do RFA cũng đã đưa tin.

BS


Truy tố bị can Phạm Thị Đoan Trang về tội tuyên truyền chống Nhà nước

Tuổi trẻ

18/10/2021 17:33 GMT+7

TTO – Bà Phạm Thị Đoan Trang, 43 tuổi, bị Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội truy tố vì có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước.

Ngày 18-10, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ban hành cáo trạng truy tố bà Phạm Thị Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999”.

Bà Trang bị Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hà Nội phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp từ hồi tháng 10-2020.

Bà Đoan Trang được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo.

Cáo trạng và hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Dự kiến phiên tòa sẽ được mở vào ngày 4-11, do thẩm phán Chử Phương Ngọc làm chủ tọa.

Theo cáo trạng, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, bà Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Viện kiểm sát còn quy kết bị can Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước cũng như “phỉ báng chính quyền nhân dân”.

Cụ thể, bà Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam”.

Theo kết luận của Viện kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền “luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quá trình làm việc với cơ quan công an, bị can Đoan Trang xác nhận mình là tác giả của báo cáo nghiên cứu về luật tín ngưỡng, tôn giáo. Bị can Đoan Trang cùng nhóm tác giả viết báo cáo này bằng tiếng Anh, sau đó dịch ra tiếng Việt và đăng tải trên trang điện tử do mình lập ra.

Viện kiểm sát cáo buộc bị can Đoan Trang đã có hành vi trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA). Trong các bài phỏng vấn này, bà Trang có phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước”.

“Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, cáo trạng nêu.

Thân Hoàng


Liên quan:

11 comments

  1. […] Khi báo chí ở Việt Nam đưa tin, ngày 4/11 sẽ xét xử vụ Nhà báo-Blogger Phạm Đoan Trang, nhưng cáo trạng không nêu cô có nhận tội hay không. Trang mạng Ba Sàm có đôi lời: “Chiều nay, có mấy báo đưa tin về Cáo trạng và ngày xét xử, báo Tuổi trẻ đưa nhiều thông tin nhất, song không nêu chi tiết quan trọng là cô Đoan Trang có nhận là mình có tội hay không. Đây là vấn đề rất quan trọng trong tất cả các vụ án có tính chất “chính trị”, thường ít khi các báo đưa tin bị cáo “không nhận tội” hoặc “bác bỏ cáo trạng/ bản án”. Khi họ không viết là “nhận tội” thì có nghĩa là “không nhận tội”. Riêng cá nhân tôi, từng đánh giá Đoan Trang là “một người đã dấn thân, hy sinh tuyệt đối cho lý tưởng của mình“, nên cũng tin là trước tòa cô sẽ không nhận tội. […]

    Thích

  2. […] Khi báo chí ở Việt Nam đưa tin, ngày 4/11 sẽ xét xử vụ Nhà báo-Blogger Phạm Đoan Trang, nhưng cáo trạng không nêu cô có nhận tội hay không. Trang mạng Ba Sàm có đôi lời: “Chiều nay, có mấy báo đưa tin về Cáo trạng và ngày xét xử, báo Tuổi trẻ đưa nhiều thông tin nhất, song không nêu chi tiết quan trọng là cô Đoan Trang có nhận là mình có tội hay không. Đây là vấn đề rất quan trọng trong tất cả các vụ án có tính chất “chính trị”, thường ít khi các báo đưa tin bị cáo “không nhận tội” hoặc “bác bỏ cáo trạng/ bản án”. Khi họ không viết là “nhận tội” thì có nghĩa là “không nhận tội”. Riêng cá nhân tôi, từng đánh giá Đoan Trang là “một người đã dấn thân, hy sinh tuyệt đối cho lý tưởng của mình“, nên cũng tin là trước tòa cô sẽ không nhận tội. […]

    Thích

  3. […] Khi báo chí ở Việt Nam đưa tin, ngày 4/11 sẽ xét xử vụ Nhà báo-Blogger Phạm Đoan Trang, nhưng cáo trạng không nêu cô có nhận tội hay không. Trang mạng Ba Sàm có đôi lời: “Chiều nay, có mấy báo đưa tin về Cáo trạng và ngày xét xử, báo Tuổi trẻ đưa nhiều thông tin nhất, song không nêu chi tiết quan trọng là cô Đoan Trang có nhận là mình có tội hay không. Đây là vấn đề rất quan trọng trong tất cả các vụ án có tính chất “chính trị”, thường ít khi các báo đưa tin bị cáo “không nhận tội” hoặc “bác bỏ cáo trạng/ bản án”. Khi họ không viết là “nhận tội” thì có nghĩa là “không nhận tội”. Riêng cá nhân tôi, từng đánh giá Đoan Trang là “một người đã dấn thân, hy sinh tuyệt đối cho lý tưởng của mình“, nên cũng tin là trước tòa cô sẽ không nhận tội.” […]

    Thích

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.