2567. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham: Vụ rò rỉ phòng thí nghiệm COVID đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về chính trị hóa khoa học, về cuộc bầu cử năm 2020

Việc bác bỏ sớm và gần như hoàn toàn lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã đóng một vai trò nổi bật trong thất bại của Trump trong cuộc đua tổng thống năm 2020

FOX NEWS  by Sen. Lindsey GrahamPublished 16 hours ago

Ba Sàm lược dịch

Chúng ta biết rằng COVID-19 là nguy hiểm chết người, nhưng sau hơn 15 tháng nó làm thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, vẫn còn nhiều điều về COVID-19 mà chúng ta chưa được biết.

Nó đến trực tiếp từ thiên nhiên, từ một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, hay một số hỗn hợp của cả hai khả năng kia?

Khoa học có bị chính trị hóa không?

Tại sao các nhà khoa học Mỹ, nhiều người trong số họ không ngay lập tức nêu lên lo ngại về sự cố rò rỉ phòng thí nghiệm Vũ Hán, khi COVID-19 xâm nhập vào thế giới của chúng ta, trong lúc tích cực theo đuổi điều tra sâu hơn về mối quan ngại của họ?

Chúng ta càng tìm hiểu thì những câu hỏi này càng trở nên rắc rối hơn.

Theo nhiều cách, tình huống liên quan đến nguồn gốc và lời giải thích về COVID-19 khiến tôi cảm thấy nó tựa như hồ sơ Steele (hồ sơ về mối quan hệ Trump-Nga) hiện đã mất uy tín, từng được dùng làm cơ sở pháp lý cho cuộc điều tra của Mueller (Giám độc FBI) về Tổng thống Trump.

Trong hồ sơ Steele, các cựu nhân viên FBI là Lisa Page và Peter Strzok đã cố tình chọn theo đuổi một kết quả chứ không theo sát sự thật. Nếu họ tiến hành một cuộc điều tra hợp pháp, Page và Strzok sẽ nhanh chóng nhận ra hồ sơ Steele có khả năng là một chiến dịch thông tin sai lệch của Nga. Bằng cách đặt một kết quả lên hàng đầu – còn những sự thật thì bị coi là thứ chết tiệt – Page và Strzok đã dẫn dắt đất nước vào một cuộc rượt đuổi vô vọng (ngỗng hoang), mà cuối cùng chẳng đạt được gì ngoài việc làm xói mòn lòng tin vào FBI.

Có phải các nhà khoa học Mỹ đã noi theo cách làm của Page và Strzok nói trên, để truy kích một kết quả – tức là không có vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm của Trung Quốc – khi nói đến nguồn gốc của COVID-19?

Vào ngày 19 tháng 2 năm 2020, ngay khi bắt đầu đại dịch COVID-19, một nhóm 27 nhà khoa học nổi tiếng đã viết một lá thư đăng trên The Lancet, một tạp chí y khoa quốc tế, nơi họ lên tiếng chống lại “thuyết âm mưu” về nguồn gốc của COVID-19:

Các nhà khoa học viết: “Chúng tôi cùng nhau lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu cho rằng COVID-19 không có nguồn gốc tự nhiên. Các lý thuyết âm mưu không làm gì khác ngoài việc tạo ra nỗi sợ hãi, tin đồn và thành kiến ​​gây nguy hiểm cho sự hợp tác toàn cầu của chúng ta trong cuộc chiến chống lại loại virus này. Chúng tôi ủng hộ lời kêu gọi của Tổng giám đốc WHO để thúc đẩy bằng chứng khoa học và sự thống nhất trước thông tin sai lệch và phỏng đoán. Chúng tôi muốn bạn,  nhà khoa học và các chuyên gia y tế của Trung Quốc, biết rằng chúng tôi sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến chống lại loại virus này.

Bây giờ thì chúng ta đã biết rằng một trong những người đi đầu trong việc sắp đặt để có lá thư trên The Lancet là Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch của EcoHealth Alliance. Daszak là một cộng tác viên thân thiết với Viện Virus Vũ Hán và với điều tra viên chính của họ về virus dơi, Shi Zhengli (Thạch Chính Lệ), còn được gọi là “Người đàn bà dơi”.

Daszak đã nhận được tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc (NIH) để tiến hành nghiên cứu coronavirus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán, cũng như tài trợ thu được từ các nghiên cứu thao tác trình tự bộ gen dơi. Daszak là đại diện đơn lẻ duy nhất từ ​​Hoa Kỳ được Trung Quốc cho phép tham gia vào cuộc điều tra cực kỳ hạn chế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của COVID-19.

Một lá thư khác từ 5 nhà virus học trên tạp chí Nature Medicine, vào ngày 17 tháng 3 năm 2020, bổ sung cho bản tường thuật, rằng, “chúng tôi không tin rằng bất kỳ loại kịch bản nào về phòng thí nghiệm là hợp lý.

Tôi không còn nghi ngờ gì nữa, sự kết hợp giữa các nhà khoa học nổi tiếng phản đối lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, cùng với việc các quan chức từ Bộ Ngoại giao ngừng các yêu cầu bổ sung hồ sơ vụ việc này, đã đủ để trở thành hai trong số những sự kiện có hậu quả nhất trong chu kỳ bầu cử năm 2020.

Việc họ bị loại bỏ sớm và gần như hoàn toàn về lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã đóng một vai trò quan trọng cho việc đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc đua vào ghế tổng thống năm 2020.

Tại sao họ lại làm điều này – để tránh bất kỳ trách nhiệm nào mà họ có thể có, liên quan đến nghiên cứu hoặc rò rỉ trong phòng thí nghiệm Vũ Hán hay sao? Ngoài ra, còn có những lo ngại rằng họ không muốn chứng minh tuyên bố của Tổng thống Trump là đúng, rằng nguồn gốc của COVID-19 là những rò rỉ trong phòng thí nghiệm Vũ Hán? Nếu họ tin tưởng vào cáo buộc này, thì toàn bộ tiến trình, sắc thái và trọng tâm của cuộc bầu cử năm 2020 đã chuyển hướng rất nhanh rồi.

Nếu COVID-19 xuất hiện là do rò rỉ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, thì câu hỏi hàng đầu từ tâm trí các cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020 sẽ là, ai sẽ đứng lên chống lại Trung Quốc. Ứng cử viên nào sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra bệnh dịch COVID-19 trên thế giới?

Người Mỹ sẽ yêu cầu một đường lối cứng rắn hơn chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc và sẽ tìm kiếm một tổng tư lệnh để lãnh đạo cuộc tấn công dữ dội này. Không có nghi ngờ gì trong tâm trí của tôi, điều này sẽ có lợi cho Tổng thống Trump nhiều hơn cho Joe Biden.

Tuy nhiên, thay vì xác thực mối quan tâm của Tổng thống Trump, thì việc các nhà khoa học sớm gạt bỏ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã tạo ra một câu chuyện, rằng Tổng thống Trump đã không hiểu vấn đề và truyền bá các thuyết âm mưu của cánh hữu. Đó là một câu chuyện mà giới tinh hoa truyền thông, những người căm ghét Tổng thống Trump trong niềm đam mê cháy bỏng, quá là vui mừng để giúp nó lan truyền rộng rãi.

Khi nhiều sự kiện được đưa ra ánh sáng, chúng ta đang biết rằng có vẻ như khoa học đã bị tổn thương, và có thể đã có một bộ phận khoa học đóng vai trò như “Nhà nước Ngầm” (‘Deep State’), đặt ra một kết quả – bác bỏ lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm – lên trên nền khoa học.

Giờ đây, chúng ta biết là các nhà khoa học khác đã ngay lập tức bày tỏ mối quan ngại rằng COVID-19 là kết quả của một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Mối quan tâm của họ được chuyển đến các quan chức hàng đầu trong chính phủ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về vấn đề virus này. Tuy nhiên, những lo ngại đó đã được thừa nhận, và sau đó lại bị bác bỏ.

 Có phải loạt câu hỏi nghi vấn này đã bị chặn đứng, vì nó sẽ xác thực các tuyên bố của Tổng thống Trump là khả tín? Có phải các nhà khoa học đang che đậy sự sơ suất của họ về mối quan hệ của Hoa Kỳ và việc tài trợ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán? Nó có phải là một hỗn hợp của cả hai lý do kia? Hay là cả hai đều sai?

Chúng ta không biết tất cả các câu trả lời, nhưng chúng ta càng tìm hiểu về những ngày đầu của đại dịch, thì càng có nhiều câu hỏi được đặt ra.

Một số nhà khoa học ban đầu cho biết đây là vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm, khi cho rằng nguồn gốc của COVID-19 cần được xem xét lại và cần tiến hành điều tra thêm. Tôi đồng ý.

Với hơn 600.000 người Mỹ và hơn 3,7 triệu người trên toàn cầu đã chết do COVID-19, chúng ta xứng đáng để có câu trả lời.

Về tác giả: Lindsey Olin Graham (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1955), là một luật sư và chính trị gia người Mỹ đang giữ chức vụ thượng nghị sĩ cấp cao Hoa Kỳ từ Nam Carolina, từ năm 2003, đảng Cộng hòa, chủ tịch Ủy ban Thượng viện về Tư pháp từ năm 2019 đến năm 2021 (Wikipedia)

18 comments

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.